Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: rối loạn cảm xúc

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang đe dọa tính mạng của nhiều người mắc phải. Thực tế cho thấy rằng số lượng nạn nhân của căn bệnh này tăng lên qua từng năm gây nên một ảnh hưởng lớn cho xã hội vì vậy điều trị trầm cảm là vấn đề cấp thiết được quan tâm hiện nay. Đối diện với căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia tâm lý đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau và chứng minh hiệu quả đáng kinh ngạc. Sử dụng thuốc là cách chữa trầm cảm phổ biến nhưng lạm dụng thuốc quá nhiều chẳng những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn.

Sau đây, tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.

Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc

Để thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ, trước hết chúng ta cần phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Có sức khỏe, bản thân mới có thể vượt qua những chướng ngại tâm lý và chống lại bệnh tật. Muốn vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, ổn định. 

Người mắc bệnh trầm cảm nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein, chất dinh dưỡng và vitamin như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, đậu, và các loại rau củ xanh, cà chua, táo, nho, bí đỏ,…, những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Không chỉ chú ý ăn uống mà giấc ngủ của người bệnh cũng nên được quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu nhưng hãy cố gắng ăn uống với một chế độ hợp lý, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ của mình. Khi chìm vào giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan, buồn chán và dành thời gian cho não bộ được nghỉ ngơi.Vận động 

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Vận động thể chất

Những bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, yoga,  không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo mà còn là một cách điều trị trầm cảm cực tốt thông qua giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. 

Người mắc bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ không mấy lạc quan về cuộc sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, u uất, việc ra ngoài thực hiện những bài yoga giúp họ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và người khác, có sự tiếp xúc và vui vẻ với mọi người hơn, 

Âm nhạc trị liệu

Việc nghe nhạc để chữa trầm cảm cũng được rất nhiều những chuyên gia khuyên dùng. Những bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga giúp người bệnh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, muộn phiền. Để tâm trạng, cảm xúc bay theo những điệu nhạc, người bệnh sẽ cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp và đáng sống biết bao.

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trị liệu tâm lý

Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc được các bác sĩ tâm lý thế giới tin tưởng nhất chính là trị liệu tâm lý. Đây là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, khoa học nhằm tác động vào tâm lý người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ, loại bỏ những chướng ngại trong cảm xúc, hành vi bệnh nhân. Đó có thể là những buổi tư vấn cá nhân giữa bệnh nhân và chuyên gia nhằm giúp người bệnh tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, khiến họ tự thấy sai lầm của mình và thay đổi trong suy nghĩ. Hoặc có thể đó là những buổi trị liệu nhóm, để những người cùng mắc bệnh trầm cảm chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, cùng tạo cho nhau động lực để thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Fanpage http://facebook.com/huongkunkuns1990

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN
http://ebook.huongkunkuns.com

Hits: 3

6 BÀI TẬP GIẢM TRẦM CẢM, LO ÂU, MẤT NGỦ

Trong một kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard đã tổng kết các cuộc nghiên cứu về tập thể dục từ năm 1981 và cho thấy câu trả lời tuy không còn xa lạ với nhiều người nhưng lại cực kỳ hữu ích với những người mắc bệnh trầm cảm.

Cụ thể, nếu tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng cho những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ đến trung bình và hỗ trợ hiệu quả với bệnh nhân trầm cảm nặng. Kết quả nghiên cứu này phần nào làm vững chắc hơn các ý kiến cho rằng có thể sử dụng các bài tập thể dục giảm trầm cảm bên cạnh các chế độ dinh dưỡng khác đi kèm.

Tạp chí chuyên ngành Archives of Internal Medicine do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng tiến hành các cuộc nghiên cứu khác và cũng đồng thời công bố kết quả cho thấy tác dụng của tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu. Tác dụng này kéo dài hơn so với sử dụng thuốc để điều trị và phòng tránh trầm cảm.

Cũng tương tự, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm cảm giác lo âu và khuyến khích cảm giác vui khỏe, tác dụng là ngang bằng nếu không nói là hiệu quả hơn cả thuốc. Dù thể dục không phải là phương thuốc duy nhất để chữa trị những bất ổn tâm trạng, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai trò lớn, quan trọng để mọi người nên đưa một vài dạng bài tập vào lịch trình hằng ngày của mình và giúp họ có được trạng thái tốt nhất.

Dựa trên kết quả nghiên cứu kể trên, dưới đây là các loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả:

1. Yoga
Yoga là bộ môn mà hầu hết mọi người tìm đến khi cần thư giãn. Nhưng yoga cũng có ảnh hưởng tích cực trong dài hạn: Khoa học đã chứng minh rằng những người tham gia các lớp tập yoga cảm thấy họ giảm đáng kể lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng thần kinh. Có thể nói đây là loại bài tập thể dục giảm trầm cảm khá hiệu quả.
Thực hành hơi thở sâu và sự tập trung bên trong rất có ích đối với những người đang gặp phải các triệu chứng lo âu, trầm cảm.

2. Chạy
Nhiều người tìm đến môn chạy nhanh hoặc chạy bộ khi họ cảm thấy chán nản. Chạy giúp tạo ra endorphin, là hoóc-môn giúp người ta vui vẻ, yêu đời, nghĩ ra được cái mới, tự tin, căng tràn sức sống… Và những ảnh hưởng này không chỉ là trong ngắn hạn.
Theo tạp chí chuyên sâu về tâm thần học Comprehensive Psychiatry cũng đã chứng minh tập thể dục giảm trầm cảm bằng các bài tập chạy có hiệu quả như một cách trị liệu tâm lý giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

3. Chạy đường dài
Đi bộ đường dài không chỉ tốt cho hoạt động tim mạch, mà thời gian bên ngoài thiên nhiên cũng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của tạp chí Environmental Health and Preventive Medicine, những người đi bộ trong khu vực có nhiều cây đã giảm hoóc-môn gây stress nhiều hơn so với người đi bộ trong thành phố.

4. Dancing
Dù là bạn đến với khóa học múa salsa hay zumba hoặc chỉ là tận hưởng những bước nhảy theo điệu nhạc tại căn phòng thoải mái của bạn, thì khiêu vũ luôn có thể giúp giảm stress và lo âu, ngăn ngừa trầm cảm.
Ngoài hoạt động thể chất, nhiều người còn xem khiêu vũ là một hình thức biểu hiện cá nhân và có thể giúp làm mạnh hơn sự kết nối của tâm trí và cơ thể.

5. Tập thể lực
Mọi người thường liên hệ tập thể lực với tạo cơ bắp, nhưng nó cũng có ảnh hưởng mạnh về mặt tinh thần, có thể giúp giảm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm. Huấn luyện thể lực cải thiện tâm trạng và sự tự trọng, giúp điều chỉnh để có giấc ngủ ngon và giảm stress, từ đó mang đến cảm giác vui khỏe.

6. Thái cực quyền
Thái cực quyền là một hình thức thể dục kết hợp giữa võ thuật Trung Hoa với sự chuyển động thiền định. Một cuộc nghiên cứu của International Journal of Behavioral Medicine cho thấy những người tập môn này có sự cải thiện về trầm cảm, lo âu và kiểm soát stress nói chung.

Môn tập này liên quan đến sự tập trung tinh thần, cân bằng thể chất, thư giãn cơ bắp và thở thư giãn, tất cả đều có vai trò điều chỉnh tâm trạng.

Hits: 3

9 LẦM TƯỞNG VỀ TRẦM CẢM 9 Depression Myths

Depression is one of the leading causes of disease around the world. Nonetheless, many myths and misconceptions about it persist. People who experience depression often face prejudice due to the stigma attached to mental health disorders. To help combat this prejudice and stigma, it’s important to learn the facts about depression.

Learn about some of the common myths and misconceptions surrounding depression, as well as the realities of this disease.

1. “Depression isn’t a real illness” – “Trầm cảm không phải rối loạn thực sự”
Many people mistakenly believe that depression is mere sadness or even a weakness of character. But in fact, depression is a complex mental health disorder. It has social, psychological, and biological origins, and it can be treated in a variety of ways.
Có rất nhiều người tin tưởng sai lầm rằng trầm cảm chỉ là buồn bã hay là tính cách yếu đuối. Nhưng thực sự trầm cảm là một dạng rối loạn sức khỏe tâm lý phức tạp. Nó khởi nguồn từ khía cạnh xã hội, tâm lý và sinh lý, và nó có thể được điều trị theo nhiều cách.
If you think you may be experiencing depression, don’t write it off as normal. Instead, talk to your doctor. They can help you get the support you need to manage your condition.
Nếu bạn nghĩ bạn đang mắc phải trầm cảm, đừng vội cho rằng đó là bình thường. Thay vào đó, nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp mà bạn cần để có thể quản lý tình huống của bạn.

2. “Antidepressants always cure depression” – “Thuốc chống trầm cảm luôn luôn chữa khỏi trầm cảm”

Depression is treatable. Among other interventions, your doctor may prescribe antidepressant medications. These drugs alter your brain chemistry. They can help address deep-rooted biological issues that may be contributing to your condition.
Trầm cảm có thể chữa trị được. Trong những phương pháp can thiệp khác nhau thì bác sĩ của bạn có thể kê thuốc chống trầm cảm để chữa trị cho bạn. Những loại thuốc này có thể thay đổi các chất hóa học trong não bộ. Chúng giúp giải quyết gốc rễ vấn đề sinh lý có thể góp phần gây ra trầm cảm.
But for many people, antidepressants alone aren’t enough. Your doctor may also recommend psychotherapy or talk therapy. Combining medications with talk therapy is a common treatment strategy.
Nhưng với nhiều người, chỉ riêng thuốc chống trầm cảm thì không đủ. Bác sĩ có thể giới thiệu điều trị tâm lý. Tổ hợp thuốc và tư vấn tâm lý là phương thức chữa trị thông thường nhất

3.“You can simply ‘snap out of it’” – “Bạn chỉ cần ‘bứt ra khỏi nó’” mà thôi
No one chooses to be depressed. Some people mistakenly believe that it happens when you allow yourself to wallow in your grief or sadness. They may think it can be cured with positive thoughts or a change in attitude.
Không ai chọn trầm cảm. Có nhiều người lầm tưởng rằng trầm cảm xảy ra khi bạn cho phép bản thân đắm chìm trong nỗi buồn. Họ nghĩ rằng trầm cảm có thể chữa khỏi với suy nghĩ tích cực hay thay đổi thái độ.
In reality, depression isn’t a sign of self-pity, weakness, or laziness. It’s a medical condition in which your brain chemistry, function, and structure are negatively affected by environmental or biological factors. If you suspect you’re experiencing it, make an appointment with your doctor.
Thực tế thì trầm cảm không phải là dấu hiệu bản thân yếu đuối, đáng thương hay lười biếng. Đó là một tình trạng y tế với các chất hóa học trong não bộ, chức năng và cấu trúc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường và sinh lý. Nếu bạn nghĩ mình đang trải nghiệm nó thì nên làm hẹn với bác sĩ.

4.“It happens because of a sad situation”- “Nó xảy ra vì một tình huống đáng buồn”

Everyone experiences sad thoughts or unhappiness sometimes. For example, you may feel upset following the death of a loved one or the end of a relationship. Events like these can raise your risk of depression. But depression isn’t always caused by a negative incident.
Mỗi người đều từng trải nghiệm qua suy nghĩ buồn bã hoặc không vui. Ví dụ như bạn có thể cảm thấy đau thương sau cái chết của người thân hay khi một mối quan hệ kết thúc. Sự kiện như thế có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Nhưng sự kiện tiêu cực không phải lúc nào cũng gây ra trầm cảm.
Depression can cause unexplained periods of hopelessness, sadness, and lethargy. You may also experience suicidal tendencies. These episodes can last for prolonged periods. They may arise suddenly and inexplicably, even when things in your life seems to be going well.
Trầm cảm có thể gây ra khoảng thời gian tuyệt vọng, buồn bã và thẫn thờ không thể giải thích được. Bạn cũng có thể trải nghiệm xu hướng tự tử. Những giai đoạn này có thể kéo dài. Chúng có thể bỗng dưng trỗi dậy và không có lý do gì cả, ngay cả khi cuộc sống của bạn có vẻ ổn.

5.“If your parents have depression, so will you” – “Nếu ba mẹ bạn mắc trầm cảm, thì bạn cũng vậy”

If you have a history of depression in your family, you’re more likely to develop it yourself, warns the Mayo Clinic. But experts aren’t sure how significant genetics are in determining your risk of depression. Just because your parents or other family members have experienced it doesn’t mean that you will too.
Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc trầm cảm thì bạn có khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người khác. Nhưng các chuyên gia không chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của di truyền trong viêc xác định nguy cơ mắc trầm cảm. Chỉ vì ba mẹ hay người thân trong gia đình bạn mắc trầm cảm, không có nghĩa rằng bạn cũng sẽ mắc bệnh.
It’s wise to be aware of your family history. But try not to worry too much about risk factors you can’t control. Instead, focus on factors that you can manage. For example, avoid abusing alcohol or drugs to help lower your risk of depression.
Chú ý đến tiền sử bệnh lý gia đình là một điều tốt. Nhưng cố gắng đừng lo lắng quá mức về các yếu tố nguy cơ mà bạn chẳng thể khống chế được. Thay vào đó chú trọng những yếu tố mà bạn có thể quản lý. Ví dụ tránh lạm dụng cồn hay thuốc để giúp hạ thấp nguy cơ mắc trầm cảm.

6. “Antidepressants will change your personality” – “Thuốc chống trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách bạn

Antidepressants change your brain chemistry. This might seem scary. You might worry that you’ll feel like an entirely different person when you’re taking them.
Thuốc chống trầm cảm thay đổi các chất hóa học trong não. Điều này nghe có vẻ đáng sợ. Bạn có thể lo lắng rằng bạn sẽ cảm thấy bản thân như một người hoàn toàn khác khi bạn dùng chúng.
It’s helpful to recognize that antidepressants are designed to change only certain chemicals in your brain. They may help relieve your symptoms of depression without changing your underlying personality. After taking them, many people with depression begin to feel like themselves again. If you don’t like how you feel while taking antidepressants, talk to your doctor about your treatment options.

Việc nhận ra thuốc chống trầm cảm được dùng để thay đổi một số chất hóa học trong não bộ rất có ích. Chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm mà không thay đổi tính cách bạn. Sau khi dùng chúng, có rất nhiều người mắc trầm cảm bắt đầu cảm thấy là chính mình. Nếu bạn không thích cảm giác sau khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lựa chọn chữa trị khác.

7. “You’ll have to be on antidepressants forever” – “Bạn phải dùng thuốc chống trầm cảm cả đời”
Antidepressants provide a long-term treatment option for many people with depression. But the length of time that you’re advised to take them can vary based on the severity of your condition and your prescribed treatment plan.
Thuốc chống trầm cảm cung cấp phương thức chữa trị lâu dài với nhiều người mắc trầm cảm. Nhưng khoảng thời gian dùng thuốc có thể khác nhau dựa trên mức độ nặng nhẹ của tình trạng và phác đồ điều trị của bạn.
You may not need to take antidepressants for the rest of your life. In many cases, your doctor may prescribe psychotherapy along with medication. This therapy can help you learn new ways of coping with life challenges and may lessen your need for medication over time. In other cases, taking antidepressants for longer periods may be the best choice for you.
Bạn có thể không cần dùng thuốc chống trầm cảm cả đời. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể giới thiệu bạn thử điều trị tâm lý chung với dùng thuốc. Điều trị tâm lý có thể giúp bạn học những cách đối phó với các thử thách trong cuộc sống và làm giảm lượng thuốc bạn cần dùng qua một thời gian. Với nhiều trường hợp khác, dùng thuốc chống trầm cảm trong một thời gian dài có thể là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

8. “Depression only affects women” – “Trầm cảm chỉ xảy ra ở phụ nữ”
Due to social pressures, many men aren’t comfortable discussing their feelings or asking for help. As a result, some people mistakenly believe that depression is a disease that only affects women.
Vì những áp lực trong xã hội mà đa phần nam giới không cảm thấy thoải mái khi nói về những cảm xúc của họ hay xin trợ giúp. Và hệ quả là có nhiều người lầm tưởng trầm cảm là rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở nữ giới.
That’s simply untrue. Women more commonly report symptoms of depression, but it can affect men as well. In fact, it can have serious consequences for men. They’re more likely to commit suicide than women. That’s why it’s so important to get help.
Điều này là sai lầm. Nữ giới thường báo cáo những triệu chứng phổ biến của trầm cảm nhưng rối loạn này cũng ảnh hưởng tới nam giới. Thực tế, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nam giới. Họ thường tự tử hơn phụ nữ. Đây là lý do vì sao xin trợ giúp rất quan trọng.

9. “Talking about it only makes things worse” – “Nói về trầm cảm chỉ làm nó tệ thêm”
It’s a common misconception that discussing depression merely reinforces destructive feelings and keeps you focused on negative experiences in life. But for many people, being alone with your thoughts is much more harmful than hashing them out.
Lầm tưởng thường thấy nhất là nói về trầm cảm chỉ làm tăng thêm cảm xúc sụp đổ và giữ bạn trong vòng suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Nhưng với nhiều người, một mình với suy nghĩ trầm cảm thường gây hại nhiều hơn tống nó ra ngoài.
It may help to talk to a supportive, reliable, and nonjudgmental listener about your feelings. Your loved ones may be willing to provide a sympathetic ear. But in many cases, a certified therapist is better equipped to provide the support you need.
Nói chuyện với một người lắng nghe, không phán xét và đáng tin cậy có thể giúp đỡ rất nhiều. Người thân của bạn có thể sẳn lòng lắng nghe. Nhưng trong nhiều trường hợp thì chuyên viên tư vấn tâm lý có bằng cấp có thể giúp bạn có được sự trợ giúp mà bạn cần.

Nguồn: http://www.healthline.com/health-slideshow/9-myths-depression
“Understand the Facts: Depression.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
“Statistics: Major Depression.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
“Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
“Statistics: Major Depression.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
“Facts and Statistics.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
“Understand the Facts: Depression.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
“Depression in Women: Understanding the Gender Gap.” Mayo Clinic. Accessed May 22. 2019.
“Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
Ritchie, Hannah and Roser, Max. “Depression.” Our World In Data. Accessed May 22, 2019.
“Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
“Depression: Key Facts.” World Health Organization. Accessed May 22, 2019.

Hits: 5