Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: rối loạn ăn uống

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang đe dọa tính mạng của nhiều người mắc phải. Thực tế cho thấy rằng số lượng nạn nhân của căn bệnh này tăng lên qua từng năm gây nên một ảnh hưởng lớn cho xã hội vì vậy điều trị trầm cảm là vấn đề cấp thiết được quan tâm hiện nay. Đối diện với căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia tâm lý đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau và chứng minh hiệu quả đáng kinh ngạc. Sử dụng thuốc là cách chữa trầm cảm phổ biến nhưng lạm dụng thuốc quá nhiều chẳng những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn.

Sau đây, tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.

Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc

Để thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ, trước hết chúng ta cần phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Có sức khỏe, bản thân mới có thể vượt qua những chướng ngại tâm lý và chống lại bệnh tật. Muốn vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, ổn định. 

Người mắc bệnh trầm cảm nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein, chất dinh dưỡng và vitamin như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, đậu, và các loại rau củ xanh, cà chua, táo, nho, bí đỏ,…, những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Không chỉ chú ý ăn uống mà giấc ngủ của người bệnh cũng nên được quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu nhưng hãy cố gắng ăn uống với một chế độ hợp lý, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ của mình. Khi chìm vào giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan, buồn chán và dành thời gian cho não bộ được nghỉ ngơi.Vận động 

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Vận động thể chất

Những bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, yoga,  không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo mà còn là một cách điều trị trầm cảm cực tốt thông qua giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. 

Người mắc bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ không mấy lạc quan về cuộc sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, u uất, việc ra ngoài thực hiện những bài yoga giúp họ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và người khác, có sự tiếp xúc và vui vẻ với mọi người hơn, 

Âm nhạc trị liệu

Việc nghe nhạc để chữa trầm cảm cũng được rất nhiều những chuyên gia khuyên dùng. Những bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga giúp người bệnh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, muộn phiền. Để tâm trạng, cảm xúc bay theo những điệu nhạc, người bệnh sẽ cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp và đáng sống biết bao.

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trị liệu tâm lý

Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc được các bác sĩ tâm lý thế giới tin tưởng nhất chính là trị liệu tâm lý. Đây là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, khoa học nhằm tác động vào tâm lý người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ, loại bỏ những chướng ngại trong cảm xúc, hành vi bệnh nhân. Đó có thể là những buổi tư vấn cá nhân giữa bệnh nhân và chuyên gia nhằm giúp người bệnh tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, khiến họ tự thấy sai lầm của mình và thay đổi trong suy nghĩ. Hoặc có thể đó là những buổi trị liệu nhóm, để những người cùng mắc bệnh trầm cảm chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, cùng tạo cho nhau động lực để thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Fanpage http://facebook.com/huongkunkuns1990

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN
http://ebook.huongkunkuns.com

Hits: 3

11 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM MÀ ÍT AI NGỜ TỚI

Chúng ta đang sống trong một thời đại, trong một thế giới vô cùng hời hợt và vô cảm, nơi mà con người ta chỉ hứng thú với việc đăng ảnh trên Instagram mỗi ngày nhưng không lại ít kết nối, chia sẻ với gia đình, bạn bè. Thực ra, không có một lý do cụ thể nào cho căn bệnh trầm cảm nhưng có một đặc điểm chung của những người mắc chứng bệnh này. Đó là sự cô đơn. Khi bị trầm cảm, cảm giác của con người gần như tê liệt, họ không có chút động lực nào khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, chỉ muốn nằm bẹp trên giường, mệt mỏi kéo dài ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, trầm cảm không đơn giản là sự buồn bã, ủ rũ, khép mình, tách biệt với xã hội như chúng ta vẫn nghĩ. Có những khi trầm cảm đến một cách âm thầm, và tồn tại ở những người mà chúng ta không ngờ tới.

1. NGƯỜI TRẦM CẢM THƯỜNG CÓ TÀI VÀ CÓ NHỮNG RUNG CẢM SÂU SẮC
Jim Carrey, Robin Williams, Bill Hicks đều là những viên ngọc sáng đầy tài năng, nhưng ít ai biết, họ đều phải gồng mình chống lại chứng trầm cảm. Có lẽ chứng bệnh này phần nào giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới.

2. NGƯỜI TRẦM CẢM THƯỜNG SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG
Khi bị trầm cảm, người ta thường không tập trung và có những sự hỗn độn trong suy nghĩ, suy tư về các vấn đề trong cuộc sống mà không thể dứt ra được

3. NGƯỜI TRẦM CẢM TỰ TẠO RA TẤM RÀO CẢN VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI
Họ tách biệt khỏi xã hội, có tâm lý phòng thủ với bất cứ ai, một mình vùi trong mớ suy nghĩ hỗn độn.

4. HỌ LUÔN ĐẶT CÂU HỎI CHO MỌI VẤN ĐỀ
Họ luôn đặt câu hỏi và suy nghĩ về động cơ, mục đích đối với mọi vấn đề trong cuộc sống . Họ tò mò và quẩn quanh trong một mớ câu hỏi, điều này làm họ tăng thêm sự lo lắng và bất an.

5. HỌ CHE GIẤU CẢM XÚC BẰNG NHỮNG MẶT NẠ XÃ HỘI
Họ có khả năng che giấu cảm xúc rất tốt, nếu ai không nhạy cảm thì không thể đoán được họ đang nghĩ gì. Họ đeo mặt nạ xã hội quá lâu khiến đôi khi họ quên mất bản thân mình là ai.

6. TRONG SÂU THẲM TÂM HỒN, HỌ LUÔN MUỐN CÓ AI ĐÓ GIÚP ĐỠ
Tuy họ tách mình ra khỏi thế giới nhưng thẳm sâu trong lòng họ rất yếu đuối và khao khát có ai đó chia sẻ và giúp họ thoát ra khỏi tình trạng này. Bởi họ đều là những người cô đơn và cần một bờ vai để dựa vào.

7. HỌ BỊ RỐI LOẠN ĐỒNG HỒ SINH HỌC
Giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của họ bị đảo lộn, không bình thường. Có lúc họ nằm triền miên trên giường, mệt mỏi. Có đôi khi lại làm việc không ngừng nghỉ cũng không biết mệt.

8. SỰ PHẢN BỘI ĐỐI VỚI HỌ LÀ MỘT SỰ ÁM ẢNH
Người trầm cảm luôn có cảm giác bất an và họ luôn nghi ngờ với mọi thứ. Nhất là những người từng tổn thương do bị phản bội thì sẽ luôn bị ám ảnh trong các mối quan hệ sau này.

9. HỌ KHÔNG MUỐN NGHE VÀ KHÔNG MUỐN LÀM THEO LỜI KHUYÊN
Những người trầm cảm không thích nghe ai “chim vành khuyên”. Họ muốn mình là người quyết định và tự giải quyết các vấn đề của bản thân.

10. VIỆC ĂN UỐNG CỦA HỌ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Họ có thể nhịn cả ngày không ăn gì mà không thấy đói. Đôi khi lại ăn rất nhiều mà không thấy no. Dường như cảm xúc với việc ăn uống cũng bị đóng băng, ko có cảm giác gì về ngon hay không ngon, đói hay không đói.

11. HỌ LUÔN CÓ TÂM LÝ SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI MỌI CHUYỆN TỒI TỆ
Do luôn phòng thủ nên những người trầm cảm thường chuẩn bị khá tốt về tâm lý đối với những điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống. Họ vẫn tổn thương nhưng là những tổn thương đã lường trước được.

Hits: 2