Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: bệnh tâm lý

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang đe dọa tính mạng của nhiều người mắc phải. Thực tế cho thấy rằng số lượng nạn nhân của căn bệnh này tăng lên qua từng năm gây nên một ảnh hưởng lớn cho xã hội vì vậy điều trị trầm cảm là vấn đề cấp thiết được quan tâm hiện nay. Đối diện với căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia tâm lý đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau và chứng minh hiệu quả đáng kinh ngạc. Sử dụng thuốc là cách chữa trầm cảm phổ biến nhưng lạm dụng thuốc quá nhiều chẳng những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn.

Sau đây, tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.

Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc

Để thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ, trước hết chúng ta cần phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Có sức khỏe, bản thân mới có thể vượt qua những chướng ngại tâm lý và chống lại bệnh tật. Muốn vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, ổn định. 

Người mắc bệnh trầm cảm nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein, chất dinh dưỡng và vitamin như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, đậu, và các loại rau củ xanh, cà chua, táo, nho, bí đỏ,…, những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Không chỉ chú ý ăn uống mà giấc ngủ của người bệnh cũng nên được quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu nhưng hãy cố gắng ăn uống với một chế độ hợp lý, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ của mình. Khi chìm vào giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan, buồn chán và dành thời gian cho não bộ được nghỉ ngơi.Vận động 

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Vận động thể chất

Những bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, yoga,  không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo mà còn là một cách điều trị trầm cảm cực tốt thông qua giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. 

Người mắc bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ không mấy lạc quan về cuộc sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, u uất, việc ra ngoài thực hiện những bài yoga giúp họ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và người khác, có sự tiếp xúc và vui vẻ với mọi người hơn, 

Âm nhạc trị liệu

Việc nghe nhạc để chữa trầm cảm cũng được rất nhiều những chuyên gia khuyên dùng. Những bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga giúp người bệnh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, muộn phiền. Để tâm trạng, cảm xúc bay theo những điệu nhạc, người bệnh sẽ cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp và đáng sống biết bao.

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trị liệu tâm lý

Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc được các bác sĩ tâm lý thế giới tin tưởng nhất chính là trị liệu tâm lý. Đây là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, khoa học nhằm tác động vào tâm lý người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ, loại bỏ những chướng ngại trong cảm xúc, hành vi bệnh nhân. Đó có thể là những buổi tư vấn cá nhân giữa bệnh nhân và chuyên gia nhằm giúp người bệnh tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, khiến họ tự thấy sai lầm của mình và thay đổi trong suy nghĩ. Hoặc có thể đó là những buổi trị liệu nhóm, để những người cùng mắc bệnh trầm cảm chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, cùng tạo cho nhau động lực để thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Fanpage http://facebook.com/huongkunkuns1990

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN
http://ebook.huongkunkuns.com

Hits: 3

DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở TRẺ EM

Những con số đáng lo ngại

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố của nước ta cho thấy, mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em cũng vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Đồng thời, các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người (sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình, theo báo Kiến Thức.

Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?
Theo các tài liệu y khoa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có thể do bệnh nhân bị căng thẳng trong cuộc sống hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim, hô hấp, ung thư…

Trong đó, các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) và các vấn đề hướng ngoại (tăng động và giảm chú ý…).

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua. Do đó, bạn ­có thể cho rằng đó chỉ là những thay đổi về cảm xúc và thể chất của trẻ. Các nghiên cứu mới đây tập trung vào chứng trầm cảm “được ngụy trang”, nghĩa là khi trẻ bộc lộ bằng cách ứng xử giận dữ rất khác với bình thường. Nhiều trẻ còn có biểu hiện buồn bã hoặc chán chường khi giao tiếp với người lớn bị trầm cảm.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em cơ bản thường bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua.
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn, cụ thể như sau:

– Triệu chứng cơ thể:

Cảm giác đau chính là triệu chứng hay được kể đến. Theo đó, trẻ thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…

Tuy nhiên, các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nêu trên cũng xảy ra khá phổ biến nên đôi khi, với những dấu hiệu này mọi người thường bỏ qua và cũng khó phát hiện chẩn đoán sớm. Chưa kể, đa phần các trường hợp này, bố mẹ thường đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu điều trị các dấu hiệu kể trên nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

– Khí sắc trầm:

Với biểu hiện này, trẻ thường có cảm giác buồn chán không rõ rệt, cũng không giải thích được nguyên nhân tại sao. Đồng thời hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể, các hoạt động đông người.

– Giảm chú ý, khó tập trung:

Đây là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ có thể thấy ngay ở kết quả học tập của trẻ. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng tùy thuộc vào từng trẻ. Đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.

Song, bên cạnh đó, một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập. Kết quả bước đầu có thể tốt nhưng sau đó cũng bị giảm sút một cách rõ rệt.

– Tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp:

Trẻ thu mình, tự cô lập và không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, liên tục phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.

Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh và cả những người xung quanh, thậm chí là những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ tình trạng kém nhiệt tình đến thờ ơ…

– Rối loạn ăn uống:

Biểu hiện nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp ăn nhiều hơn bình thường, hoặc ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân.

– Rối loạn giấc ngủ:

Trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…

– Rối loạn hành vi:

Với những trẻ mắc bệnh trầm cảm, ngoài các biểu hiện kể trên, trẻ còn bị rối loạn hành vi như: quậy phá, chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trộm cắp, dễ sa vào con đường xấu…

– Tự sát:

Đây cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm nói chung (ở cả người lớn và trẻ em).

Trẻ có thể cảm thấy tồi tệ đến mức muốn thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Do vậy, theo nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, trầm cảm là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung… kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần phải đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hits: 9