HÀI HƯỚC CŨNG CẦN NGUYÊN TẮC

30/08/2021

(Nguồn: cuốn sách “Hài Hước một chút thế giới sẽ khác đi”)

  1. Có một tâm lý lành mạnh, lạc quan, tích cực: Muốn hài hước đầu tiên chúng ta phải có một tâm thế thoải mái, vui vẻ, bởi sự hài hước chỉ đến khi chúng ta có một thể chất khỏe mạnh, một tâm hồn luôn nhạy bén, sắc sảo với cuộc đời. Hài hước giúp chúng ta vui khỏe, sống có ích mỗi ngày không những vậy hài hước còn giúp chúng ta nâng cao khả năng giao tiếp và có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Khi chúng ta cảm thấy thoải mái, tự tin là lúc chúng ta cảm thấy mình có thể nhạy bén, nhanh nhẹn trong công việc.
  2. Nhìn nhận thế giới từ góc độ thú vị: Hài hước tức là nhìn ngược thế giới, muốn duy trì sự hài hước thì bản thân chúng ta phải có cái nhìn cởi mở, tư duy tích cực luôn lạc quan trước mọi biến động cuộc sống, giữ tâm thế vững vàng trước những khó khăn thử thách không thối chí, nản lòng vì những biến cố xảy ra trong cuộc sống hoặc không quá lạc quan tích cực khi mọi việc đang trôi chảy, thuận lợi. Nhìn nhận thế giới từ góc độ thú vị bản thân chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái, vui tươi độc đáo và khác biệt. Nếu cứ giữ góc nhìn theo lối mòn như tất cả mọi người thường làm thì chúng ta sẽ hòa lẫn vào sống đông và sự nhàm chán sẽ lấn lướt khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi và buồn tẻ trước cuộc sống này.
  3. Trí nhớ và khả năng phản ứng tốt: hài hước không tự nhiên mà có thực ra nó cần quá trình học hỏi và rèn luyện, muốn hài hước thì cần phải học tập và có thời gian khổ luyện: Người hài hước thường nhanh trí trong việc hóa giải những tình huống khó khăn, nguy hiểm bằng những cách sáng tạo và chu toàn. Họ luôn thích nghi nhanh với những tình huống xảy ra trong cuộc sống, biến xoay chuyển tình thế và linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt những người hài hước có trí nhớ tốt và nhanh nhẹn trong việc xử lý các vấn đề, khiến người khác cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
  4. Lùi một bước để tiến hai bước, biết nhường nhịn người khác: Người hài hước là người biết nhìn xa trông rộng, khi gặp tình huống khó khăn, trắc trở người hài hước luôn biết cách xử lý vấn đề và biết nhường nhịn với những người khác, họ có trách nhiệm với những điều mình làm và không đổ lỗi cho những người khác. Đứng trước một tình huống khó khăn người hài hước luôn là người làm dịu bầu không khí căng thẳng và tiếp thêm gia vị tích cực khiến không khí trở nên vui tươi, mới lạ, và cuốn hút. Bản thân người hài hước phải là người nhẫn nhịn tốt và luôn có thái độ tích cực, lạc quan khi xử lý và giải quyết vấn đề. Hài hước thể hiện sự chân thành, rộng lượng và tâm địa hiền lành, lương thiện của con người, đồng thời đó cũng là một hành động văn minh được con người sáng tạo ra để ứng phó với những tình huống khó khăn trong cuộc sống
  5. Hiểu rõ liều lượng của hài hước: hài hước cũng phải có chừng mực và đủ liều lượng, hài hước không phải là kĩ năng lòe bịp, mà là biểu hiện của trí tuệ và tình cảm, là một môn khoa học và cũng là một môn nghệ thuật.
    Muốn tạo nên không khí vui vẻ, thì mỗi người phải có sự hài hước và biết cách sử dụng sự hài hước vừa đủ để không làm tổn thương người khác và khiến cho mối quan hệ trở nên bền vững và lâu dài, vì thế liều lượng của sự hài hước cần chú ý những điểm sau:
  • Nói đùa tùy vào đối tượng
  • Quan sát tâm trạng của đối phương
  • Nội dung nói đùa phải lành mạnh, tao nhã
  • Khi nói đùa với người lớn tuổi hay ít tuổi hơn không nên quá trớn
  • khi đùa với người tàn tật cần tế nhị
  • khi ở riêng với bạn khác giới, không nên nói đùa
  • không chen vào đùa cợt khi người khác đang nói chuyện
  • không sa sầm mặt khi đùa với người khác
  • đừng suốt ngày nói đùa với đồng nghiệp
  • đừng cho rằng trêu chọc người khác chỉ là đùa vui, có thiện ý
  • chú ý hành vi khi nói đùa.
    Tất cả những nguyên tắc trên là cần thiết và đủ liều lượng để sự hài hước khiến mọi người dễ chịu và không cảm thấy mệt mỏi hay chán nản.


“Hài hước là sự thâm thúy nhẹ nhàng, nở một nụ cười bỡn cợt trước những nông cạn của đời”.

6. Tôn trọng là tiền đề của hài hước: Làm bất cứ việc gì cũng phải tôn trọng người khác, dù hài hước nhưng chúng ta không thể thiếu tôn trọng người khác. Nếu chúng ta dùng sự hài hước như một mũi tên để xúc phạm người khác tức là chúng ta đang tự xúc phạm chính mình khiến mình mệt mỏi, và gây thù chuốc oán với những người khác khi đó cách nhìn của người khác đối với chúng ta chỉ là xem thường và khinh bỉ. Và bản thân chúng ta đang thiếu sự tôn trọng chính mình.
Hài hước phải được đặt tiền đề là sự tôn trọng lẫn nhau chứ không phải là đùa một cách tùy tiện, nó biểu hiện của một loại tri thức, tư tưởng, trí tuệ, khi đã xác định được mức độ phù hợp thì sẽ giúp lời nói đùa đạt hiệu quả cao nhất.

7. Có một trái tim ngây thơ, hồn nhiên: Hài hước là ngôn ngữ của một trái tim ngây thơ, trong sáng. Không phải tất cả mọi người đều hài hước, nhưng chỉ cần bạn có sự hồn nhiên, ngây thơ như những đứa trẻ thì cũng đã đủ để làm một người hài hước rồi.
Sự hài hước là một trong những công cụ hỗ trợ chúng ta trong cuộc sống, nhưng muốn hài hước thành công thì bản thân chúng ta phải xuất phát từ trái tim chân thành và một tấm lòng không vụ lợi, hơn thế nữa hài hước sẽ đem lại cho chúng ta nhiều gia vị của cuộc sống khiến chúng ta luôn vui vẻ và hạnh phúc, hài lòng với cuộc đời hiện tại của mình. Có những lúc bạn bi quan chán nản, hay bế tắc thì bạn cần rèn luyện cho mình một trái tim sắt đó bằng sự hài hước của chính mình có như vậy thì chúng ta mới có thêm động lực sống mỗi ngày và chúng ta cảm thấy mình hữu ích giữa cuộc đời còn nhiều chông gai, thử thách này.

8. Nói một cách uyển chuyển tế nhị: Lời nói thực sự rất quan trọng vì thế cần phải lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, hơn thế nữa lúc nói cần xen lồng sự hài hước vào với nhau để có thể tạo nên không khí vui vẻ, lạc quan tích cực. Người khéo ăn nói sẽ có được cả thiên hạ, sẽ khiến mọi người trầm trồ, khâm phục, khéo ăn nói cộng thêm khiếu hài hước sẽ khiến cho những dự định còn dang dở của bạ càng thêm trôi chảy và trôi qua nhẹ nhàng hơn. Lời nói vừa lòng người nghe sẽ khiến cho công việc của bạn thuận lợi trôi chảy.
Hài hước là dầu bôi trơn cho các mối quan hệ giao tiếp. Có những lúc, việc vận dụng sự hài hước một cách uyển chuyển, tế nhị để biểu đạt sự bất mãn đối với đối phương cũng là một giải pháp không tồi.

9. Vòng vo một chút hiệu quả sẽ tốt hơn: Ở đời này, cái gì thẳng quá cũng không nên vì vậy nên đề cập vấn đề một cách khéo léo, khôn ngoan và sự hài hước là một trong những thứ vũ khí mạnh mẽ để có thể đạt hiệu quả trong giao tiếp, người biết hài hước là người có chỉ số EQ cao và khiến cho người khác luôn cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng. Chính sự nhẹ nhàng thoải mái đó chính là bí mật là cây cầu dẫn đến thành công trong các cuộc nói chuyện, đàm phán. Vì thế người hài hước phải là người vô cùng tinh tế và khéo léo hơn nữa còn phải là người biết kiên nhẫn lắng nghe nếu không cuộc đàm phán sẽ thất bại và rất tẻ nhạt.

6.

Trí tuệ được cộng điểm nhờ sự hài hước: Hài hước là một biểu hiện của trí tuệ. Người hài hước đi đâu cũng được mọi người yêu mến và chào đón, không những thế hài hước còn giúp hóa giải rất nhiều xung đột khiến cho cuộc sống bớt căng thẳng ngột ngạt, và vượt qua những tình huống khó xử, khiến cho mối quan hệ giữa người với ngườu trở nên thoải mái và bớt căng thẳng hơn, hơn nữa hài hước còn khiến chúng ta yêu đời, yêu cuộc sống này hơn bao giờ hết.
Sức mạnh của sự hài hước vô cùng to lớn, nhưng hài hước vẫn cần có trí tuệ, nếu không rất dễ trở nên dung tục. Thứ chúng ta thiếu không phải là ý muốn trở nên hài hước mà là trí tuệ để tạo nên sự hài hước. Bởi vậy, hãy để trí tuệ cộng điểm cho sự hài hước của bạn. chúng ta nên rèn luyện sự hài hước mỗi ngày để cuộc đời trở nên thú vị và vui vẻ hơn

Visits: 5

Trả lời