Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: dấu hiệu trầm cảm

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Bạn có tin:chó cũng bị trầm cảm?

Trầm cảm chó

Chó được coi là người bạn động vật tốt nhất của con người, chúng luôn ở bên cạnh an ủi bạn bất cứ lúc vui hay lúc buồn. Cảm giác của bạn có thể được vỗ về bởi những con vật này, nhưng bạn có thể đáp lại sự quan tâm này không, bạn có biết lúc nào những con chó đang buồn hay thất vọng không?
Từ trước đến giờ, con người có thể đã nói nhiều về sức khỏe thể chất của những con vật nhưng sức khỏe tinh thần của chó không thực sự được để ý. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ nhà thần kinh học Gregory Berns của Đại học Emory phát hiện, cho cũng có cảm xúc như con người và những cảm biến của chúng nằm trong não giống con người.
Mặc dù chó thường không trải qua cảm giác kiểu như trầm cảm lâm sàng ở người, nhưng chúng cũng có thể trải qua những nỗi buồn nhất định. Vậy làm thế nào để con người giúp chúng cảm thấy tốt hơn? Các bác sĩ thú y đã cho biết những triệu chứng khi một con chó đang trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần, cách con người có thể giúp chúng thoát khỏi nó.

Tại sao sức khỏe tinh thần của chó lại quan trọng?

Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất lớn đối với cuộc sống loài chó. Việc trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng cũng như chính bạn, gây ra những lo ngại về an toàn cho người khác, cũng như những vật nuôi khác xung quanh con vật cưng của bạn. Những con chó bình thường nếu gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hành vi phá phách, phản ứng và sợ hãi và cần được giúp đỡ.

Làm sao để biết con chó của bạn đang có vấn đề?

Các dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần ở chó tương tự như ở người một cách đáng ngạc nhiên. Giống như khi chúng ta bị trầm cảm, chó sẽ thể hiện những thay đổi trong hành vi.
Một chú chó từng có cuộc sống rất vui tươi và năng động bỗng trở nên lạnh lùng, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thu mình hoặc kém hoạt động. Ngoài ra, chúng có thể có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ.

Những lý do chính khiến chó bị căng thẳng, trầm cảm

Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng ở chó là do thiếu tập thể dục, thiếu sự kích thích và huấn luyện, cũng như không có lối thoát cho năng lượng và thiếu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thú y khuyên rằng, chó con nên được tiếp xúc với những con chó khác, con người, tiếng ồn và môi trường khác nhau.
Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày bình thường của chó cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng và trầm cảm. Chẳng hạn như các sự kiện xảy ra trong gia đình, như chuyển đến nhà mới, vật nuôi mới hoặc người mới gia nhập gia đình, một thành viên trong gia đình (có thể là động vật hoặc người) mới mất, người chủ thay đổi lịch trình làm việc, đều có thể gây ra những trầm cảm và lo lắng ở vật nuôi.

Làm cách nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của loài chó?

Hầu hết vật nuôi sẽ trở lại sau những cơn trầm cảm hoặc lo lắng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, trong khi những con khác có thể cần sự giúp đỡ từ chủ nhân. Bạn nên thực hiện nhiều hơn một chút đối với các hoạt động thường ngày mà chú chó của bạn thích làm, như bế hoặc đi bơi, hãy tăng tường tập thể dục, đi dạo ngoài trời với chú chó.
Bác sĩ thú y cũng khuyên bạn nên củng cố các hành vi tích cực, khen thưởng những hành động tốt bằng đồ ăn vặt, thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đồng thời, việc giao lưu với những vật nuôi khác ở gần đó cũng giúp ích cho chú chó đang có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những con vật đang đau buồn vì thương tiếc một người bạn đồng hành đã mất. Chơi với những con chó khác là cách tốt để giúp con chó của bạn tập thể dục và quên đi những lo lắng hiện tại của chúng.
Sức khỏe thần của chó chủ yếu liên quan đến việc tập thể dục, bồi bổ sức khỏe thể chất và giao tiếp. Các khóa học luyện tập sự nhanh nhẹn và đi bộ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang có một khoảng sân rộng. Đi dạo là sự kích thích tinh thần tốt hơn khi ở nhà.
Ngoài ra, hãy làm giàu kiến thức cho những chú chó, kích thích não bộ bằng các câu đố và trò chơi, chẳng hạn như giấu đồ ăn vặt và đồ chơi xung quanh nhà hoặc sân và thách thức con chó tìm nó và lấy đồ vật đó.

Người nuôi chó nên tránh làm gì?

Chó là loài vật rất biết đồng cảm và có thể tiếp nhận cảm xúc của con người khá nhanh, cho nên bạn nên tránh thể hiện cảm xúc của chính mình lên thú cưng. Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Thụy Điển, xem xét nồng độ hormone gây căng thẳng lâu dài ở người và vật nuôi của họ, phát hiện ra rằng những con chó có mức độ căng thẳng tương tự như chủ của chúng.
Chó có xu hướng đón nhận những cảm giác tiêu cực mà chủ nhân của chúng gây ra, có thể biểu hiện như trầm cảm và chán ăn. Chúng rất nhạy cảm với cảm giác lo lắng và tức giận nữa.
Trên thực tế có thể bạn đã luôn dành tình yêu thương cho thú cưng của mình, nhưng nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe tinh thần của những chú chó và đang chứng kiến những hành vi đáng lo ngại, bạn nên để cho chú chó của mình một khoảng lặng. Có nghĩa là nên tránh dùng sự quan tâm và đối xử quá mức với thú cưng đang hờn dỗi, nếu bạn càng đến gần, chó có sẽ nghĩ rằng bạn đang khuyến khích và khen thưởng hành vi đó.

Lúc nào bạn nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ thú y

Các vấn đề về sức khỏe tinh thần của loài chó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu bị bỏ qua quá lâu. Nếu thú cưng của bạn không thể khỏi trầm cảm hoặc lo lắng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với chuyên gia hành vi hoặc bác sĩ thú y..
Các bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng. Điều quan trọng là phải khám thú y cho những con chó này, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm máu trước để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe y tế nghiêm trọng nào.

Hits: 3

Nguyên Nhân Thực Sự Gây Ra Trầm Cảm?

Trầm Cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới tính nào. Nó không chừa một ai. Nhưng nguyên nhân trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến một cách rõ ràng, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân trầm cảm và không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nó.

Hits: 3

Tôi Đã Có Những Ngày Tháng Tối Tăm Như Thế

Tôi đã có giai đoạn sống chung với trầm cảm. Có đôi khi nó rất nặng nề, có đôi khi nó nhẹ nhàng, đến lúc đôi khi tôi chẳng thể nhận ra mình đang mắc trầm cảm. Tôi bắt đầu có dấu hiệu đầu tiên từ khi ôn thi Đại học, nhưng chỉ diễn ra vài tháng rồi ẩn nấp trong tôi đến sau khi sinh con thì nó trỗi dậy dữ dội. Nếu tính từ lúc bắt đầu, đến khi tôi được chẩn đoán lâm sàng cũng đến 10 năm. Và sau đó là cả một chặng đường dài đấu tranh và vượt qua nó. Khi ý thức được mình bị bệnh, tôi chủ động tìm hiểu kiến thức về trầm cảm. Nó giống như màn sương mù dày đặc âm thầm cuốn lấy và ám ảnh cuộc sống của tôi từng ngày. Rất khó để tôi nhìn thấy được lối ra và nó che lấy tầm nhìn tôi về một tương lai tích cực. Bế tắc vô cùng.

Suốt nhiều năm tìm hiểu cách tự điều trị, tôi đã cố gắng rất nhiều để có thể hiểu được mình cảm thấy như thế nào khi trầm cảm trở lại và tôi đã học lấy cách chăm sóc bản thân tốt nhất khi mình bệnh.

Một thời gian tôi dùng thuốc, cũng có sự cải thiện mặc dù tác dụng phụ không ít. Tôi dần ổn định trở lại và hoà nhập cuộc sống. Nhưng … Mỗi khi tôi cảm nhận được trong lòng mình một thoáng buồn bã không lý do, hay khi tôi cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường thì đó là một sự cảnh báo sớm với tôi. Tôi lo lắng, sợ hãi khi nghĩ con quái vật đó sắp quay trở lại. Tôi càng hoảng loạn, nó càng đến nhanh. Tôi suy nghĩ miên man luẩn quẩn đến những tình huống tệ nhất. Tôi cảm thấy nguy hiểm đang rình rập. Đây là giai đoạn quan trọng. Và việc nó có quay lại không hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của tôi. Tìm đến thuốc hay làm thế nào đây? Tôi phải lựa chọn. Và sau rất nhiều lần thoái chí, thì tôi cũng quyết định đối mặt với nó lần nữa. Hoá ra, nỗi sợ chỉ thực sự đáng sợ khi ta cứ cố tình né tránh nó. Tôi dừng lại và hít thở thật sâu. Cứ như thế 10 lần. Tôi nhớ lại bản thân mình mạnh mẽ như thế nào, trải nghiệm trong quá khứ ra sao. Tôi tự nói với mình trong gương: “Sợ hãi tái phát trầm cảm là điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. Cảm thấy lo âu là điều tự nhiên. Mày là người sống sót. Hãy nhớ lại những gì  mà mày đã học được. Bất kể chuyện gì xảy ra sau này, nhớ rằng mày có thể giải quyết nó“.

Tôi nhận ra rằng tôi cần học cách cảm nhận chính mình, nhận ra được thời điểm nào tôi bắt đầu rơi xuống, đồng thời cần có phương án đỡ lấy bản thân trước khi chạm xuống đáy. Đây thực sự là một kỹ năng quan trọng. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của tôi là suy nghĩ thê thảm: Không ai hiểu mình cả. Ai cũng hạnh phúc hơn mình. Mình sẽ chẳng thể bao giờ hồi phục được. Nhưng có ai quan tâm chứ? Dù mình có cố gắng cách mấy cũng vậy thôi. Mình sẽ chẳng bao giờ đủ tốt cả.

Một khi tôi bắt đầu suy nghĩ hay nói những điều như thế, tôi biết rằng cơn trầm cảm của mình đang chuẩn bị phát tác. Một dấu hiệu khác là khi tôi tụt mood trong vài ngày và tôi nhận thấy khó có thể hoàn thành công việc hằng ngày, tôi cố gắng dừng và hồi tưởng lại, viết ra những gì có thể gây nên những suy nghĩ hay hành vi này. Tôi gọi cho một người bạn tin tưởng, nói chuyện luyên thuyên xả stress. Vì tôi biết, tránh né hoặc phủ nhận chúng chỉ càng làm cơn trầm cảm tệ hơn mà thôi.

Trong một thời gian dài, tôi không hề nghĩ rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần, giống như một khuyết tật. Giờ nhìn lại, tôi có thể thấy được góc nhìn ấy khiến cho những triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn. Buồn bã, tội lỗi, và cảm giác bị cô lập bùng lên và phản ứng hoảng sợ càng lớn dần. Thông qua rất nhiều bài đọc và các cuộc trò chuyện, tôi đã bắt đầu chấp nhận rằng trầm cảm thực sự là một dạng rối loạn có thể điều trị được. Thay đổi góc nhìn đã giúp tôi phản ứng ít sợ hãi hơn khi những triệu chứng xuất hiện và tôi có thể cải thiện bằng cách tự chăm sóc bản thân

Dù cho tôi có muốn như thế nào thì trầm cảm sẽ không tự biến mất. Và chấp nhận sự hiện diện của nó làm nhẹ đi phần nào những đau đớn mà tôi đang chịu đựng. Với tôi, những triệu chứng này không tồn tại mãi mãi. Tôi đã vượt qua trầm cảm trong quá khứ và dù nghe có vẻ rất đau đớn và khó nhằn, nhưng tôi có thể vượt qua nó lần nữa. Tôi nói với bản thân mình rằng cảm nhận sợ hãi, giận dữ hay khủng hoảng không sao cả và cho phép bản thân trải nghiệm nó.

Đã có lúc, tôi lờ đi và phủ nhận những triệu chứng của trầm cảm. Tôi ép buộc bản thân phải cố hơn, gánh thêm nhiều trách nhiệm hơn. Tôi từng có rất nhiều cách chống chọi trầm cảm tiêu cực như uống rượu, mua sắm và làm việc bán mạng. Và đến một ngày tôi gục ngã, và héo mòn. Tôi đã mất hai năm để hồi phục và cân bằng lại. Và đây là lý do vì sao, hiện nay, với tôi không điều gì quan trọng hơn yêu thương chính mình. Tôi phải bắt đầu lại từ dưới đáy, bò lên từ dưới hố sâu và tái tạo lại cuộc đời của mình.

Với tôi, tự chăm sóc bản thân có nghĩa rằng trung thực về vấn đề của mình. Tôi không tự dối lừa việc mình mắc trầm cảm. Tôi trân trọng bản thân, biết mình là ai và tôi đang sống với cái gì. Tự chăm sóc bản thân có nghĩa rằng nói không với người khác khi tôi cảm thấy quá tải. Tôi dành thời gian để thư giãn, tập thể dục, sáng tạo và kết nối với mọi người. Tự chăm sóc bản thân là dùng tất cả các giác quan của tôi để làm dịu tâm trí, thể xác, và linh hồn tôi. Và tôi luyện tập những kỹ năng ứng phó hằng này, không chỉ khi tôi cảm thấy tệ hại. Đây là điều khiến cho chúng trở nên hiệu quả hơn khi cơn trầm cảm quay lại.

Những suy nghĩ tự tử là triệu chứng thường thấy của trầm cảm. Và đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nhất. Khi tôi bị bệnh, nhận thức về bệnh này còn hạn chế trong xã hội. Không có hoặc rất hiếm những nguồn lực trợ giúp ngoài bệnh viện và thuốc tây. Vật lộn với nó thật không đơn giản, cũng nhiều lần u đầu, chảy máu, vài lần chấm dứt cuộc sống này mà không được. Cuối cùng, tôi nghĩ, chết không được thì sống phải đàng hoàng. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin để giúp đỡ mình. Chính quãng thời gian chiến đấu với con quỷ dữ đó với đủ mọi cung bậc cảm xúc nên tôi hiểu sâu sắc nỗi đau đớn của một người mắc phải căn bệnh này. Và đó là lý do tôi muốn giúp đỡ những người trầm cảm tìm lại cuộc đời của họ. Từ yêu thương chính mình, tôi biết yêu thương cả những người xa lạ với mình. Từ bao dung với chính mình, tôi biết bao dung với những người làm tổn thương tôi. Tôi biết trăn trở, đau lòng khi thấy những hoàn cảnh éo le đang chìm dần trong bóng tối trầm cảm. Chỉ cần bạn không quay lưng, chỉ cần bạn chìa tay ra, nhất định tôi sẽ không bỏ qua và để bạn lại một mình.

Lời kết: Tôi đã sống sót an toàn qua những ngày tệ hại, đen tối nhất trong đời. Cho đến giờ, tôi vẫn rất ổn. Tôi đã trở thành chuyên gia trong những trải nghiệm của mình. Phát triển nhận thức, chấp nhận, tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ được nhiều người. Hành trình này còn dài và khó khăn, nhưng tôi có niềm tin vào bản thân và vào những người bệnh, vì tôi hiểu họ chỉ có một khát khao, được sống bình yên, không lắng lo muộn phiền.

Hits: 2

TRẦM CẢM SAU SINH – NỖI ĐAU LẶNG THẦM

Trầm Cảm Sau Sinh là gì?

Trầm cảm sau sinh là tâm bệnh xuất hiện sau khi sinh nở ở người phụ nữ, nhất là trong 2-3 tuần đầu ở cữ. Hầu hết phụ nữ sau sinh đều có rối loạn khí sắc. Triệu chứng này có thể thoáng qua và tương đối nhẹ, tuy nhiên một số bị rối loạn dai dẳng kéo dài, dần dần dẫn đến trầm cảm, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ. Cá biệt, có những trường hợp ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con do hành vi tự sát bởi trầm cảm gây nên.

Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh

Chưa xác định được rõ ràng, nhưng chủ yếu do nhiều yếu tố kết hợp như thể chất, tinh thần, tâm lý, xã hội như sự thay đổi nồng độ hormone của cơ thể người phụ nữ sau sinh con; thay đổi tâm lý, cảm xúc như trách nhiệm bản thân với con cái, gia đình; mệt mỏi trong quá trình mang thai và sinh con kể cả sinh mổ hay sinh thường; thiếu sự quan tâm giúp đỡ của chồng, gia đình và người thân, mâu thuẫn trong việc chăm sóc con cái; tiền sử người phụ nữ có mắc bệnh trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

Suy nhược cơ thể

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc cả ngày mà không có lý do cụ thể. Một số người cảm thấy bị chồng, gia đình, bạn bè bỏ rơi, những cảm giác này thường không có căn cứ. Tình trạng này kéo dài khiến người mẹ bị suy nhược, mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà, không buồn tắm rửa, chải chuốt.

Lo lắng, căng thẳng

Dấu hiệu phổ biến của chứng trầm cảm là người mẹ thường cảm thấy đau một vùng nào đó trên cơ thể và có cảm giác bệnh. Một số bà mẹ yếu sức càng có nhiều mối lo về sức khỏe của mình. Có thể họ cảm thấy đau dữ dội ở đâu đó nhưng bác sĩ lại không tìm ra nguyên nhân, thường là đau ở đầu và cổ, đau lưng, ngực hay các vấn đề về tim. Sự lo lắng về sức khỏe gia tăng khiến họ càng stress thêm. Các triệu chứng này thường trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

Nhiều sản phụ luôn cảm thấy căng thẳng và thiếu tự tin khi ra khỏi nhà. Họ thậm chí khó gặp gỡ người bạn thân, từ chối trả lời điện thoại hay tin nhắn, thư từ. Bệnh nhân thường không muốn đến gặp bác sĩ, do đó gia đình nên mời bác sĩ tới nhà.

Rối loạn giấc ngủ

Người bị trầm cảm thường rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng hoặc hoàn toàn không ngủ được. Một số bệnh nhân ngủ không liên tục, hay thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại. Nhiều bà mẹ cảm thấy stress hơn vào buổi tối nên bị mất ngủ kéo dài. Lúc này,  gia đình nên bố trí người giúp sản phụ cho con bú vào buổi tối.

Có cảm giác bị ám ảnh

Sản phụ mắc bệnh trầm cảm thường bị ám ảnh về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ. Những nỗi sợ này là triệu chứng thường gặp của trầm cảm, có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi.

Khó suy nghĩ, tập trung hoặc ra quyết định

Các bà mẹ bị trầm cảm thường cảm thấy rất khó khăn để đưa ra quyết định. Họ thường phải mất rất nhiều thời gian để cân nhắc những vấn đề thông thường. Việc khó tập trung chú ý còn thể hiện ở những khía cạnh đơn giản như không thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát yêu thích hay xem hết một chương trình tivi mà họ thường quan tâm trước đây.

TRẦM CẢM SAU SINH - NỖI ĐAU LẶNG THẦM
Trầm_Cảm_Sau_sinh

Cách điều trị trầm cảm sau khi sinh

Hỗ trợ từ người thân

Bạn bè và gia đình hãy giúp sản phụ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân tái khám và yêu cầu bác sĩ thay đổi thuốc. Bệnh nhân trầm cảm rất sợ cô độc. Do vậy gia đình nên sắp xếp để luôn có một người mà sản phụ tin tưởng ở bên cạnh.

Điều trị bằng thuốc

Người mẹ bị trầm cảm nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu khó khăn thì mời bác sĩ đến nhà. Báo với bác sĩ về tất cả triệu chứng gây khó chịu để giúp chẩn đoán chính xác hơn. Nếu uống loại thuốc nào đó khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc không hiệu quả thì nên báo với bác sĩ để đổi thuốc khác.

Bên cạnh việc dùng thuốc, sản phụ cần duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, có thể bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp để nâng đỡ cơ thể. Nếu dùng thuốc mang lại hiệu quả tốt thì không nên dừng lại, vì trầm cảm cần có thời gian điều trị kéo dài để phục hồi hoàn toàn.

Bệnh nhân ngưng thuốc mà tái phát triệu chứng, nên đến gặp bác sĩ để tư vấn thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó, nếu hiệu quả thì giảm liều dần để giảm nguy cơ tái phát.

Vai trò của bản thân

bệnh nhân phải tin tưởng rằng sức khỏe của mình sẽ tốt hơn nên cần kiên nhẫn và lạc quan về khả năng phục hồi. Bạn có thể cảm thấy đau nhức một vùng nào đó trên cơ thể, nhưng đừng lo bởi đây là triệu chứng khá phổ biến, không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Nhiều phụ nữ nghĩ rằng bị nhức đầu là do u não, đau ngực vì bệnh tim, càng làm cho trầm cảm trở nên nặng nề. Thay vào đó, hãy thư giãn và quên đi đau đớn, bệnh sẽ dần tan biến.

Đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều bởi vì mệt mỏi làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và có thể hãy nhờ người thân cho con bú vào ban đêm. Bên cạnh đó, bác sĩ nhấn mạnh việc ăn uống đủ chất cũng rất quan trọng, bởi ăn thiếu chất có thể gây hạ đường huyết, làm cho bệnh trầm cảm trở nặng hơn. Nên ăn nhiều trái cây, rau quả khi cảm thấy đói.

Không cô lập bản thân, hãy nói cho xung quanh biết về tình huống của mình.

Khám bác sĩ hay một nhà chuyên môn về sức khỏe mà bạn tin cậy.

Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, làn da l¹h mạnh.

– Thiết lập các mạng lưới hỗ trợ ngay khi dự định mang bầu và đón nhận sự giúp đỡ từ bên ngoài.

– Hiểu về sự thay đổi cảm xúc thai kỳ, chấp nhận sự có mặt của chứng trầm cảm sau sinh.

– Không tự tạo áp lực, chấp nhận bản thân không phải là người mẹ hoàn hảo.

– Tận dụng lúc con ngủ để nghỉ ngơi, hồi sức.

Hits: 4

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang đe dọa tính mạng của nhiều người mắc phải. Thực tế cho thấy rằng số lượng nạn nhân của căn bệnh này tăng lên qua từng năm gây nên một ảnh hưởng lớn cho xã hội vì vậy điều trị trầm cảm là vấn đề cấp thiết được quan tâm hiện nay. Đối diện với căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia tâm lý đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau và chứng minh hiệu quả đáng kinh ngạc. Sử dụng thuốc là cách chữa trầm cảm phổ biến nhưng lạm dụng thuốc quá nhiều chẳng những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn.

Sau đây, tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.

Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc

Để thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ, trước hết chúng ta cần phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Có sức khỏe, bản thân mới có thể vượt qua những chướng ngại tâm lý và chống lại bệnh tật. Muốn vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, ổn định. 

Người mắc bệnh trầm cảm nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein, chất dinh dưỡng và vitamin như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, đậu, và các loại rau củ xanh, cà chua, táo, nho, bí đỏ,…, những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Không chỉ chú ý ăn uống mà giấc ngủ của người bệnh cũng nên được quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu nhưng hãy cố gắng ăn uống với một chế độ hợp lý, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ của mình. Khi chìm vào giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan, buồn chán và dành thời gian cho não bộ được nghỉ ngơi.Vận động 

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Vận động thể chất

Những bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, yoga,  không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo mà còn là một cách điều trị trầm cảm cực tốt thông qua giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. 

Người mắc bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ không mấy lạc quan về cuộc sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, u uất, việc ra ngoài thực hiện những bài yoga giúp họ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và người khác, có sự tiếp xúc và vui vẻ với mọi người hơn, 

Âm nhạc trị liệu

Việc nghe nhạc để chữa trầm cảm cũng được rất nhiều những chuyên gia khuyên dùng. Những bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga giúp người bệnh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, muộn phiền. Để tâm trạng, cảm xúc bay theo những điệu nhạc, người bệnh sẽ cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp và đáng sống biết bao.

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trị liệu tâm lý

Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc được các bác sĩ tâm lý thế giới tin tưởng nhất chính là trị liệu tâm lý. Đây là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, khoa học nhằm tác động vào tâm lý người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ, loại bỏ những chướng ngại trong cảm xúc, hành vi bệnh nhân. Đó có thể là những buổi tư vấn cá nhân giữa bệnh nhân và chuyên gia nhằm giúp người bệnh tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, khiến họ tự thấy sai lầm của mình và thay đổi trong suy nghĩ. Hoặc có thể đó là những buổi trị liệu nhóm, để những người cùng mắc bệnh trầm cảm chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, cùng tạo cho nhau động lực để thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Fanpage http://facebook.com/huongkunkuns1990

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN
http://ebook.huongkunkuns.com

Hits: 3

DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở TRẺ EM

Những con số đáng lo ngại

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố của nước ta cho thấy, mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em cũng vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Đồng thời, các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người (sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình, theo báo Kiến Thức.

Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?
Theo các tài liệu y khoa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có thể do bệnh nhân bị căng thẳng trong cuộc sống hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim, hô hấp, ung thư…

Trong đó, các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) và các vấn đề hướng ngoại (tăng động và giảm chú ý…).

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua. Do đó, bạn ­có thể cho rằng đó chỉ là những thay đổi về cảm xúc và thể chất của trẻ. Các nghiên cứu mới đây tập trung vào chứng trầm cảm “được ngụy trang”, nghĩa là khi trẻ bộc lộ bằng cách ứng xử giận dữ rất khác với bình thường. Nhiều trẻ còn có biểu hiện buồn bã hoặc chán chường khi giao tiếp với người lớn bị trầm cảm.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em cơ bản thường bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua.
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn, cụ thể như sau:

– Triệu chứng cơ thể:

Cảm giác đau chính là triệu chứng hay được kể đến. Theo đó, trẻ thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…

Tuy nhiên, các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nêu trên cũng xảy ra khá phổ biến nên đôi khi, với những dấu hiệu này mọi người thường bỏ qua và cũng khó phát hiện chẩn đoán sớm. Chưa kể, đa phần các trường hợp này, bố mẹ thường đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu điều trị các dấu hiệu kể trên nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

– Khí sắc trầm:

Với biểu hiện này, trẻ thường có cảm giác buồn chán không rõ rệt, cũng không giải thích được nguyên nhân tại sao. Đồng thời hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể, các hoạt động đông người.

– Giảm chú ý, khó tập trung:

Đây là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ có thể thấy ngay ở kết quả học tập của trẻ. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng tùy thuộc vào từng trẻ. Đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.

Song, bên cạnh đó, một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập. Kết quả bước đầu có thể tốt nhưng sau đó cũng bị giảm sút một cách rõ rệt.

– Tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp:

Trẻ thu mình, tự cô lập và không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, liên tục phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.

Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh và cả những người xung quanh, thậm chí là những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ tình trạng kém nhiệt tình đến thờ ơ…

– Rối loạn ăn uống:

Biểu hiện nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp ăn nhiều hơn bình thường, hoặc ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân.

– Rối loạn giấc ngủ:

Trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…

– Rối loạn hành vi:

Với những trẻ mắc bệnh trầm cảm, ngoài các biểu hiện kể trên, trẻ còn bị rối loạn hành vi như: quậy phá, chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trộm cắp, dễ sa vào con đường xấu…

– Tự sát:

Đây cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm nói chung (ở cả người lớn và trẻ em).

Trẻ có thể cảm thấy tồi tệ đến mức muốn thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Do vậy, theo nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, trầm cảm là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung… kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần phải đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hits: 9

11 ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI BỊ TRẦM CẢM MÀ ÍT AI NGỜ TỚI

Chúng ta đang sống trong một thời đại, trong một thế giới vô cùng hời hợt và vô cảm, nơi mà con người ta chỉ hứng thú với việc đăng ảnh trên Instagram mỗi ngày nhưng không lại ít kết nối, chia sẻ với gia đình, bạn bè. Thực ra, không có một lý do cụ thể nào cho căn bệnh trầm cảm nhưng có một đặc điểm chung của những người mắc chứng bệnh này. Đó là sự cô đơn. Khi bị trầm cảm, cảm giác của con người gần như tê liệt, họ không có chút động lực nào khi thức dậy vào mỗi buổi sáng, chỉ muốn nằm bẹp trên giường, mệt mỏi kéo dài ngày này qua ngày khác.
Tuy nhiên, trầm cảm không đơn giản là sự buồn bã, ủ rũ, khép mình, tách biệt với xã hội như chúng ta vẫn nghĩ. Có những khi trầm cảm đến một cách âm thầm, và tồn tại ở những người mà chúng ta không ngờ tới.

1. NGƯỜI TRẦM CẢM THƯỜNG CÓ TÀI VÀ CÓ NHỮNG RUNG CẢM SÂU SẮC
Jim Carrey, Robin Williams, Bill Hicks đều là những viên ngọc sáng đầy tài năng, nhưng ít ai biết, họ đều phải gồng mình chống lại chứng trầm cảm. Có lẽ chứng bệnh này phần nào giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới.

2. NGƯỜI TRẦM CẢM THƯỜNG SUY TƯ VỀ CUỘC SỐNG
Khi bị trầm cảm, người ta thường không tập trung và có những sự hỗn độn trong suy nghĩ, suy tư về các vấn đề trong cuộc sống mà không thể dứt ra được

3. NGƯỜI TRẦM CẢM TỰ TẠO RA TẤM RÀO CẢN VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI
Họ tách biệt khỏi xã hội, có tâm lý phòng thủ với bất cứ ai, một mình vùi trong mớ suy nghĩ hỗn độn.

4. HỌ LUÔN ĐẶT CÂU HỎI CHO MỌI VẤN ĐỀ
Họ luôn đặt câu hỏi và suy nghĩ về động cơ, mục đích đối với mọi vấn đề trong cuộc sống . Họ tò mò và quẩn quanh trong một mớ câu hỏi, điều này làm họ tăng thêm sự lo lắng và bất an.

5. HỌ CHE GIẤU CẢM XÚC BẰNG NHỮNG MẶT NẠ XÃ HỘI
Họ có khả năng che giấu cảm xúc rất tốt, nếu ai không nhạy cảm thì không thể đoán được họ đang nghĩ gì. Họ đeo mặt nạ xã hội quá lâu khiến đôi khi họ quên mất bản thân mình là ai.

6. TRONG SÂU THẲM TÂM HỒN, HỌ LUÔN MUỐN CÓ AI ĐÓ GIÚP ĐỠ
Tuy họ tách mình ra khỏi thế giới nhưng thẳm sâu trong lòng họ rất yếu đuối và khao khát có ai đó chia sẻ và giúp họ thoát ra khỏi tình trạng này. Bởi họ đều là những người cô đơn và cần một bờ vai để dựa vào.

7. HỌ BỊ RỐI LOẠN ĐỒNG HỒ SINH HỌC
Giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của họ bị đảo lộn, không bình thường. Có lúc họ nằm triền miên trên giường, mệt mỏi. Có đôi khi lại làm việc không ngừng nghỉ cũng không biết mệt.

8. SỰ PHẢN BỘI ĐỐI VỚI HỌ LÀ MỘT SỰ ÁM ẢNH
Người trầm cảm luôn có cảm giác bất an và họ luôn nghi ngờ với mọi thứ. Nhất là những người từng tổn thương do bị phản bội thì sẽ luôn bị ám ảnh trong các mối quan hệ sau này.

9. HỌ KHÔNG MUỐN NGHE VÀ KHÔNG MUỐN LÀM THEO LỜI KHUYÊN
Những người trầm cảm không thích nghe ai “chim vành khuyên”. Họ muốn mình là người quyết định và tự giải quyết các vấn đề của bản thân.

10. VIỆC ĂN UỐNG CỦA HỌ KHÔNG BÌNH THƯỜNG
Họ có thể nhịn cả ngày không ăn gì mà không thấy đói. Đôi khi lại ăn rất nhiều mà không thấy no. Dường như cảm xúc với việc ăn uống cũng bị đóng băng, ko có cảm giác gì về ngon hay không ngon, đói hay không đói.

11. HỌ LUÔN CÓ TÂM LÝ SẴN SÀNG ĐỐI MẶT VỚI MỌI CHUYỆN TỒI TỆ
Do luôn phòng thủ nên những người trầm cảm thường chuẩn bị khá tốt về tâm lý đối với những điều tồi tệ xảy ra trong cuộc sống. Họ vẫn tổn thương nhưng là những tổn thương đã lường trước được.

Hits: 2