Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: Bí quyết

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    4 BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN ĐỂ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN CÁCH LY XÃ HỘI

    LOCKED DOWN, COOPED UP AND SPIRITS DOWN
    Thái độ sống tích cực là điều tiên quyết giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh. Chúng ta cần điều chỉnh thói quen sống để giữ an toàn cho bản thân, nhưng quan trọng hơn là phải bảo đảm duy trì cuộc sống khoẻ mạnh, giữ tinh thần lạc quan ngay cả khi phải “giam lỏng” mình trong 4 bức tường nhà để phòng dịch.
    Keeping a positive attitude is the hallmark of making it through. We need to alter our habits, but we can still have a healthy and reasonably happy life-style even “in captivity”.

    Nói chung, chăm sóc sức khỏe chủ động (wellness and self-care) cần có sự kết hợp của 5 yếu tố không thể tách rời nhau là Vận động thể chất, Chế độ dinh dưỡng hợp lý, Chăm sóc sức khoẻ tinh thần: kiểm soát căng thẳng, tránh trầm cảm, ngủ đủ giấc và có thể bổ sung cho cơ thể một số chất thiết yếu.
    Generally, wellness and our self-care have 5 components, all holistically related (can’t have one without the others). We need exercise and movement, good nutrition, managing stress, depression, and other mental imbalance including poor sleep, and perhaps some nutritional supplements.
    TẬP THỂ DỤC, VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT:
    Bài tập vận động tại nhà có thể áp dụng là Tabata hoặc phương pháp tập ở cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Phương pháp này giúp cái thiện sức khoẻ tim mạch và tăng cường thể chất. Hơn nữa, tập thể dục, vận động thể chất góp phần giup chúng ta giữ được tâm trạng tích cực. Thực hiện các bài tập này không cần thêm dụng cụ tập gym nào: chỉ cần cơ thể sẵn sàng là được. Bên cạnh đó, dù bị “trói buộc” trong không gian nhỏ hẹp thế nào, thì hãy tìm cách thường xuyên vận động cơ thể
    Exercise: Even though at home, there are Tabata or High Intensity Interval Training (HIIT) that can keep your cardio and strength up. Plus, exercise helps a positive mood. These exercises can be done without extra gym equipment: just your own body. Also, KEEP MOVING, although somewhat confined: those screens can be your enemy!
    DINH DƯỠNG:
    Nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn vặt khi tâm trạng căng thẳng, buồn chán. Chìa khóa để vượt qua tình trạng này là xây dựng chế độ ăn uống chú trọng thực vật, luôn để sẵn các loại rau củ quả trong nhà.
    Ăn quá nhiều carbohydrate (carbs) không những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá mà còn có thể dẫn đến chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.
    “Tập nhẹ” sau bữa ăn xế là một “mẹo” hữu ích được một số người áp dụng, chỉ cần một bài tập vận động nhỏ, chẳng hạn như chống đẩy 10 lần hoặc thực hiện tư thế plank trong một phút….
    Nutrition: Many of us tend to overeat or eat junk, when under stress or boredom. Having wholesome, vegetable-based diet easily available in our homes, is key. Too much carbohydrate not only packs on weight, but with the peaks and valleys of their digestion, can contribute to depression and anxiety. Some do “exercise snacks”: when tempted to snack between meals, they do a quick single exercise, like 10 push-ups or a one-minute plank.
    NGỦ ĐỦ GIẤC VÀ KIỂM SOÁT STRESS
    Trong tình hình hiện nay, chúng ta đều có nhiều thứ để lo lắng: công việc, tình hình kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, nguy cơ lây nhiễm Covid, … , cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã làm gia tăng tình trạng trầm cảm, chứng rối loạn giấc ngủ…, tình trạng này như một vòng tuần hoàn lặp lại, kéo dài sẽ gây ra chứng thiếu ngủ, và thiếu ngủ thì càng làm cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngủ sớm hơn một tiếng và thức dậy sớm hơn 1 tiếng có thể giúp giảm bớt trầm cảm.
    Tuân thủ tập luyện một thói quen hàng ngày: tập thể dục, cầu nguyện theo tín ngưỡng, thiền hoặc tập yoga… cũng đều rất hữu ích.
    Hãy luôn nhớ rằng: Đại dịch này sẽ kết thúc và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống “bình thường mới” một ngày không xa.
    THỰC PHẨM BỔ SUNG:
    Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Như một điều tự nhiên, đa số người Việt Nam đều thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân gây loãng xương và cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Biết cách tra cứu và cập nhật kiến thức y khoa, các bệnh lý thường gặp rất cần thiết và giúp chúng ta biết cách sử dụng thuốc an toàn, biết cách tự chăm sóc y tế tại nhà một cách hợp lý.
    Supplements: Each individual will have their own needs. As a rule, most Vietnamese are low in Vitamin D, weakening the bones and opening them up to more infections. It is important to look up and gain some knowledge about common, minor illnesses, so the proper medicines and care can be done at home.

    Hits: 2

    5 bí quyết cân bằng cuộc sống và công việc

    Some tips for having good work-life balance5 bí quyết để cân bằng cuộc sống và công việc

    1. Make detailed plans: Lập kế hoạch chi tiết

    2. Learn to manage your time: Học cách quản lý thời gian của bạn+ Make a daily schedule: Tạo thời gian biểu hàng ngày+ Set a time limit on every task: Thiết lập giới hạn thời gian cho mỗi nhiệm vụ+ Decide everything quickly: Quyết định mọi thứ thật nhanh+ Keep yourself focused: Giữ cho mình tập trung+ Do important things first: Làm những điều quan trọng đầu tiên. ….

    3. Set your goals: Thiết lập mục tiêu của bạnGoals give our lives meaning. If you are passionate about a goal or dream of yours then don’t stop until you achieve it.Mục tiêu mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Hãy đặt mục tiêu và đừng bỏ cuộc cho đến khi bạn đạt được nó.

    4. Have a healthy lifestyle, positive thinking: Có một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực

    5. Make a daily habit: Reading before bed time is not simply a habit, because it helped me a lot in my life. It helps me to improve my memory, learn more useful knowledge, and relax my mind after a long and exhausting day.Việc đọc sách trước khi ngủ không đơn giản chỉ còn là một thói quen, nó còn giúp tôi luyện được khả năng ghi nhớ tốt hơn, biết được nhiều kiến thức bổ ích hơn, và thư giãn đầu óc sau một ngày dài mệt mỏi

    Hits: 2