Lòng trắc ẩn, TÂM LÝ HỌC

6 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI

6 DẤU HIỆU CHO THẤY BẠN ĐANG TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI Hương Kunkuns - Người đồng hành từ trái tim

6 Signs You’re in a Toxic Relationship
Một mối quan hệ độc hại xảy ra khi một hoặc cả hai người đề cao tình yêu hơn những thứ cấu thành một mối quan hệ lành mạnh: sự tôn trọng, niềm tin và thiện ý. Mối quan hệ độc hại tồn tại ở nhiều dạng. Có những dấu hiệu bạn có thể dùng để lật tẩy nó nhưng rất nhiều người chọn phớt lờ hoặc tệ hơn, nghĩ rằng đây là dấu hiệu của một mối quan hệ lành mạnh.
A toxic relationship occurs when one or both people are prioritizing love over the three core components of a healthy relationship: respect, trust, and affection. Toxic relationships can take on a few different forms, but I’ve found a number of telltale signs of bad relationships that many people either ignore or, worse, think are actually signs of a healthy relationship.
Dưới đây là sáu xu hướng phổ biến nhất trong các mối quan hệ mà nhiều cặp đôi cho là lành mạnh và bình thường nhưng thực chất lại là những hành vi độc hại.
Below are six of the most common tendencies in relationships that many couples think are healthy and normal but are actually toxic behaviors and harming what you hold dear.
1. Mối quan hệ hơn thua/ The Relationship Scorecard
Đó là gì: Khi người bạn đang hẹn hò liên tục đổ lỗi cho bạn bởi những sai lầm trong quá khứ. Nếu cả hai người đều làm như vậy thì đây được coi là “mối quan hệ hơn thua”, khi nó biến thành một trận chiến phân định ai tồi tệ hơn, để rồi quyết định xem người nào là kẻ mắc nợ.
Vì sao nó độc hại: Bạn không chỉ làm chệch hướng vấn đề hiện tại bằng cách tập trung vào lỗi lầm quá khứ, mà còn đào cảm giác tội lỗi và cay đắng trước đây lên để khiến đối phương thấy tồi tệ. Nếu điều này kéo dài đủ lâu, cả hai rồi sẽ dành tất cả năng lượng vào việc chứng minh ai là kẻ ít tội lỗi hơn, thay vì giải quyết vấn đề hiện tại.
Why It’s Toxic: Not only are you deflecting the current issue by focusing on previous wrongs, but you’re ginning up guilt and bitterness from the past to manipulate your partner into feeling bad in the present. If this goes on long enough, both partners eventually spend most of their energy trying to prove that they’re less culpable than the other, rather than solving what caused the present issue.
Nên làm gì: Giải quyết những vấn đề một cách độc lập trừ khi chúng thật sự liên quan đến nhau. Đừng cố đào bới quá khứ. Bạn cần hiểu rằng khi chọn ở bên một người nghĩa là bạn chấp nhận sống chung với quá khứ của họ. Phủ nhận chúng đồng nghĩa với không chấp nhận nửa kia của mình. Nếu điều khiến bạn không hài lòng đã diễn ra một năm trước, bạn nên giải quyết chúng vào lúc đó.
What To Do Instead: Deal with issues individually unless they are legitimately connected. Don’t bring it up. It’s crucial to understand that by choosing to be with your significant other, you are choosing to be with all of their prior actions and behaviors. If you don’t accept those, then ultimately, you are not accepting your partner. If something bothered you that much a year ago, you should have dealt with it a year ago.
2. “Bóng gió” và gây hấn thụ động
Dropping “Hints” and Other Passive-Aggression

Đó là gì: Thay vì nói thẳng, một trong hai người cố gắng khiến người kia phải tự hiểu. Thay vì nói ra thứ khiến bạn khó chịu, bạn làm những điều vụn vặt để chọc giận họ, để rồi cảm thấy mình có lý khi phàn nàn.
What Is It?: Instead of saying something outright and out loud, a partner tries to nudge the other in the right direction of figuring it out. Instead of saying what’s actually upsetting you, you find small and petty ways to piss your partner off, so you’ll then feel justified in complaining to them.
Vì sao nó độc hại: Nó thể hiện rằng cả hai không thoải mái để giao tiếp một cách cởi mở và rõ ràng. Một người chẳng có lý do gì để đi gây hấn thụ động nếu họ cảm thấy an toàn để bộc lộ cơn giận và sự bất an. Một người chẳng bao giờ cần phải “bóng gió” nếu họ nghĩ rằng mình sẽ không bị đánh giá hoặc chỉ trích khi nói thật.
Why It’s Toxic: Because it shows that you two are not comfortable communicating openly and clearly. A person has no reason to be passive-aggressive if they feel safe expressing anger or insecurity within a relationship. A person will never feel a need to drop “hints” if they feel like they won’t be judged or criticized for honesty.
Nên làm gì: Nói ra cảm xúc và nguyện vọng của mình một cách cởi mở. Và làm rõ rằng người kia không nhất thiết phải chịu trách nhiệm hoặc bị trói buộc vào những cảm xúc ấy, bạn chỉ mong muốn được họ ủng hộ. Nếu yêu bạn, họ sẽ cho bạn điều ấy.
What To Do Instead: State your feelings and desires openly. And make it clear that the other person is not necessarily responsible or obligated to those feelings, but that you’d love to have their support. If they love you, they’ll almost always be able to offer that support.
3. Sử dụng mối quan hệ như một con tin
Holding the Relationship Hostage

Đó là gì: Khi một người chỉ trích, phàn nàn và hăm dọa người kia bằng cách sử dụng mối quan hệ. Chẳng hạn, nếu họ cảm thấy bạn đang lạnh nhạt với họ, thay vì nói “Anh cảm giác thỉnh thoảng em lạnh nhạt với anh”, họ sẽ nói “Anh không thể hẹn hò với người lúc nào cũng lạnh nhạt với mình”.
What Is It?: When one person has a simple criticism or complaint and blackmails the other person by threatening the commitment of the relationship as a whole. For instance, if someone feels like you’ve been cold to them, instead of saying, “I feel like you’re being cold sometimes,” they will say, “I can’t date someone who is cold to me all of the time.”
Vì sao nó độc hại: Đây là khởi đầu của tấn bi kịch không cần thiết. Ngay cả những trục trặc nhỏ nhất cũng dẫn đến khủng hoảng trong mối quan hệ. Hai người nên biết rằng mình có thể trao đổi suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực một cách an toàn mà không cần phải đe dọa tương lai của mối quan hệ. Thiếu đi tự do để thành thật, cảm xúc và suy nghĩ của cả hai sẽ bị đè nén. Điều này sẽ tạo nên môi trường thiếu niềm tin và độc hại.
Why It’s Toxic: Holding the relationship hostage amounts to emotional blackmail and creates tons of unnecessary drama. Even the smallest hiccup in the flow of the relationship results in a perceived commitment crisis. It’s crucial for both people in a relationship to know that negative thoughts and feelings can be communicated safely without it threatening the entire future of the relationship. Without that freedom to be honest, a couple will suppress their true thoughts and feelings leading to the creation of an environment of distrust and manipulation.
Nên làm gì: Cũng ổn thôi nếu bạn khó chịu với đối phương hoặc không thích một điểm gì đó ở họ. Nhưng hãy hiểu rằng cam kết với một người không đồng nghĩa với việc bạn luôn thích họ. Bạn có thể hết lòng với họ nhưng thỉnh thoảng vẫn khó chịu và tức giận. Góp ý mà không phán xét hoặc đe dọa sẽ củng cố mối quan hệ về lâu dài.
What To Do Instead: It’s fine to get upset at your partner or to not like something about them—that’s called being a normal human being. But understand that committing to a person and always liking a person are not the same thing. You can be eternally devoted to someone yet actually be annoyed or angered by them once in a while. On the contrary, two partners who are capable of communicating feedback and criticism without judgment or blackmail will strengthen their commitment to one another in the long run.
4. Đổ lỗi cho đối phương về cảm xúc của bạn
Blaming Your Partner for Your Own Emotions

Đó là gì: Bạn có một ngày tồi tệ nhưng nửa kia lại không mấy cảm thông – có thể họ đang có một cuộc gọi về công việc hoặc phân tâm khi bạn ôm họ. Bạn muốn nằm lì cả ngày ở nhà để xem phim cùng nhau nhưng nửa kia đã có kế hoạch đi chơi với bạn bè. Bạn thấy bản thân bị xúc phạm bởi sự thiếu nhạy cảm của đối phương. Bạn chẳng bao giờ yêu cầu một sự ủng hộ về mặt tinh thần, nhưng đối phương cũng nên tự biết cách làm bạn cảm thấy tốt hơn chứ.
What Is It?: Let’s say you’re having a crappy day and your partner isn’t exactly being super sympathetic or supportive about it—maybe they’ve been on the phone all day with some people from work, or they got distracted when you hugged them. You want to lie around at home together and just watch a movie tonight, but your partner has plans to go out and see friends.
As your frustration with your day—and your partner’s reaction to it—increases, you find yourself lashing out for being so insensitive and callous toward you. Sure, you never asked for emotional support, but your partner should just instinctually know to make you feel better.
Vì sao nó độc hại: Đổ lỗi cho nửa kia bởi cảm xúc của mình là ích kỷ và là ví dụ điển hình của sự kém cỏi trong việc duy trì ranh giới cá nhân. Khi bạn thiết lập một tiền lệ trong việc đối phương phải chịu trách nhiệm cho cảm xúc của mình mọi lúc (và ngược lại), mối quan hệ sẽ trở nên phụ thuộc. Khi một người không vui, mong muốn của người còn lại bị gạt đi bởi nghĩa vụ phải khiến đối phương cảm thấy tốt hơn.
Vấn đề lớn nhất của khuynh hướng phụ thuộc là chúng nuôi dưỡng sự căm phẫn. Tôi biết, nếu bạn gái tôi bực dọc chỉ vì cô có một ngày chẳng ra sao và cần sự chú ý, điều đó cũng dễ hiểu. Nhưng nếu nó trở thành sự kỳ vọng rằng cuộc đời tôi chỉ xoay quanh sức khỏe tinh thần của cô, tôi sẽ trở nên bất mãn và bị lôi kéo bởi cảm xúc của cô ấy.
Why It’s Toxic: Blaming our partners for our emotions is selfish and a classic example of the poor maintenance of personal boundaries. When you set a precedent that your partner is responsible for how you feel at all times (and vice-versa), this can easily lead to a codependent relationship. Everything—even down to reading a book or watching TV—must be negotiated. When someone begins to get upset, all personal desires go out the window because now you have to make each other feel better.
The biggest problem about codependent tendencies is that they breed resentment. Sure, if my girlfriend gets mad at me once in a while because she’s had a shitty day and is frustrated and needs attention, that’s understandable. But if it becomes an expectation that my life revolves around her emotional well-being at all times, then I’m soon going to become very bitter and even manipulative towards her feelings and desires.
Nên làm gì: Chịu trách nhiệm cho cảm xúc của chính bạn và kỳ vọng rằng đối phương cũng như vậy. Có một sự khác biệt tuy nhỏ nhưng quan trọng giữa việc hỗ trợ đối phương và bị trói buộc bởi họ. Bất kỳ hy sinh nào cũng nên xuất phát từ sự tự nguyện chứ không nên là kỳ vọng. Khi bạn phải chịu trách nhiệm về tâm trạng của nhau, nó sẽ khiến cả hai mong muốn che giấu cảm xúc thật của mình và thao túng người kia.
What To Do Instead: Take responsibility for your own emotions and expect your partner to be responsible for theirs in turn. There’s a subtle yet important difference between being supportive of your partner and being obligated to your partner. Any sacrifices should be made by choice and not because that’s what’s expected. As soon as both people in a relationship become responsible for each other’s moods and downswings, it gives them both an incentive to hide their true feelings and manipulate one another.
5. Cho rằng phải yêu thì mới ghen
Displays of “Loving” Jealousy

Đó là gì: Bực mình khi đối phương nói chuyện, tiếp xúc, gọi điện, nhắn tin, đi chơi với người khác. Sau đó thì trút giận và cố gắng kiểm soát hành động họ. Điều này dẫn đến những hành vi mất trí như hack vào tài khoản email, đọc trộm tin nhắn hoặc thậm chí bám theo nửa kia.
What Is It?: Getting pissed off when your partner talks, touches, calls, texts, hangs out, or sneezes in the general vicinity of another person and then proceeding to take that anger out on your partner and attempt to control their behavior. This often leads to insane behaviors such as hacking into your partner’s email account, looking through their text messages while they’re in the shower, or even following them around town and showing up unannounced.
Vì sao nó độc hại: Tôi bất ngờ rằng nhiều người lại coi đây là cách để thể hiện tình yêu. Nếu nửa kia của bạn không có chút ghen tuông điều đó đồng nghĩa với việc họ không yêu bạn đủ. Điều này thật điên rồ. Thay vì tình yêu, nó chỉ là hành động kiểm soát và thao túng. Truyền đi thông điệp về sự thiếu tin tưởng sẽ tạo nên mối bất hòa không cần thiết. Tệ hơn cả, đó là một sự hạ thấp. Nếu đối phương không thể tin tưởng việc tôi tiếp xúc với những người phụ nữ khác, điều đó đồng nghĩa với việc cô ấy cũng chẳng tin tôi.
Why It’s Toxic: It surprises me that some people describe this as some sort of display of affection, figuring, incorrectly, that if their partner isn’t jealous then that somehow means they don’t love them enough.
This is absolutely clownshit crazy. Rather than being loved enough, it’s actually just controlling and manipulative. And by transmiting a message of a lack of trust in the other person, it creates unnecessary drama and discord. Worst of all, it’s demeaning. If my partner cannot trust me to be around other attractive women by myself, then it implies that she believes me.
Nên làm gì: Hãy đặt trọn niềm tin vào đối phương. Tôi biết điều này cực đoan, bởi ghen tuông là một phản ứng rất tự nhiên. Nhưng ghen tuông quá mức và kiểm soát là dấu hiệu của việc bạn không cảm thấy mình xứng đáng. Bạn nên học cách đối mặt với nó thay vì ép uổng nửa kia. Bằng không, bạn đang đẩy họ rời xa mình.
What To Do Instead: Completely trust your partner. It’s a radical idea, I know, because some jealousy is natural. But excessive jealousy and controlling behaviors are signs of your own feelings of unworthiness, and you should learn to deal with them and not force them onto those close to you. Without fixing that jealousy, you are only going to push your partner away.
6. Giải quyết bất đồng bằng vật chất
Buying the Solutions to Relationship Problems

Đó là gì: Cứ mỗi khi mâu thuẫn xảy đến trong mối quan hệ, thay vì giải quyết bạn lại che đậy nó bằng cách mua những thứ đẹp đẽ hoặc chuyến du lịch đắt tiền.
What Is It?: Whenever a major conflict or issue comes up in a relationship, instead of solving it, you cover it up with the excitement and good feelings that come with buying something nice or going on a trip somewhere.
Vì sao nó độc hại: Nó không chỉ là việc bạn lùa đống rác trong phòng xuống gầm giường, mà còn thiết lập một tiền lệ không lành mạnh trong mối quan hệ. Đây không phải là vấn đề của riêng giới nào, nhưng tôi sẽ dùng một ví dụ “truyền thống” dựa trên giới tính để giải thích.
Hãy tưởng tượng mỗi khi một người phụ nữ nổi giận với bạn trai/chồng mình, anh ta lại “giải quyết” vấn đề bằng cách mua quà hoặc dẫn cô đến nhà hàng đắt tiền. Điều này không những vô thức cho cô thêm động cơ để nổi giận với anh, mà còn khiến anh mất đi động lực để chịu trách nhiệm cho các vấn đề trong mối quan hệ.
Why It’s Toxic: Not only does buying stuff brush the real problem under the rug (where it will always re-emerge, and even worse the next time), but it sets an unhealthy precedent within the relationship. This is not a gender-specific problem, but I will use the “traditional” gendered situation as an example.
Let’s imagine that whenever a woman gets angry at her boyfriend/husband, the man “solves” the issue by buying the woman a gift or taking her to a fancy restaurant. Not only does this give the woman unconscious incentive to find more reasons to be upset with the man, but it also gives the man absolutely no incentive to actually be accountable for the problems in the relationship. What’s the result of all this? A checked-out husband who feels like an ATM, and an incessantly bitter woman who feels unheard.
Nên làm gì: Đối diện với vấn đề. Nếu bạn không tin tưởng đối phương, cảm thấy bị phớt lờ hay không được biết ơn, hãy trao đổi về những cảm xúc đó với họ. Chẳng có gì sai với việc chuộc lỗi với nửa kia sau một trận cãi vã để thể hiện sự kết nối, ăn năn hoặc khẳng định tình cảm. Nhưng đừng nên sử dụng vật chất để thay cho việc giải quyết vấn đề tiềm ẩn trong cảm xúc. Quà tặng và những chuyến du lịch được coi là xa xỉ bởi vì một lý do – bạn chỉ quý trọng chúng khi mọi thứ khác đều đã tốt đẹp. Nếu dùng chúng để che đậy vấn đề của mình, bạn đang tạo ra những vấn đề khác còn lớn hơn nhiều.

What To Do Instead: Deal with the problem. Trust was broken? Talk about what it will take to rebuild it. Someone feels ignored or unappreciated? Talk about ways to restore those feelings of appreciation. Communicate!
There’s nothing wrong with doing nice things for a significant other after a fight to show solidarity, regret, or to reaffirm the commitment. But one should never use gifts or fancy things to replace dealing with the underlying emotional issues. Gifts and trips are called luxuries for a reason—you only get to appreciate them when everything else is already good. If you use them to cover up your problems, then you will find yourself with a much bigger problem down the line.

Hits: 8

Được gắn thẻ

Trả lời