Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: sức khỏe tâm thần

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN

    Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo. Quyền năng đó gắn liền với một loại âm nhạc mang tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). Cùng Hương Kunkuns tìm hiểu về phương thức điều chỉnh tâm trạng bằng sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và nghệ thuật này nhé!


    Nhạc sóng não – khái niệm “lạ mà quen”Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giai điệu của loại âm nhạc này từng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đến thời Hy Lạp, Pythagoras đã tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre giúp làm dịu tâm trạng nóng giận của con người. Từ đó, âm nhạc được nhìn nhận như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc.

    Đến năm 1930, khoa học đã xác định được mọi suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn vào năm 1960, rằng từng trạng thái tâm lý (ngủ, làm việc, sáng tạo, tập trung, buồn, căng thẳng, …) đều phát ra một loại sóng não đặc thù. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong việc trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể dùng tần số đối trọng để cân bằng trạng thái não. Mãi đến thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.

    Nhiều năm qua, nhạc sóng não đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc. Dễ thấy nhất là tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở người hay bị áp lực, căng thẳng, âu lo. Các bác sĩ tâm lý còn dùng nhạc sóng não để giúp bệnh nhân thả lỏng tâm trí trong quá trình điều trị trầm cảm. Loại nhạc này được xem như một công cụ hỗ trợ giúp việc tập thiền đạt kết quả tốt hơn.

    Tuy nhiên, mỗi hoạt động của chúng ta đều gắn liền với một loại sóng não đặc thù. Làm thế nào để tận dụng nhạc sóng não hiệu quả?

    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN


    Chọn nhạc phù hợp với nhu cầuMỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhất định. Tất nhiên, bạn không thể đo điện não mỗi khi cần biết trạng thái não của mình và chọn nhạc sóng não phù hợp. Để dễ dàng hơn cho bạn, sau đây là 5 loại nhạc sóng não ứng với 5 nhu cầu cơ bản bạn có thể ứng dụng ngay:

    SÓNG NHẠC ALPHA – nghe lúc cần xả stress

    Khi bạn căng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng alpha. Lúc này, bạn cần nghe nhạc có sóng Alpha (8–12 Hz) để đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não.

    Lưu ý: Nghe nhạc sóng Alpha quá mức sẽ khiến trí não lờ đờ, phản ứng chậm.SÓNG NHẠC BETA – nghe khi cần tập trung cao độ


    Khi cảm thấy không đủ tỉnh táo để tập trung giải quyết vấn đề, bạn cần tìm đến nhạc sóng Beta (12–40 Hz). Đây là dạng sóng xuất hiện ở những người đang tập trung cao độ cho một màn diễn thuyết, bàn đấu thể thao hay giải quyết công việc. Nói cách khác, sóng Beta được xem như ‘chất kích thích’ khi não thiếu chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.

    Lưu ý: Lạm dụng sóng Beta khiến adrenaline tăng cao, gây bồn chồn, bất an.SÓNG NHẠC THETA – nghe để giữ tâm trí tỉnh táo


    Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, bạn cần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Theta (4–8 Hz) để đưa não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại sóng nhạc này giúp bạn gạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Theta còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.

    Lưu ý: Nghe nhiều sóng nhạc Thena quá mức nhu cầu sẽ dẫn đến trầm cảm.SÓNG NHẠC DELTA – nghe để có giấc ngủ sâu


    Loại nhạc sóng não này có tần số 0–4Hz (tần số thấp nhất), giúp bạn có giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở và các hoat động khác. Hơn thế, nghiên cứu còn cho thấy sóng nhạc Delta có tác dụng làm giảm các lượng hormon cortisol trong cơ thế, được cho là nguyên nhân gây lão hóa sớm.

    Lưu ý: Nghe sóng nhạc Delta quá nhiều dẫn đến hội chứng rối loạn giảm chú ý.SÓNG NHẠC GAMMA – nghe để khai mở tiềm năng não bộ


    Sóng não Gamma (40–100 Hz) có tần số cao nhất trong các loại sóng não, liên quan mật thiết đến năng lực xử lý cấp cao, như trí nhớ, học tập và liên kết thông tin. Về cơ chế, sóng Gamma giúp kích hoạt não bộ toàn diện và kết nối các giác quan cùng lúc để não đạt đến mức độ tri thức cao. Do đó, nghe nhạc sóng Gamma giúp việc học hỏi các đề tài mới nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời khai mở năng lực não bộ ở mức cao.

    Lưu ý: Não dung nạp quá nhiều sóng Gamma sẽ dẫn đến stress.


    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦNNghe nhạc sóng não đúng cáchVới những ưu điểm trên, nhạc sóng não được xem là cách hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, bạn cần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:

    Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao.Chỉ dành cho người trên 26 tuổi vì đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Dùng nhạc sóng não sớm hơn tuổi này sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt.Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…

    Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu thêm liệu bạn có đang dùng đúng nhạc sóng não không hoặc xin lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.

    Chúc bạn có thêm sự lựa chọn cho cuộc sống cân bằng với nhạc sóng não!

    Hits: 5

    KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CUỘC SỐNG CÓ LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN KHÔNG?

    Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, tiết tấu cuộc sống theo đó tăng nhanh, đồng nghĩa với áp lực công việc nặng nề hơn và yếu tố trí tuệ giữ vai trò quyết định. Y học tinh thần ngày nay không chỉ là chữa bệnh mà còn là bảo vệ và nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc phổ cập tri thức để mỗi người biết cách bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mình là rất cần thiết.

    Ai cũng biết cách tập luyện thể thao và ăn uống bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ thể chất nhưng lại không biết làm thế nào để giúp trí óc sảng khoái và năng động hơn. Muốn trí óc sảng khoái và năng động, phải có sức khoẻ tâm thần tốt hay một khả năng thích nghi linh hoạt với các tình huống của cuộc sống. Khả năng thích nghi nhanh thì tiềm lực sức khoẻ càng lớn.

    Chẳng hạn khi bạn gặp trắc trở và thất bại, bạn nên xem đó là thử thách phải vượt qua để có được thành công sau này. Mọi vấn đề đều có hai mặt. Vấn đề đó xấu hay tốt là do cách nhìn nhận của ta mà thôi.

    Thật vậy, trên đường đời đầy trở ngại và lo lắng, nếu bạn chỉ than thân trách phận, rồi mặc cảm, ngại ngùng… lập tức bạn đã tự đẩy mình vào một vòng xoắn luẩn quẩn của những stress nối tiếp vắt kiệt sức lực của bạn. Mỗi ngày trôi qua chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề phát sinh bất ngờ: thời tiết không thuận lợi, giao thông bị tắc nghẽn, mắc dịch cúm …đây là tất cả những gì mà người ta gọi là một cuộc sống “bình thường” – Không ai tránh được stress, cũng như không thể lường hết những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, song có thể hạn chế được nó nếu biết cách: một tâm lý vững vàng, một khả năng thích nghi đủ để làm chủ tình huống là điều bạn cần làm trước hết để bồi dưỡng sức khoẻ tâm thần và làm chủ cuộc đời bạn.

    Bất kể bạn là ai, bạn từ đâu đến, bạn làm nghề gì, nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn hôm nay và cả ngày mai – hãy thích nghi với hoàn cảnh để có sức khoẻ tâm trí tốt và một cuộc sống cân bằng.

    Bí quyết ư? Đó chính là sự điều chỉnh thái độ. Trạng thái căng thẳng tâm lý của bạn phụ thuộc chủ yếu vào tâm trí của bạn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thất vọng, buồn chán, hoặc cô đơn, mất ngủ … hãy biết cách tự chủ tức thì, chấp nhận thực tế, lấy lại thăng bằng tâm lý, lấy lại cảm hứng. Bằng cách giao tiếp cởi mở với mọi người, có trách nhiệm với bản thân, bày tỏ quan tâm đến người khác, bạn có thể học tập ở người khác những kỹ năng chống lại những căng thẳng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

    Tự thiếu hụt khả năng thích nghi là kẻ thù gây ra các chứng bệnh suy nhược thần kinh. Biết cách đối phó và thích nghi nhanh với tình huống chính là vũ khí giúp ta gìn giữ một thể chất khoẻ mạnh cân bằng. Khi bạn gặp bế tắc, không nên chỉ loanh quanh sợ không có tiền đồ, cứ chọn lấy hành động trước, nỗ lực thực hiện, tìm kiếm thành công. Ai có thái độ sống lạc quan, tinh thần sẽ nhẹ nhõm và nhiều chứng đau mỏi khó chịu khác như đầu óc quay cuồng, phiền não mất ngủ, tim hồi hộp … cũng tự nhiên biến mất. Rất nhiều người trong số chúng ta đang mắc kẹt trong những chuyện rắc rối về bản thân mình và những hành vi ứng xử làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của chúng ta. Chúng ta muốn thoát khỏi những cách xử sự nhất định đó, nhưng chúng ta có sẵn sàng hoà nhập vào thế giới bên ngoài hay không?

    Mỗi chúng ta không được lười suy nghĩ, không được để cho trí óc mòn mỏi vô nghĩa, phải tập tư duy, phải có thói quen tư duy lô-gic mới có thể làm chủ được bản thân và góp phần làm chủ xã hội. Chúng ta không thụ động chờ tương lai đi tới mà phải hết sức chủ động: chủ động đề ra mục tiêu và chủ động chiếm lĩnh mục tiêu, bắt tương lai đến với ta theo ý muốn của ta.

    Bạn chính là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Lo lắng về những gì chưa xảy ra hay đã xảy ra thì chỉ tốn công sức và mệt mỏi thôi. Hãy sử dụng thời gian để làm việc có ích cho đời và quên đi những nỗi buồn lo, biết thích nghi để gìn giữ sức khoẻ tâm trí cho mình, đó mới chính là chân lý của cuộc sống.

    Hits: 3

    9 LẦM TƯỞNG VỀ TRẦM CẢM 9 Depression Myths

    Depression is one of the leading causes of disease around the world. Nonetheless, many myths and misconceptions about it persist. People who experience depression often face prejudice due to the stigma attached to mental health disorders. To help combat this prejudice and stigma, it’s important to learn the facts about depression.

    Learn about some of the common myths and misconceptions surrounding depression, as well as the realities of this disease.

    1. “Depression isn’t a real illness” – “Trầm cảm không phải rối loạn thực sự”
    Many people mistakenly believe that depression is mere sadness or even a weakness of character. But in fact, depression is a complex mental health disorder. It has social, psychological, and biological origins, and it can be treated in a variety of ways.
    Có rất nhiều người tin tưởng sai lầm rằng trầm cảm chỉ là buồn bã hay là tính cách yếu đuối. Nhưng thực sự trầm cảm là một dạng rối loạn sức khỏe tâm lý phức tạp. Nó khởi nguồn từ khía cạnh xã hội, tâm lý và sinh lý, và nó có thể được điều trị theo nhiều cách.
    If you think you may be experiencing depression, don’t write it off as normal. Instead, talk to your doctor. They can help you get the support you need to manage your condition.
    Nếu bạn nghĩ bạn đang mắc phải trầm cảm, đừng vội cho rằng đó là bình thường. Thay vào đó, nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm kiếm sự trợ giúp mà bạn cần để có thể quản lý tình huống của bạn.

    2. “Antidepressants always cure depression” – “Thuốc chống trầm cảm luôn luôn chữa khỏi trầm cảm”

    Depression is treatable. Among other interventions, your doctor may prescribe antidepressant medications. These drugs alter your brain chemistry. They can help address deep-rooted biological issues that may be contributing to your condition.
    Trầm cảm có thể chữa trị được. Trong những phương pháp can thiệp khác nhau thì bác sĩ của bạn có thể kê thuốc chống trầm cảm để chữa trị cho bạn. Những loại thuốc này có thể thay đổi các chất hóa học trong não bộ. Chúng giúp giải quyết gốc rễ vấn đề sinh lý có thể góp phần gây ra trầm cảm.
    But for many people, antidepressants alone aren’t enough. Your doctor may also recommend psychotherapy or talk therapy. Combining medications with talk therapy is a common treatment strategy.
    Nhưng với nhiều người, chỉ riêng thuốc chống trầm cảm thì không đủ. Bác sĩ có thể giới thiệu điều trị tâm lý. Tổ hợp thuốc và tư vấn tâm lý là phương thức chữa trị thông thường nhất

    3.“You can simply ‘snap out of it’” – “Bạn chỉ cần ‘bứt ra khỏi nó’” mà thôi
    No one chooses to be depressed. Some people mistakenly believe that it happens when you allow yourself to wallow in your grief or sadness. They may think it can be cured with positive thoughts or a change in attitude.
    Không ai chọn trầm cảm. Có nhiều người lầm tưởng rằng trầm cảm xảy ra khi bạn cho phép bản thân đắm chìm trong nỗi buồn. Họ nghĩ rằng trầm cảm có thể chữa khỏi với suy nghĩ tích cực hay thay đổi thái độ.
    In reality, depression isn’t a sign of self-pity, weakness, or laziness. It’s a medical condition in which your brain chemistry, function, and structure are negatively affected by environmental or biological factors. If you suspect you’re experiencing it, make an appointment with your doctor.
    Thực tế thì trầm cảm không phải là dấu hiệu bản thân yếu đuối, đáng thương hay lười biếng. Đó là một tình trạng y tế với các chất hóa học trong não bộ, chức năng và cấu trúc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các yếu tố môi trường và sinh lý. Nếu bạn nghĩ mình đang trải nghiệm nó thì nên làm hẹn với bác sĩ.

    4.“It happens because of a sad situation”- “Nó xảy ra vì một tình huống đáng buồn”

    Everyone experiences sad thoughts or unhappiness sometimes. For example, you may feel upset following the death of a loved one or the end of a relationship. Events like these can raise your risk of depression. But depression isn’t always caused by a negative incident.
    Mỗi người đều từng trải nghiệm qua suy nghĩ buồn bã hoặc không vui. Ví dụ như bạn có thể cảm thấy đau thương sau cái chết của người thân hay khi một mối quan hệ kết thúc. Sự kiện như thế có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm. Nhưng sự kiện tiêu cực không phải lúc nào cũng gây ra trầm cảm.
    Depression can cause unexplained periods of hopelessness, sadness, and lethargy. You may also experience suicidal tendencies. These episodes can last for prolonged periods. They may arise suddenly and inexplicably, even when things in your life seems to be going well.
    Trầm cảm có thể gây ra khoảng thời gian tuyệt vọng, buồn bã và thẫn thờ không thể giải thích được. Bạn cũng có thể trải nghiệm xu hướng tự tử. Những giai đoạn này có thể kéo dài. Chúng có thể bỗng dưng trỗi dậy và không có lý do gì cả, ngay cả khi cuộc sống của bạn có vẻ ổn.

    5.“If your parents have depression, so will you” – “Nếu ba mẹ bạn mắc trầm cảm, thì bạn cũng vậy”

    If you have a history of depression in your family, you’re more likely to develop it yourself, warns the Mayo Clinic. But experts aren’t sure how significant genetics are in determining your risk of depression. Just because your parents or other family members have experienced it doesn’t mean that you will too.
    Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc trầm cảm thì bạn có khả năng mắc trầm cảm cao hơn những người khác. Nhưng các chuyên gia không chắc chắn về mức độ ảnh hưởng của di truyền trong viêc xác định nguy cơ mắc trầm cảm. Chỉ vì ba mẹ hay người thân trong gia đình bạn mắc trầm cảm, không có nghĩa rằng bạn cũng sẽ mắc bệnh.
    It’s wise to be aware of your family history. But try not to worry too much about risk factors you can’t control. Instead, focus on factors that you can manage. For example, avoid abusing alcohol or drugs to help lower your risk of depression.
    Chú ý đến tiền sử bệnh lý gia đình là một điều tốt. Nhưng cố gắng đừng lo lắng quá mức về các yếu tố nguy cơ mà bạn chẳng thể khống chế được. Thay vào đó chú trọng những yếu tố mà bạn có thể quản lý. Ví dụ tránh lạm dụng cồn hay thuốc để giúp hạ thấp nguy cơ mắc trầm cảm.

    6. “Antidepressants will change your personality” – “Thuốc chống trầm cảm sẽ làm thay đổi tính cách bạn

    Antidepressants change your brain chemistry. This might seem scary. You might worry that you’ll feel like an entirely different person when you’re taking them.
    Thuốc chống trầm cảm thay đổi các chất hóa học trong não. Điều này nghe có vẻ đáng sợ. Bạn có thể lo lắng rằng bạn sẽ cảm thấy bản thân như một người hoàn toàn khác khi bạn dùng chúng.
    It’s helpful to recognize that antidepressants are designed to change only certain chemicals in your brain. They may help relieve your symptoms of depression without changing your underlying personality. After taking them, many people with depression begin to feel like themselves again. If you don’t like how you feel while taking antidepressants, talk to your doctor about your treatment options.

    Việc nhận ra thuốc chống trầm cảm được dùng để thay đổi một số chất hóa học trong não bộ rất có ích. Chúng có thể giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm mà không thay đổi tính cách bạn. Sau khi dùng chúng, có rất nhiều người mắc trầm cảm bắt đầu cảm thấy là chính mình. Nếu bạn không thích cảm giác sau khi dùng thuốc chống trầm cảm, hãy nói chuyện với bác sĩ về những lựa chọn chữa trị khác.

    7. “You’ll have to be on antidepressants forever” – “Bạn phải dùng thuốc chống trầm cảm cả đời”
    Antidepressants provide a long-term treatment option for many people with depression. But the length of time that you’re advised to take them can vary based on the severity of your condition and your prescribed treatment plan.
    Thuốc chống trầm cảm cung cấp phương thức chữa trị lâu dài với nhiều người mắc trầm cảm. Nhưng khoảng thời gian dùng thuốc có thể khác nhau dựa trên mức độ nặng nhẹ của tình trạng và phác đồ điều trị của bạn.
    You may not need to take antidepressants for the rest of your life. In many cases, your doctor may prescribe psychotherapy along with medication. This therapy can help you learn new ways of coping with life challenges and may lessen your need for medication over time. In other cases, taking antidepressants for longer periods may be the best choice for you.
    Bạn có thể không cần dùng thuốc chống trầm cảm cả đời. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể giới thiệu bạn thử điều trị tâm lý chung với dùng thuốc. Điều trị tâm lý có thể giúp bạn học những cách đối phó với các thử thách trong cuộc sống và làm giảm lượng thuốc bạn cần dùng qua một thời gian. Với nhiều trường hợp khác, dùng thuốc chống trầm cảm trong một thời gian dài có thể là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn.

    8. “Depression only affects women” – “Trầm cảm chỉ xảy ra ở phụ nữ”
    Due to social pressures, many men aren’t comfortable discussing their feelings or asking for help. As a result, some people mistakenly believe that depression is a disease that only affects women.
    Vì những áp lực trong xã hội mà đa phần nam giới không cảm thấy thoải mái khi nói về những cảm xúc của họ hay xin trợ giúp. Và hệ quả là có nhiều người lầm tưởng trầm cảm là rối loạn tâm lý chỉ xảy ra ở nữ giới.
    That’s simply untrue. Women more commonly report symptoms of depression, but it can affect men as well. In fact, it can have serious consequences for men. They’re more likely to commit suicide than women. That’s why it’s so important to get help.
    Điều này là sai lầm. Nữ giới thường báo cáo những triệu chứng phổ biến của trầm cảm nhưng rối loạn này cũng ảnh hưởng tới nam giới. Thực tế, nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ở nam giới. Họ thường tự tử hơn phụ nữ. Đây là lý do vì sao xin trợ giúp rất quan trọng.

    9. “Talking about it only makes things worse” – “Nói về trầm cảm chỉ làm nó tệ thêm”
    It’s a common misconception that discussing depression merely reinforces destructive feelings and keeps you focused on negative experiences in life. But for many people, being alone with your thoughts is much more harmful than hashing them out.
    Lầm tưởng thường thấy nhất là nói về trầm cảm chỉ làm tăng thêm cảm xúc sụp đổ và giữ bạn trong vòng suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Nhưng với nhiều người, một mình với suy nghĩ trầm cảm thường gây hại nhiều hơn tống nó ra ngoài.
    It may help to talk to a supportive, reliable, and nonjudgmental listener about your feelings. Your loved ones may be willing to provide a sympathetic ear. But in many cases, a certified therapist is better equipped to provide the support you need.
    Nói chuyện với một người lắng nghe, không phán xét và đáng tin cậy có thể giúp đỡ rất nhiều. Người thân của bạn có thể sẳn lòng lắng nghe. Nhưng trong nhiều trường hợp thì chuyên viên tư vấn tâm lý có bằng cấp có thể giúp bạn có được sự trợ giúp mà bạn cần.

    Nguồn: http://www.healthline.com/health-slideshow/9-myths-depression
    “Understand the Facts: Depression.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
    “Statistics: Major Depression.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
    “Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
    “Statistics: Major Depression.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
    “Facts and Statistics.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
    “Understand the Facts: Depression.” Anxiety and Depression Association of America. Accessed May 22, 2019.
    “Depression in Women: Understanding the Gender Gap.” Mayo Clinic. Accessed May 22. 2019.
    “Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
    Ritchie, Hannah and Roser, Max. “Depression.” Our World In Data. Accessed May 22, 2019.
    “Depression: Overview.” National Institute of Mental Health. Accessed May 22, 2019.
    “Depression: Key Facts.” World Health Organization. Accessed May 22, 2019.

    Hits: 5