Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: Lòng trắc ẩn

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    Nếu anh yêu một cô gái như em…

    Nếu anh yêu một cô gái “khó hiểu” như em…

    Thì thỉnh thoảng anh sẽ bận lòng em quá lạnh lùng, quá lí trí, ích kỷ, chỉ biết đến bản thân mình. Thế nhưng anh hãy hiểu, trái tim của em rất nhỏ, nếu anh đã bước được vào rồi, thì chỉ chứa riêng mình anh.
    Cô gái như em, không hay thốt ra những lời mật ngọt, không hay dành những điều lãng mạn, cô ấy có thể giả vờ chẳng để ý, chẳng quan tâm anh, nhưng mỗi câu nói của anh cô ấy đều nhớ, mỗi điều anh làm cô ấy đều chẳng quên, rồi sau đó lặng lẽ làm những điều thầm kín cho anh mà đôi lúc anh không hề hay biết. Tình yêu của em, không vĩ đại như biển, mà giống như suối, bền bỉ và kiên nhẫn.

    Nếu anh yêu một cô gái “ngốc nghếch” như em…

    Đôi lúc anh sẽ chạnh lòng khó chịu khi em nhớ về người cũ. Em hoài cổ, thường hay nghĩ nhiều về quá khứ, anh cũng biết mà.
    Em rất khó dành tình cảm cho một ai đó, vậy nên càng khó khăn hơn khi em buộc phải quên đi người ấy. Nhưng, “ nhớ” không có nghĩa là còn yêu, đúng không? Em nhớ về người cũ, đơn giản chỉ để nhìn lại bản thân trong quá khứ, để mà trân trọng tình cảm hiện tại, trân trọng tình yêu của anh nhiều hơn nữa mà thôi.

    Nếu anh yêu một cô gái như em
    Nếu anh yêu một cô gái “vô tâm” như em…

    Đôi khi anh sẽ phải tức giận phát điên vì những bận rộn trong đời thường của cô ấy. Cuộc sống của em vốn dĩ đã có rất nhiều màu sắc trước ngày anh đến, nên em không thể gạt bỏ mọi thứ chỉ để quẩn quanh bên anh.
    Hãy hiểu cho em nhé. Không phải em bỗng dưng quên mất anh đâu, mà đôi khi em muốn dành khoảng trời riêng cho chính mình, và cho cả anh nữa mà thôi.

    Nếu anh yêu một cô gái “đa cảm” như em…

    Hãy ở bên cạnh khi em im lặng. Cô gái như em, không muốn người khác thấy nỗi đau của mình, mà luôn rơi lệ một mình khi không còn ai cả.
    Anh từng nói rằng, em luôn đè nén tình cảm của mình xuống tận đáy lòng, luôn cho rằng bản thân có thể chịu đựng, nghĩ mình quá kiên cường. Nhưng thật ra những lúc ấy, anh biết, em thực sự muốn có người ở bên cạnh, không cần nói gì cả, chỉ cần cho em tựa vai vào để vơi bớt những thương tổn sâu kín trong lòng.

    Nếu anh yêu một cô gái đã chằng chịt vết thương như em…

    Làm ơn hãy kiên nhẫn. Em không muốn anh khổ sở, cũng không muốn bản thân mình khổ sở, nếu cứ lao vào tình yêu như một con thiêu thân giống những ngày trước.
    Vậy nên, hãy kiên nhẫn đợi chờ, cho em thời gian để có thể vượt qua mọi thứ. Cô gái như em, quá cầu toàn, nên khi yêu cũng muốn yêu anh theo cách hoàn hảo nhất có thể. Em muốn đến với anh khi không còn xước xát, khi đã vui vẻ lạc quan trở lại, chứ không phải yêu anh, rồi yêu luôn cả nỗi đau dài trong quá khứ.

    Yêu, từ này với em mà nói, quá trân quý, không thể dùng bất cứ lời lẽ nào để diễn đạt. Nhưng một khi nói ra, nghĩa là anh đã trở thành điều bất ngờ tuyệt vời nhất mà em có được, mà em trân trọng.
    Nếu anh yêu một cô gái em, đừng chỉ là người yêu, hãy là một người bạn thân, là anh trai, là người lớn, bao dung cho cô ấy.

    Em biết, có thể là vô lí, có thể đòi hỏi của em quá nhiều, nhưng em tin rằng anh sẽ thấu hiểu và chấp nhận em, người con gái yêu anh và coi anh là duy nhất trong lòng của cô ấy.

    Hits: 1

    Marketing và Sales – 2 mặt của 1 đồng tiền

    Marketing và Sales (bán hàng) là 2 hoạt động vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp, nó được xem như 2 mặt của 1 đồng tiền, nếu thiếu bên nào thì đồng tiền cũng không còn giá trị.

    Thế nhưng, ở hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay, từ quy mô siêu nhỏ đến quy mô lớn đều mắc phải “lỗi” là hai bộ phận Marketing và Sales thiếu gắn kết, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Hai bên cứ mãi ở 2 đầu “chiến tuyến”. Và rồi chi phí thì tốn kém mà hiệu quả lại rất thấp.

    Nhiều người xem sales (tạm dịch là bán hàng) là một hoạt động độc lập, tách rời khỏi Marketing. Và trong thực tế, hầu như ở các doanh nghiệp lớn, phòng sales độc lập với phòng Marketing, nhân viên sales không thuộc phòng Marketing và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức của nhiều công ty lớn mà tôi từng làm việc hoặc có quan hệ, kể cả công ty nước ngoài lẫn công ty Việt Nam, có hai khối (hay phòng) độc lập với hai chức danh Giám đốc hay trưởng phòng độc lập là Giám đốc (hay Trưởng phòng) Marketing và giám đốc hay trưởng phòng bán hàng. Họ làm việc và phối hợp với nhau một cách “ngang hàng” và bình đẳng trong cơ cấu tổ chức, và cùng báo cáo cho CEO hay Tổng giám đốc.

    Một số công ty thì gộp chung Marketing và Sales vào một phòng, gọi đó là phòng kinh doanh nhưng đứng đầu hai bộ phận này trong phòng kinh doanh cũng là hai trưởng bộ phận độc lập và ngang hàng.

    Rõ ràng là theo thông lệ về cơ cấu tổ chức, 2 hoạt động Sales và Marketing là độc lập và ngang hàng, không hoạt động nào là “trùm” của hoạt động nào, không trưởng bộ phận nào là cấp trên của trưởng bộ phận nào, không ai báo cáo cho ai mà hai bên cùng báo cáo cho cấp trên của cả hai là giám đốc Kinh doanh hay Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc hay CEO, tùy theo từng công ty.

    Cũng chính vì thực tế này mà nhiều người cho rằng Marketing và Sales là hai hoạt động độc lập, tương tự như Marketing và Tài chính (mặc dù có liên quan đến nhau).

    Thực ra, nếu theo định nghĩa và cách hiểu phổ biến về Marketing thì Sales là một phần của Marketing, thuộc Marketing và không tách rời khỏi Marketing. Marketing là quá trình xuyên suốt, đi từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tạo sản phẩm, đưa ra thị trường, quảng bá sản phẩm, bán cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, và còn tiếp tục chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển khách hàng… Do vậy, quá trình Marketing bao gồm cả quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác bán hàng và chăm sóc khách hàng là một phần không tách rời của quá trình Marketing.

    Vậy thì vì sao các công ty, nhất là các công ty lớn luôn tách rời marketing và sales và bố trí thành hai bộ phận (khối, phòng) độc lập?

    Đơn giản là vì hoạt động Sales quá quan trọng và vì nó thiên về “thực chiến”, “thực địa”, sát với khách hàng, người tiêu dùng, và cả đối thủ hơn! Lực lượng Sales là lực lượng chiến trường. Tướng của sales là “tướng chỉ huy” ngoài mặt trận, nhiều gian khổ và thách thức, ngày đêm chạm mặt đối thủ, ngày đêm dốc sức cho từng “mặt trận”, từng “trận đánh”, ở từng khu vực để giành chiến thắng. Còn marketing chỉ thiên về định hướng, chiến lược, vạch đường, chỉ lối (như bộ tổng tham mưu), tập trung vào nghiên cứu và xác định bán gì (sản phẩm), bán cho ai khách (hàng mục tiêu), bán giá nào (giá), bán ở đâu (thị trường, hệ thống phân phối, kênh phân phối), quảng bá thế nào (quảng cáo, khuyến mại…).

    Vì cả hai hoạt động đều quá quan trọng nên về mặt tổ chức các công ty tách riêng ra cho hai “tướng lĩnh” phụ trách độc lập, ngang hàng, cùng báo cáo cho CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh), dưới sự chỉ huy và điều phối của CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh).

    Dù là hai bộ phận độc lập và ngang hàng, nhưng phải luôn nhớ rằng hai bộ phận này liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hỗ trợ cho nhau. Marketing làm chiến lược, vạch lối, chỉ đường và hỗ trợ về mặt truyền thông, xây dựng thương hiệu để cho sales bán hàng thật tốt. Đội ngũ sales phải phủ hàng rộng khắp (coverage), phải bố trí đủ các chủng loại hàng hóa (SKU distribution)ở các nhà bán lẻ và phải trưng bày (merchandising) thật bắt mắt ở các điểm bán. Họ phải chiến thắng tại các điểm bán (point of sales), đồng thời chăm sóc khách hàng thật tốt để góp phần vào sự thành công của các chiến dịch marketing và của cả công ty.

    Nếu hình dung hoạt động bán hàng như một trận chiến, marketing phải hỗ trợ đường đi, nước bước, trang bị vũ khí cho sales tại mặt trận. Khi lâm trận, marketing phải hỗ trợ sales bằng cách “dội bom” bằng quảng cáo, truyền thông, PR, sự kiện … Còn sales phải tác chiến chuyên nghiệp nhanh nhẹn, hiệu quả ở ngay tại chiến trường…

    Và đừng quên, sales còn có một vai trò rất quan trọng là nắm bắt thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ, xu hướng tiêu dùng… để phản hồi và cung cấp thông tin cho marketing, để marketing điều chỉnh hay thay đổi chiến lược khi cần! Sales thường có lực lượng đông đảo, rộng khắp. Những công ty lớn có thể có đội ngũ sales lên đến hàng nghìn người hoạt động khắp các vùng miền, nên sát thị trường hơn, nhiều thông tin hơn, hiểu khách hàng và người tiêu dùng hơn.

    Những kế hoạch dự báo bán hàng do bộ phận Sales lập không bao giờ được phép để thiếu sự tham gia của bộ phận marketing và cả các bộ phận khác như sản xuất, cung ứng, hành chính nhân sự…Những chương trình marketing trong giai đoạn dự báo, nếu có, sẽ tác động rất mạnh đến sức tiêu thụ các mặt hàng và số lượng bán ra cho người tiêu dùng. Nếu bộ phận bán hàng không nắm bắt các chương trình này, không bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng với bộ phận marketing, mà chỉ làm dự báo một mình, dựa trên khả năng bán hàng của mình và khả năng tiêu thụ của thị trường, sẽ có sự sai lệch rất lớn, gây khó khăn cho các loại hoạt động liên quan như sản xuất, cung ứng, kho vận, nhân lực, tài chính…

    Sự phối hợp giữa marketing và sales là rất cần thiết và quan trọng.

    Với kinh nghiệm của tôi, nếu lực lượng sales đã được hàng ra thị trường theo các kênh phân phối và đã bày hàng đầy đủ trên các quầy, kệ tại các điểm bán mà người tiêu dùng vẫn không mua hàng, sản phẩm vẫn không tiêu thụ được thì phần lớn lỗi là bộ phận marketing! Có thể marketing đã mắc những sai lầm như:

      Chiến lược marketing sai từ đầu; ví dụ, sai từ phát hiện nhu cầu, và chọn nhóm khách hàng mục tiêu;
      Chọn sản phẩm sai.
      Định giá bán sai.
      Chọn kênh phân phối sai.
      Quảng cáo, truyền thông không hiệu quả.
      Sai đồng thời nhiều khâu, hay tất cả các câu trên khi.

    Khi marketing sai, tức chọn con đường đi sai, mọi nỗ lực của sales trở thành vô nghĩa! Ngược lại nếu Marketing làm đúng mà sales làm sai, tức thực thi không đúng hay không hiệu quả, cả các chương trình marketing khó có thể thành công.

    Tuy vậy, sales và marketing cũng cần có những tranh luận “cho ra lẽ” trong nhiều trường hợp để “làm rõ trắng đen” những bất đồng về quan điểm giữa hai bên, vì nếu cứ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, có thể công ty sẽ thiệt hại rất lớn. Tôi thường tham dự và chủ trì cuộc họp có sự tranh luận nảy lửa giữa giám đốc marketing và giám đốc sales. Tôi không lấy đó làm lo ngại, mà thậm chí còn khuyến khích các bên đưa ra quan điểm thẳng thắn về những bất đồng để tìm ra giải pháp tốt nhất. Có khi những phản biện của sales đối với marketing là rất hợp lý, và cũng có khi, những phản biện của marketing đối với sự là rất có lý. Khi có sự bất đồng về quan điểm giữa sales và marketing về một vấn đề, ví dụ về sản phẩm, về kể về kế hoạch tung hàng, về chương trình khuyến mại …, CEO hay cấp trên trực tiếp của hai bộ phận này phải họp (có thể có sự tham gia của các bộ phận khác) để lắng nghe quan điểm của hai bên và cân nhắc các thông tin để ra quyết định.

    Phía sales thường phàn nàn là marketing ít hỗ trợ, hoặc hỗ trợ không hiệu quả nên sales không bán được hàng. Ngược lại, phía marketing thường phàn nàn rằng sales không nỗ lực, không phủ hàng đủ rộng, không phân bố không đủ chủng loại, không tích cực trưng bày, không cố gắng đi “rout” (lộ trình bán hàng)…, nên không bán được hàng, làm cho các chương trình marketing trở thành lãng phí vì quá tốn kém mà không có hiệu quả.

    Nói gì thì nói, marketing và sales như hai mặt của một đồng tiền, không thể thiếu bên nào trong hoạt động của công ty. Và một công ty muốn hoạt động hiệu quả, hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, cho dù về mặt cơ cấu tổ chức, chúng được tách rời hay gộp chung vào một bộ phận.

    Hits: 1

    Bài Học Sâu Sắc Từ Chiếc Chăn Bông

    Chăn bông và Một đạo lý vô cùng đơn giản nhưng sâu sắc

    Trong một ngôi chùa cũ nát, tiểu hòa thượng phàn nàn với lão hòa thượng rằng:

    “Trong ngôi chùa nhỏ bé này chỉ có hai hòa thượng chúng ta, lúc con đi xuống núi hóa duyên, mọi người đều nói chúng ta là hòa thượng hoang, còn nói những lời ác ý khác nữa”.

    Tiểu hòa thượng nói tiếp: “Hôm nay, con đi khất thực, trời lạnh như vậy mà không có một ai mở cửa cho con, đến cơm cũng bố thí được ít. Chùa Bồ Đề chúng ta muốn trở thành một ngôi chùa tiếng tăm lừng lẫy như Sư phụ nói, con e là khó”.

    Tiểu hòa thượng than thở với lão hòa thượng về thái độ bàn tán của chúng sinh.

    Lão hòa thượng im lặng một lúc, cuối cùng mở to mắt và hỏi: “Bên ngoài đang có gió bấc thổi mạnh, lại có tuyết rơi đầy, con có thấy lạnh không?”

    Tiểu hòa thượng run rẩy nói: “Con lạnh đến nỗi toàn thân tê cóng hết cả lên rồi!”.

    Lão hòa thượng nói: “Thế thì chúng ta đi ngủ thôi!”.

    Nằm được một lúc, lão hòa thượng hỏi: “Bây giờ con có thấy ấm hơn không?”

    Tiểu hòa thượng trả lời: “Đương nhiên là con thấy ấm rồi, giống như đang sưởi ấm dưới ánh mặt trời vậy!”.

    Lão hòa thượng nói: “Lúc nãy, chăn bông để trên giường thì lạnh nhưng khi có người nằm vào lại trở nên ấm áp. Vậy con nói xem, chăn bông sưởi ấm cho người hay người sưởi ấm cho chăn bông đây?”.

    Nghe xong, tiểu hòa thượng cười rồi nói: “Sư phụ à, người thật hồ đồ, chăn bông làm sao có thể sưởi ấm cho người được, phải nói là con người làm cho chăn bông ấm lên chứ ạ!”.

    Lão hòa thượng tiếp: “Chăn bông đã không cho ta sự ấm áp mà ngược lại còn cần ta đi sưởi ấm nó, vậy chúng ta còn đắp chăn bông làm gì?”

    Tiểu hòa thượng nghĩ một lát rồi nói: “Mặc dù chăn bông không sưởi ấm chúng ta nhưng nó dày lại có thể giữ hơi ấm cho chúng ta, giúp ta có được giấc ngủ thoải mái”.

    Lão hòa thượng cười giảng giải tiếp:
    “Chúng ta là hòa thượng tụng kinh, không phải là giống người nằm dưới chăn bông hay sao?Còn những chúng sinh kia chẳng phải họ là cái chăn bông dày đó sao? Chỉ cần chúng ta một lòng hướng thiện thì chắc chắn chiếc bông lạnh kia cũng sẽ được chúng ta sưởi ấm. Lúc đó, chiếc chăn bông dày cũng sẽ biết giữ ấm cho chúng ta. Chúng ta ngủ trong cái chăn bông đó chẳng phải rất ấm áp sao? Ngôi chùa tiếng tăm lừng lẫy còn có thể là trong mơ được sao?”.

    Tiểu hòa thượng nghe xong bừng tỉnh, hiểu ra mọi chuyện.

    Từ hôm đó trở đi, tiểu hòa thượng đều dậy rất sớm đi xuống núi hóa duyên. Cậu ta vẫn gặp những lời đồn thổi ác ý như trước kia nhưng tiểu hòa thượng vẫn giữ thái độ nho nhã và lễ độ đối với mọi người.

    Mười năm sau, chùa Bồ Đề trở thành ngôi chùa rộng lớn, có rất nhiều hòa thượng và du khách đến đây hành hương. Tiểu hòa thượng cũng trở thành chủ của ngôi chùa đó.

    Mỗi người chúng ta trên thế giới này đều đang nằm trong chăn bông và người khác chính là chăn bông của chúng ta. Khi chúng ta một lòng muốn sưởi ấm chăn bông thì chăn bông cũng sẽ giữ ấm cho chúng ta. Một đạo lý vô cùng đơn giản nhưng sâu sắc.

    Hits: 4

    Rửa tay: những tác động tâm lý

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Rửa tay không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà nó còn có những tác động tâm lý tinh tế.

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Sau đây là 6 hiệu ứng tâm lý của việc rửa tay…
    rua-tay-dung-cach
    1. Khôi phục tính lạc quan
    Rửa tay của bạn có thể rửa sạch cảm giác thất bại.

    Trong một nghiên cứu của Kaspar (2012) những người tham gia từng thất bại trong một nhiệm vụ, sau đó rửa tay của họ, đã cảm thấy lạc quan hơn sau đó so với những người không rửa tay.

    Điều không may là, rửa tay có vẻ làm giảm động cơ thử làm lại nhiệm vụ của họ.

    Dù sao thì rửa tay có thể giúp nâng cao sự lạc quan sau một thất bại.

    2. Cảm thấy ít tội lỗi
    Trong tâm trí, sự bẩn thỉu gắn liền với sự tội lỗi, do đó về mặt lý thuyết rửa tay không chỉ loại bỏ cái bẩn mà nó còn loại bỏ một cảm giác tội lỗi.

    Một nghiên cứu yêu cầu người tham gia nghĩ về một số hành vi trái đạo đức trong quá khứ của họ (Zhong & Liljenquist, 2006). Một nhóm sau đó được yêu cầu dùng một khăn tay khử trùng, và nhóm khác thì không.

    Những người đã lau tay của họ sau khi nghĩ về một hành vi trái đạo đức cảm thấy ít tội lỗi. Khăn tay khử trùng theo nghĩa đen đã lau sạch sự tội lỗi của họ.

    3. Đạo đức hơn
    Cảm thấy sạch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về người khác.

    Khi mọi người trong một nghiên cứu rửa tay của họ, họ cảm thấy ghê tởm hơn trước hành vi xấu của người khác (Zhong, Strejcek & Sivanathan, 2010):

    “…những người tham gia “sạch sẽ” đưa ra những phán xét đạo đức khắt khe hơn đối với một loạt vấn đề, từ phá thai đến sử dụng chất gây nghiện và thủ dâm. Họ cũng tự đánh giá bản thân là đạo đức hơn so với những bạn bè sinh viên của họ (Lee & Schwarz, 2011)

    Vì vậy, khi con người cảm thấy bản thân họ sạch sẽ, họ trở nên đạo đức hơn và hà khắc hơn trước hành vi sai trái của người khác.

    4. Loại bỏ hoài nghi
    Đôi lúc, sau khi con người đưa ra quyết định sai lầm, họ cố biện minh cho nó bằng cách giả vờ rằng đó là quyết định đúng.

    Nó là kết quả của sự bất hòa nhận thức, và nó là một cách mà con người nói dối với bản thân họ.

    Tuy nhiên, rửa tay có thể loại bỏ nhu cầu biện minh cho bản thân trong một số tình huống, làm bạn có thể đánh giá đúng hơn về quyết định của bạn (Lee & Schwarz, 2010).

    5. Gạt đi xui xẻo
    Rửa tay có thể tẩy sạch về mặt tâm lý những ảnh hưởng của niềm tin về xui xẻo

    Khi những người tham gia trong một nghiên cứu bị làm cho “xui xẻo” trong khi chơi bạc, rửa tay của họ dường như tẩy sạch về mặt tâm lý vận rủi của họ (Xu và cộng sự, 2012).

    So với những người không rửa tay, những người rửa tay tiếp tục đánh cuộc như thể vận rủi của họ đã được quên.

    6. Khiến người khác thấy có lỗi để họ rửa tay
    Rửa tay là cách rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất để kiểm soát sự lây lan những bệnh như cảm và bệnh truyền nhiễm.

    Vì vậy, làm người khác rửa tay của họ rất quan trọng.

    Một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã đưa ra các thông điệp trên tường phòng vệ sinh công cộng khi mọi người bước vào, như “Nước không giết chết vi trùng, chỉ có xà phòng.” (Judah và cộng sự, 2009)

    Thông điệp hiệu quả nhất là: “Người cạnh bạn có đang rửa tay bằng xà phòng?”

    Như vậy, có vẻ như khi bạn rửa tay ở một phòng vệ sinh công cộng, bạn khiến người khác thấy có lỗi mà đi rửa tay. Không chỉ mình bạn khỏe mạnh, bạn còn giúp đỡ cộng đồng bằng cách khiến người khác xấu hổ để họ rửa tay.

    Nguồn: https://www.spring.org.uk/2013/10/6-purely-psychological-effects-of-washing-your-hands.php

    Hits: 2

    Relaxing Piano Music-Stress Relief Music-Meditation-Spa-Sleep-Calming 


    💖 Thank You So Much For Watching 💖
    👉 Enjoy It and Don’t Forget Like
    Nhạc piano hay, êm dịu, Relaxing Piano Music, Stress Relief Music, Meditation, Spa, Sleep, Zen, Calming Music, Study
    Nếu bạn không muốn bỏ lỡ một video, hãy bấm vào đây để đăng ký. https://www.youtube.com/channel/UC9YP…
    Trên kênh này, tôi chia sẻ về các chủ đề như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm nặng, rối loạn lo âu, AHDH, rối loạn nhân cách, rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, các mối quan hệ và tự chữa lành tâm trí. Video mới được cập nhật hàng tuần.
    ——————————————————————————————————————
    QUAN TRỌNG :🔔 SUBSCRIBE ĐỂ KHÔNG BỎ LỠ VIDEO MỚI
    ⭐ Thực hiện bài kiểm tra mức độ Trầm Cảm : https://forms.gle/k2TuFLzkhMUMQzSc9
    ⭐Group Cộng Đồng Hiểu Về Trầm Cảm : https://facebook.com/groups/congdongh…
    ⭐Kênh Tiktok: https://tiktok.com/@huongkunkuns1990
    https://tiktok.com/@huongkunkuns
    ⭐Kênh intagram: https://instagram.com/huongkunkuns1990
    ⭐Website: https://congdonghieuvetramcam.com/
    ⭐Blog: https://huongkunkuns.com
    ⭐Fanpage: https://facebook.com/huongkunkuns1990
    ⭐Facebook: https://facebook.com/kunkun5890
    —————————————————————————————————-
    Nếu có thắc mắc, hoặc có trao đổi liên quan đến quảng cáo hay khiếu nại, hãy liên hệ qua email: huongkunkuns@gmail.com

    Hits: 2

    Nguyên Nhân Thực Sự Gây Ra Trầm Cảm?

    Trầm Cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới tính nào. Nó không chừa một ai. Nhưng nguyên nhân trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến một cách rõ ràng, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân trầm cảm và không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nó.

    Hits: 3

    Tài khoản cá nhân của diễn viên Hồng Đăng biến mất khỏi FACEBOOK

    Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh hiện là hai tên tuổi được tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Theo thống kê trên Google thịnh hành ngày 1.7, “Hồng Đăng” là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Ở vị trí top 1, nam diễn viên trở thành tâm điểm của dư luận với hơn 200.000 lượt tìm kiếm. Trong khi đó, Hồ Hoài Anh cũng nằm trong top tìm kiếm với lượng truy cập không kém. Đặc biệt, Lưu Hương Giang – bà xã Hồ Hoài Anh cũng nằm trong top từ khóa được đông đảo dân mạng truy cập.
    Đa số nội dung tìm kiếm liên quan đến chuyến công tác của cả hai tại châu Âu. Đồng thời, khán giả cũng thắc mắc về tình hình hiện tại của hai nghệ sĩ khi trước đó từng gặp sự cố mất điện thoại, hộ chiếu.
    Đáng chú ý, thời điểm Hồng Đăng và Hồ Hoài Anh lưu lại Tây Ban Nha trùng hợp với ồn ào mới đây liên quan đến vụ cô gái Anh 17 tuổi bị cưỡng hiếp. Theo tờ Mirror, hai nghi phạm 37 và 42 tuổi được mô tả là hai diễn viên, nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Điều này dấy lên nhiều tin đồn xoay quanh sự việc.
    Hồng Đăng, Hồ Hoài Anh vào top tìm kiếm nhiều nhất trên Google - ảnh 1
    Theo ghi nhận, hiện tại Facebook có tích xanh của diễn viên Hồng Đăng đã biến mất. Tài khoản này cũng không hiển thị khi truy cập thông qua các đường dẫn. Ngoài ra, trang này cũng bị vô hiệu hóa trong một số bài đăng có gắn tên trên Facebook của vợ anh.
    Tài khoản cá nhân của diễn viên Hồng Đăng biến mất khỏi FACEBOOK
    Nguồn: thanhnien

    Hits: 7

    Vượt qua nỗi sợ hãi

    1. Lòng tin:
    Bạn cần luyện tập cho mình một lòng tin tuyệt đối vào bản thân.
    Tin rằng bạn có thể làm được mọi điều dù cho nó có vô lý đến đâu đi nữa.
    Bạn phải tin: dù bất cứ tình huống nào xảy ra bạn cũng có thể đương đầu, có thể vượt qua.
    Thật ra, lòng tin luôn có sẵn trong mỗi người, chỉ có điều theo thời gian, những thứ ta học được bên ngoài luôn luôn nói với ta rằng TA KHÔNG THỂ làm một điều gì đó, dần dần đó cũng hình thành nên một lòng tin mạnh mẽ trong ta, đó chính là có quá nhiều việc TA KHÔNG THỂ làm.
    Bây giờ, hãy làm ngược lại, hãy bỏ hết những lý luận kia đi, hãy tìm lại niềm tin đã bị vùi lấp và nuôi dưỡng nó. Chỉ cần đừng từ bỏ lòng tin của mình, nó sẽ lớn lên, tỏa sáng và che chở bạn trong cuộc sống.
    Bỏ qua, hãy bỏ qua hết những phản biện trong đầu bạn khi đọc đến đây.
    Quay lại! Hãy quay trở về với bản thân mình, nhặt lên lòng tin bạn vừa vứt đi kia.
    Nhặt nó lên và luôn giữ chặt nhé.
    Hãy luyện tập từng chút một bằng tất cả sức lực của mình.

    2. Mỉm cười:
    Tác dụng của nụ cười có rất rất rất nhiều. Mình chọn mỉm cười vì nó không chỉ tốt cho chính bạn mà còn giúp bạn vượt qua những tình huống khó khăn một cách dễ dàng hơn.
    Có câu nói rằng “Không ai giận một người đang cười”. Nếu bạn biết mỉm cười thật sự, cười thật tươi, lan tỏa niềm vui đến cho người đối diện thì họ sẽ không thể “phát hỏa” với bạn được.
    Nếu một người chọc giận bạn, thay vì nổi giận thì bạn mỉm cười, có thể họ sẽ nhận sai mà không cần tranh cãi.
    Dùng nụ cười để mở đầu cho lời thuyết phục luôn là cách hay nhất. Quan trọng là cười như thế nào. Để có nụ cười thật tự nhiên, bạn phải tập vui vẻ. Hãy yên tĩnh, nhìn vào tâm mình, cảm nhận niềm vui, rồi mang nó ra, đưa lên mặt, và cười. Có thể sẽ rất khó với những bạn đã quen những cái “cười không vui”, nhưng hãy tập luyện, hãy nắm bắt và ghi nhớ những cảm xúc vui thật sự khi chúng xuất hiện, và hãy tái hiện lại nhiều lần khi có thể.
    Tập vui, tập mỉm cười.
    Đánh thức niềm vui trong bạn, lưu giữ nó, và lan tỏa nó đến xung quanh.

    3. Nhân – quả:
    Đối với mọi việc xảy ra quanh mình, cần hiểu rõ về nguyên nhân và kết quả: nhìn nhân thấy quả, nhìn quả biết nhân. Làm được như vậy thì bạn sẽ biết mình cần làm gì để đạt đến mục tiêu, tránh đi lạc hướng.
    Chúng ta có một lỗi lầm rất cơ bản là mang trách nhiệm của đời mình đặt lên vai người khác. Đó cũng là do ta chưa suy nghĩ về nhân quả trong những hành động của mình.
    Muốn đạt được một điều gì đó, hãy xác định mục tiêu thật rõ ràng, và xác định vai trò của mình trong đó, và làm tốt nhất vai trò đó (cùng với niềm tin và nụ cười nhé)
    Đến đây, có thể bạn nghĩ: “Nghĩ và làm là hai chuyện khác nhau, đâu phải lúc nào cũng thành công như mong muốn”. Có thể bạn liên hệ đến những lần thất bại trước đây trong đời và chuẩn bị bỏ qua ba điều trên.
    Bạn vừa đánh rơi lòng tin kìa. Nhặt nó lên đi!
    Kết quả có thể thành – bại. Thì có làm sao?! Trước khi làm bạn chỉ cần tin tưởng, quyết tâm, vui vẻ mà làm! Đó là cái nhân bạn gieo. Còn quả ra sao thì bạn cũng vui vẻ mà đón nhận. Gặt về những thứ mà bạn gieo trồng, những thứ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra, và lại vui vẻ đi gieo nhân mới !
    Nếu người nông dân chỉ vì một mùa vụ thất thu mà không trồng trọt nữa thì sẽ ra sao? Người nông dân có vì một vụ mùa thất thu mà không đi thu hoạch không? Người nông dân có lấy những hạt lúa kém chất lượng đi gieo trồng lại không ??
    Thứ bạn đang có là mảnh đất – cuộc đời bạn, và bạn luôn luôn có thể gieo trồng những hạt giống mới lên đó, để thu hoạch như ý bạn mong muốn.
    Phải hiểu đâu là nhân, đâu là quả.
    Là nhân thì cố gắng hết mình, tận tình chăm sóc.
    Là quả thì vui vẻ đón nhận. Thế thôi.

    Tóm lại:
    Hãy bỏ qua hết thảy lý luận trên đời, hãy tin tưởng vào bản thân không cần lý do gì hết.
    Hãy tập mỉm cười, trở về với niềm vui, và lan tỏa ra xung quanh.
    Hãy hiểu rõ điều mình muốn, và những gì mình cần làm. Hãy làm hết sức và vui vẻ đón nhận kết quả. Chừng nào còn sống, bạn luôn có thể làm lại từ đầu.
    Hãy kết hợp những điều trên, không ngừng luyện tập và áp dụng.
    Mình tin tưởng 3 điều trên có thể áp dụng trong mọi trường hợp của cuộc sống này.

    Hits: 16

      Đừng nhầm lẫn giữa tính cách và bệnh tâm lý

    1. Hay than thở và hội chứng Hypochondria
    Một số người có thói quen than thở về sức khỏe của mình để nhận được nhiều sự quan tâm của người khác hơn. Cũng có thể những người này đang muốn đẩy một phần trách nhiệm của mình sang người khác.
    Còn những người bị chứng Hypochondria liên tục cảm thấy lo lắng về việc bị bệnh và cực kỳ quan tâm đến tình trạng thể chất của họ. Những người này có thể nhận thức được mình không có bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào nhưng vẫn sẽ liên tục tìm kiếm các triệu chứng dù chỉ trong tưởng tượng.
    2. Ngăn nắp và hội chứng OCD
    Một người yêu thích sự gọn gàng luôn dọc dẹp nhà cửa kĩ càng nhất. Người này xem việc lau chùi, đánh bóng đồ đạc trong nhà là việc quan trọng và cực kỳ bực mình khi thấy người khác để đồ lung tung.
    Một người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (Obsessive-Compulsive Disorder – OCD) lau chùi nhà cửa hoặc thực hiện bất kỳ hành động lặp đi lặp lại nào khác để loại bỏ những suy nghĩ ám ảnh trong đầu. Những nỗi ám ảnh này có thể đơn giản như sợ bị cháy hoặc thậm chí là sợ lạc mất người thân.
    3. Tính cách cẩu thả – Bệnh tâm lý chống đối xã hội
    Những người mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách chống đối xã hội (antisocial personality disorder – ASPD) luôn dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và làm việc ít hơn. Mặc dù đây là điều bất kỳ ai cũng muốn, nhưng với một số người có tính cách cẩu thả thì việc này lại quá mức kiểm soát.
    Những biểu hiện giúp bạn nhận ra tính cẩu thả không hề bình thường khi:
    Thường xuyên nói dối
    Sống dựa dẫm và ỷ lại vào người khác
    Nhiều lần bị sa thải công việc
    Mua sắm chi tiêu không có kế hoạch rõ ràng.
    4. Tính cách nhút nhát & Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phân liệt
    Sự nhút nhát hay sợ sệt diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phân liệt (schizoid personality disorder – SPD). Những người mắc phải căn bệnh này sẽ cố gắng giới hạn bản thân tránh khỏi sự tiếp xúc với người khác. Đó là lý do vì sao họ thường lựa chọn những công việc làm tại nhà hoặc những hoạt động không yêu cầu giao tiếp. Tính hướng nội có thể dẫn đến bệnh tâm lý trên nếu bạn có những biểu hiện phổ biến như:
    Thờ ơ với mọi lời phê bình hoặc khen ngợi
    Chỉ chơi thân với một người bạn duy nhất
    Thường xuyên mơ mộng và nghĩ về những điều phi thực tế
    Quá nhạy cảm và sợ hãi về những người xung quanh.
    5. Tiếc của và hội chứng Syllogomania
    Người có tính tiếc của thường cảm thấy khó bỏ đồ đạc của họ ngay cả khi những vật dụng này không có giá trị gì. Họ giữ lại tất cả đồ dùng cũ của mình với suy nghĩ “Biết đâu sau này sẽ cần đến”.
    Thông thường, những người tiếc của giữ gìn rất kĩ những thứ họ có được. Những người ngày sẽ đặt những đồ mình giữ ngay ngắn trên kệ. Ngược lại, những người bị bệnh Sylogomania thường chất đồ vật thành đống lộn xộn và không muốn ai đụng tay dọn dẹp đống đồ này của họ.
    6. Hay quên đường và rối loạn định hướng không gian
    Những người bị mất phương hướng địa hình không thể tìm ra hướng đi. Họ có thể nhớ các điểm mốc nhưng không biết mình phải đi theo hướng nào hoặc nghiêm trọng hơn là bị lạc trong chính ngôi nhà của mình. Rối loạn này thường là do hậu quả của rối loạn não như đột quỵ hoặc xuất huyết. Những người không định hướng không gian tốt dễ bị lạc, dù là ở những chỗ quen thuộc. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng và thường do di truyền.
    Khác với việc hay quên đường, rối loạn định hướng không gian là một rối loạn tâm thần trong đó bệnh nhân không thể điều hướng trong một số điều kiện nhất định.
    7. Trì hoãn & Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách gây hấn thụ động
    Những người hay trì hoãn thường không tuân theo các luật lệ hoặc quy tắc xã hội. Họ thường làm các việc cần thiết một cách chậm trễ. Triệu chứng này có thể dẫn đến rối loạn nhân cách gây hấn thụ động (passive-aggressive personality disorder). Ngoài ra, còn có thể kèm theo đó là chứng trầm cảm dai dẳng.
    8. Tính cách tự ti & Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách tránh né
    Những người có tính cách tự ti thường có xu hướng tự trách và đổ lỗi cho bản thân. Họ trốn tránh giải quyết vấn đề và chọn cách tránh né. Hội chứng tâm tâm lý này được gọi là rối loạn nhân cách tránh né (avoidant personality disorder – AvPD). Thậm chí họ có thể gặp hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn giấc ngủ.
    9. Tính cách cầu toàn tâm lý & Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế
    Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách liều lĩnh và cố chấp có thể mắc phải bệnh rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive personality disorder). Căn bệnh tâm lý này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn coi trọng chất lượng như chú ý đến tiểu tiết, tự kỷ luật bản thân. Tuy nhiên, nó lại có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng. Đó là chúng ta sẽ dễ vô cảm với mọi thứ, theo chủ nghĩa giáo điều và tâm lý trở nên trì trệ, không linh hoạt. Bản chất của những người cầu toàn là hành động vội vàng và hấp tấp, nếu không sẽ thấy lo lắng.
    10. Sợ bẩn và hội chứng nhút nhát bàng quang
    Những người mắc Paruresis (hoặc hội chứng nhút nhát bàng quang) sợ đi tiểu trong nhà vệ sinh công cộng, nhưng nỗi sợ này là vì họ không muốn đứng chung với người khác trong nhà vệ sinh. Nỗi sợ khiến những người bệnh Paruresis bị tăng adrenaline, từ đó là co thắt đường tiết niệu đến mức không thể đi tiểu được.
    Paruresis khác với việc sợ bẩn ở chỗ hội chứng có khuynh hướng tiến triển. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân ngại dùng nhà vệ sinh công cộng khi có sự hiện diện của người khác. Ở giai đoạn cuối, họ bắt đầu gặp khó khăn ngay cả ở nhà. Sự ám ảnh này khá phổ biến và khoảng 220 triệu người trên toàn thế giới gặp hội chứng này./.

    Hits: 13