Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: hạnh phúc

Bài tập Tự trắc ẩn (Self-compassion)

Thực hành lòng trắc ẩn, từ bi với chính mình

Trên thực tế, chúng ta thường đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn so với đánh giá người khác, đặc biệt là những lúc chúng ta phạm sai lầm hoặc cảm thấy căng thẳng. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, không hạnh phúc và thậm chí căng thẳng hơn; nó thậm chí có thể khiến chúng ta cố gắng cảm thấy tốt hơn về bản thân bằng cách: chê bai người khác.

Thay vì tự phê bình gay gắt, một phản ứng lành mạnh hơn là đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn và thấu hiểu.

Theo nhà tâm lý học Kristin Neff, “lòng trắc ẩn dành cho chính mình” này có ba thành phần chính:

1 – chánh niệm (mindfulness),

2 – cảm nhận nhân tính chung

3 – lòng tử tế dành cho bản thân.

Bài tập này dẫn bạn đi qua cả ba thành phần đó khi bạn trải qua một trải nghiệm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn thay vì tự chỉ trích trong những thời điểm khó khăn, sẽ có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh hơn.

Thời gian cần thiết: 5-15 phút. Mặc dù có thể khá thử thách để thực hiện thực hành này mỗi khi bạn đối mặt với tình huống căng thẳng, mục tiêu ban đầu có thể là thử ít nhất một lần mỗi tuần.

Bao gồm 5 bước

  1. Hãy nghĩ về một tình huống khó khăn trong cuộc sống của bạn và đang khiến bạn căng thẳng.
  2. Gọi lại tình huống đó trong tâm trí và quan sát, nếu bạn thực sự có thể cảm thấy căng thẳng và khó chịu về mặt cảm xúc trong cơ thể của bạn. 
  3. Thực hành chánh niệm (mindfulness): Bây giờ hãy tự nói với bản thân mình “Đây là một khoảnh khắc đau khổ/không vui/mệt mỏi”.Sự thừa nhận này là một hình thức chánh niệm, chỉ đơn giản là nhận thấy những gì đang diễn ra cho bạn về mặt cảm xúc trong thời điểm hiện tại, mà không đánh giá/phán xét trải nghiệm đó là tốt hay xấu. Bạn cũng có thể tự nói với mình “Đây là một nỗi đau”, hay “Đây là sự căng thẳng”. Sử dụng bất cứ điều gì cảm thấy tự nhiên nhất đối với bạn.
     
  4. Thực hành nhân tính chung (common humanity): Tiếp theo, hãy tự nói với mình, “Đau khổ là một phần của cuộc sống”.Đây là sự thừa nhận về nhân tính chung (common humanity) của bạn với những người khác, điều mà tất cả mọi người đều đang cố gắng trải qua và những trải nghiệm này mang đến cho bạn một điểm chung với phần còn lại của nhân loại, thay vì gắn nhãn bạn là bất thường hay thiếu sót.
    Các lựa chọn khác cho tình huống này bao gồm cả “Những người khác cũng cảm thấy như thế này”, “Tôi không chỉ có một mình”, hoặc “Chúng ta đều vật lộn với cuộc sống của mình”.
     
  5. Thực hành tử tế với chính mình: Bây giờ, hãy đặt tay lên trái tim của bạn, cảm nhận sự ấm áp của bàn tay và xoa nhẹ nhàng trên ngực áo của bạn, và nói “Tôi có thể tử tế với chính mình”.Đây là một cách để thể hiện lòng tốt với chính mình. Bạn cũng có thể xem xét liệu có một cụm từ cụ thể khác sẽ nói với chính bạn trong tình huống cụ thể.
    Một số ví dụ: “Tôi có thể cho bản thân lòng trắc ẩn mà tôi cần”, “Tôi chấp nhận bản thân như tôi vốn là”, “Tôi có thể tha thứ cho chính mình”, “Tôi có đủ mạnh mẽ” và “Tôi có thể kiên nhẫn với chính mình”.

Bài thực hành này có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, cả ngày hay đêm. Nếu bạn thực hành được bài tập này trong những giây phút hiện tại, hoặc ở trạng thái tương đối bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm ba phần của lòng trắc ẩn dành cho chính mình – với sự chánh niệm, nhân tính phổ quát và lòng tử tế dành cho bản thân – khi bạn cần chúng nhất.

Trải qua các bước này để đáp ứng với trải nghiệm căng thẳng có thể giúp mọi người thay thế giọng nói tự phê phán của họ bằng giọng nói từ bi trắc ẩn hơn, đó là một tiếng nói an ủi và trấn an thay vì mắng mỏ chính mình vì những thiếu sót.

Hits: 22

4 ĐIỀU SAI LẦM KHI NGHĨ VỀ HẠNH PHÚC

Rất nhiều người cho rằng hạnh phúc là mục tiêu cao nhất, đáng để đạt được hơn tất thảy. Nếu bạn hỏi tôi vào một năm trước, tôi sẽ đồng ý như vậy. Nhưng gần đây, tôi đã nghĩ về những lỗi lầm tôi gây ra khi theo đuổi hạnh phúc. Tôi thắc mắc liệu rằng sai lầm lớn nhất của tôi có phải là xem hạnh phúc như điều tất yếu.

4 ĐIỀU SAI LẦM KHI NGHĨ VỀ HẠNH PHÚC

1. Không nghĩ xem hạnh phúc thực sự là gì

Với tất cả sự quan tâm chúng ta dành cho hạnh phúc, chúng ta hiếm khi nói ra được ý nghĩa của nó. Thực tế, có nhiều cách để diễn giải “hạnh phúc.”

Một điểm khác biệt là giữa những hình thức hạnh phúc ngắn hạn, mãnh liệt như hưng phấn và hứng khởi, và những cảm xúc bình thản và mãn nguyện, ít mãnh liệt mà ổn định hơn. Nhận được lời khen từ người bạn thật sự quý mến có thể rất tuyệt nhưng rồi nó cũng biến mất không lâu sau đó.

Ngược lại, cảm thấy bạn có những mối quan hệ ý nghĩa và hỗ trợ trong cuộc sống có thể đem đến cho bạn ít hạnh phúc hơn nhưng chắc chắn hơn. Các nhà nghiên cứu phân biệt rạch ròi giữa hai loại hạnh phúc – nhẹ nhàng và mãnh liệt – và thấy được chúng được trải nghiệm khác nhau dựa trên khung thời gian của người đó.

Khi ta tập trung vào hiện tại, chúng ta có xu hướng cảm nhận sự hạnh phúc nhẹ nhàng nhiều hơn. Khi ta tập trung vào tương lai, chúng ta cảm nhận được sự mãnh liệt nhiều hơn.

Không phải một số hình thái hạnh phúc thì tốt hơn một số khác – chúng khác nhau, và theo đuổi chúng cũng là những việc khác nhau. Trong The Happiness Myth, Jennifer Hecht chỉ ra rằng các hình thức hạnh phúc khác nhau hiếm khi hòa hợp với nhau. Theo đuổi những trải nghiệm dữ dội tức thời có thể khiến chúng ta bỏ bê những thứ dẫn đến sự thỏa mãn lâu dài trong cuộc sống – bỏ bê bạn bè lâu năm vì những người quen mới thú vị hoặc bỏ việc một ngày để đi xem phim.

Nếu chúng ta muốn “hạnh phúc,” chúng ta cần nghĩ thật kỹ về hình thức hạnh phúc mà chúng ta đang hướng tới và thứ chúng ta sẵn sàng đánh đổi. Nếu không làm như vậy, theo đuổi “hạnh phúc” như một tư tưởng lớn có thể nghĩa cuối cùng bạn sẽ theo đuổi sai mục tiêu.

2. Tìm hạnh phúc ở sai chỗ

Có nhiều thứ trong cuộc sống đem đến cho chúng ta sự hạnh phúc mãnh liệt nhưng ngắn ngủi: được thăng chức, mua xe mới hay quần áo mới, hoặc nhận được một lời khen.

Khi chúng ta trải qua xúc cảm đó, tự nhiên chúng ta muốn thứ gây ra nó nhiều hơn nữa – những cảm xúc mãnh liệt, tích cực được củng cố mạnh mẽ. Vì phản hồi nhanh chóng và kịch liệt hơn nhiều, cảm xúc mạnh có thể được củng cố nhiều hơn những cảm xúc tích cực, ít mãnh liệt hơn mà chúng ta có được từ một giai đoạn làm việc chăm chỉ đầy mãn nguyện, hay một mối quan hệ với ai đó chúng ta đã biết từ lâu. Chúng có thể tự nhiên được thúc đẩy để tìm kiếm những thứ đem đến cho chúng ta nhiều hình thức hạnh phúc mãnh liệt hơn. Điều này ổn thôi, dĩ nhiên, nếu bạn nghĩ và quyết định đó là sự đánh đổi bạn muốn thực hiện. Nhưng với phần lớn mọi người, tôi nghĩ không phải là trường hợp đó.

Cảm thấy niềm hạnh phúc của bạn phụ thuộc nhiều vào việc những khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của bạn phát triển thế nào là điều tự nhiên: bạn yêu thích công việc của mình bao nhiêu và liệu bạn những mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa.

Nhưng điều này nguy hiểm hơn ta tưởng. Nghiên cứu tâm lý cho thấy chúng ta có xu hướng đánh giá quá cao tác động lâu dài của cả những thay đổi lớn nhất trong niềm hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta giỏi thích ứng điều mới đến mức đáng ngạc nhiên – tốt và xấu – và quay trở về mức cơ bản của hạnh phúc.

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ không thể hạnh phúc hơn với cuộc sống của mình nếu bạn bạn đang làm một công việc mà bạn thấy thỏa mãn so với nếu bạn sợ phải đi làm mỗi ngày. Nhưng không có nghĩa chúng ta nên cẩn thận đừng đặt quá nhiều hy vọng cho hạnh phúc trong việc “tìm kiếm một mối quan hệ/công việc hoàn hảo.”
Kể cả nếu chúng ta tìm được những thứ đó, chúng ta chắc chắn sẽ tìm ra được nhiều thứ mà chúng ta không hài lòng. Có vẻ sự bất hạnh tự nhiên của hạnh phúc là nó như một cái máy dệt: luôn có nhiều chỗ để bện.

3. Ước ao mọi thứ sẽ khác đi

Có bao giờ khi đang trong một buổi họp mà bạn lại mong ước rằng mình đang ở nơi khác không? Hay ước rằng bạn trông hơi khác biệt hoặc sống ở nơi nào đó khác hay bạn có thể dễ dàng đạt được kỹ năng bạn mong muốn?

Theo đuổi hạnh phúc có thể phản tác dụng khi chúng ta bắt đầu muốn thay đổi những thứ không nằm trong tầm kiểm soát của mình. Sẽ dễ dàng hơn nếu nghĩ theo hướng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu sự việc khác đi, chính là lý do chúng ta không bao giờ thấy thỏa mãn. Cuối cùng, những thứ chúng ta nghĩ niềm hạnh phúc của mình phụ thuộc vào đó hoàn toàn không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta.

Chúng ta không thể kiểm soát được liệu mình sẽ nhận được công việc mình mong muốn hay không. Chúng ta không thể kiểm soát được điều người khác nghĩ về chúng ta. Chúng ta không thể điều khiển thời tiết. Chúng ta có thể tác động lên một vài trong số những điều này nhờ hành động của mình nhưng đôi khi sự việc không theo ý muốn và chúng ta không làm được gì để thay đổi cả.

Mong muốn thay đổi những thứ không nằm trong tầm kiểm soát có lẽ là cách tốt nhất để sống một cuộc đời đầy sự bất mãn và thất vọng. Thật không may, nó có thể là mưu cầu hạnh phúc thường dẫn con người đến trạng thái thất vọng với những thứ xảy ra.

4. Nghĩ rằng chúng ta nên luôn hạnh phúc

Vì có quá nhiều thứ ảnh hưởng đến hạnh phúc mà ta không thể kiểm soát nên việc luôn thấy hạnh phúc là điều không thể. Những điều xấu sẽ xảy đến với bạn trong cuộc sống. Người bạn yêu thương sẽ ốm đau và mất đi. Có những ngày khi mọi việc ập đến và bạn cảm thấy không còn sức lực để tranh đấu. Bạn sẽ trải qua những cảm xúc tiêu cực và điều đó cũng chẳng sao. Đấu tranh với những cảm xúc tiêu cực đó vào lúc này sẽ chỉ khiến sự việc tệ hơn thôi.

Bạn dễ bị rơi vào bẫy lầm tưởng khi nghĩ rằng hạnh phúc nên luôn luôn là mục tiêu. Nhưng đôi khi, hạnh phúc không phải thật sự là cảm xúc hữu ích nhất. Đôi lúc cho dù chúng ta cố gắng thế nào thì cố gắng đó chỉ khiến mọi thứ tồi tệ thêm mà thôi. Đôi khi, không hạnh phúc cũng chẳng sao cả.

5. Cứ theo đuổi hạnh phúc?
Thay vì hỏi, “Làm thế nào tôi có thể hạnh phúc?” Tôi nghĩ tốt hơn chúng ta nên hỏi:
1. Điều tôi thực sự quan tâm và muốn đạt được trong cuộc sống là gì?
2. Tôi muốn trở thành người như thế nào?

Sau đó hãy nghĩ về cách đạt được những mục tiêu này. Khi tôi hỏi chính mình câu hỏi đầu tiên, tôi nhận ra tôi quan tâm nhất hai điều: khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn bằng việc làm công việc khiến tôi thỏa mãn, và có những mối quan hệ gần gũi ý nghĩa với người khác.
Tự hỏi câu thứ hai, tôi lập ra một danh sách những đặc điểm tính cách và thái độ tôi muốn trau dồi: lòng trắc ẩn, sự cởi mở, lòng biết ơn và sự tò mò. Không giống “hạnh phúc,” những điều này rõ ràng hơn, có thể thực hiện và nằm trong sự kiểm soát của tôi.
Trớ trêu thay, đây chính xác là những điều các nhà nghiên cứu sẽ khuyên bạn tập trung vào nếu bạn muốn hạnh phúc: tìm một công việc phù hợp và những mối quan hệ ý nghĩa, giúp đỡ người khác, biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Điều khác biệt là tôi không khuyên rằng nên làm những điều này vì chúng khiến chúng ta hạnh phúc. Chúng ta nên cân nhắc điều gì chúng ta thật sự quan tâm và chúng ta muốn trở thành người như thế nào, và để nó dẫn lối cho lựa chọn và hành động của chúng ta. Hạnh phúc không phải một mục tiêu, nó là một tín hiệu cho thấy chúng ta sống tốt và phù hợp với những gì chúng ta quan tâm. Chúng ta phải cẩn thận đừng để bị cuốn vào việc đuổi theo tín hiệu đó mà đánh mất đi điều nó thực sự đang cố nói với chúng ta.

Hits: 2

TẠI SAO BẠN CẦN DÀNH THỜI GIAN RIÊNG CHO BẢN THÂN?

1. Bạn được tìm hiểu bản thân mình.

Bạn là người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, là người hùng trong câu chuyện đời bạn, và bằng cách dành thời gian cho riêng mình, để là chính mình và để biết chính mình, bạn sẽ chạm sâu vào trái tim và tâm hồn của bản thân, và bạn sẽ được trải nghiệm cái đẹp, sự vĩ đại và kỳ diệu của bạn. Còn gì đẹp hơn thế?

2. Bạn học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn.

Orson Welles đã đúng khi nói rằng: “Chúng ta được sinh ra chỉ có một mình và chết đi chỉ có một mình. Ta bước vào thế giới này một mình, và dù ta có được sự đồng hành từ bạn bè, gia đình và những người ta gặp trên đường đời, nhưng vẫn sẽ có những thời điểm ta chỉ có một mình mà thôi. Và dù cho đây là một suy nghĩ đáng sợ, nhưng nếu ta dành riêng chút thời gian cho bản thân để yêu, chấp nhận, nâng niu và hòa giải với con người của chính mình, thì sau cùng ta sẽ học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn. Và ta sẽ không phải sống trong sợ hãi nữa…”

3. Bạn học được cách yêu thương và chấp nhận bản thân.

Tin hay không tùy bạn, nhưng càng dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ càng học được cách trân trọng, chấp nhận và hòa giải với những thiếu sót, sai lầm và bất toàn của mình và bạn sẽ càng có nhiều tình yêu trong tim dành cho không chỉ những người xung quanh và còn cho cả chính bạn nữa.

4. Bạn học được cách sống đúng với mục đích của cuộc đời mình

Trái tim và tâm hồn bạn biết rõ về con đường bạn nên đi, cuộc đời bạn đã được sinh ra để sống và công việc bạn cần làm trong thế giới này. Và nếu bạn lùi lại vài bước để nhìn nhận những thói quen thường nhật, những con người bên xung quanh bạn, và những tạp nhiễu vây kín bạn, bạn sẽ có được khả năng kết nối với một khía cạnh khác của chính bạn – là thứ biết được vì sao bạn có mặt trên hành tinh này, mục đích của cuộc đời bạn là gì và lý do gì mà bạn hiện hữu.

5. Bạn học được cách trở thành chính mình mình, chứ không phải kẻ mà người khác nghĩ bạn nên trở thành

Từ nhỏ, chúng ta được dạy phải nghe lời, chúng ta được dạy phải giống với những người khác hơn và bớt giống với chính mình. Và điều thật đẹp trong việc dành thời gian cho riêng mình là bạn sẽ được giải phóng khỏi những cái bẫy tâm trí, những niềm tin và những hạn định về những gì bạn phải giống với người khác.

Và bạn sẽ tìm thấy trong chính mình sức mạnh và lòng dũng cảm để trân trọng và trở thành con người đích thực của mình chứ không phải là kẻ mà những người khác nghĩ bạn nên trở thành. Không còn phải giả vờ, không còn phải trốn tránh chính bản thân mình nữa.

6. Bạn khám phá được rằng mình lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân

Thật tuyệt khi được bạn bè và gia đình giúp đỡ trong những lúc bạn phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Nhưng cũng sẽ có những thời điểm trong đời mà không một ai có thể giúp bạn.

Sẽ có những thời điểm bạn phải tự mình đương đầu với những thử thách của bản thân. Và bằng cách dành thêm thời gian cho riêng mình, bằng cách củng cố ý thức về cái tôi của mình, và bằng cách giải phóng lòng quả cảm, trí tuệ và sức mạnh ẩn sâu trong mình, rốt cuộc bạn sẽ nhận ra rằng bạn lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân và rằng bạn có sẵn tất thảy mọi thứ cần thiết để với bất cứ thách thức nào được cuộc đời gửi đến bạn. Và bạn sẽ không còn cảm thấy sợ sệt nữa.

7. Bạn khám phá được giá trị và sức mạnh của sự im lặng

Khi tâm trí tĩnh lặng, khi không còn bất cứ ý nghĩ và lời nói nào, đó là khi bạn nghe thấy tiếng trái tim nói chuyện với chính bạn. Đó là khi bạn nghe thấy tâm hồn và trực giác đang giao tiếp với bạn. Sự tĩnh lặng là một người thầy tuyệt vời, thì thầm bên tai bạn và giúp bạn hiểu được những điều mà bạn sẽ không thể khám phá ở bất cứ nơi nào khác.

8. Bạn học được cách tôn vinh và tôn trọng bản thân.

Nhiều người đã quen với việc cầu xin sự tán thành và chấp thuận từ bên ngoài, tất bật tìm kiếm tình yêu thương sai chỗ, đến mức họ không còn có thể kết nối với chính khía cạnh bên trong mình – khía cạnh vốn chỉ biết rằng họ cần bản thân là đủ.

Nâng cao hình ảnh bản thân và lòng tự trọng để không cho phép bất kỳ thứ gì hay bất kỳ ai khiến bạn cảm thấy mình không đủ – không đủ tốt, không đủ thông minh, không xứng đáng, không đủ xinh đẹp, v.v…

9. Bạn học được cách buông bỏ

Một trong những điều khó khăn nhất trên đời là buông bỏ những con người, những kỷ niệm, đồ vật, trải nghiệm và địa điểm chúng ta yêu quý nhất. Chúng ta níu giữ mọi thứ và mọi người quá chặt, sợ rằng nếu không còn những thứ mà ta đang bám vào, ta sẽ chẳng là gì cả. Thất bại trong việc nhận ra rằng sự bám víu đó bị ảnh hưởng bởi tình yêu chúng ta dành cho thứ ta đang níu giữ sẽ làm mất đi sự thuần khiết và vẻ đẹp của tình yêu.

Nhưng nếu bạn dành nhiều thời gian cho riêng mình hơn, mở rộng trái tim và kết nối với trí tuệ nội tại ở một mức độ sâu sắc hơn, bạn sẽ có thể phân biệt giữa sự bám víu và tình yêu đích thực.

Hits: 3

LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN

Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo. Quyền năng đó gắn liền với một loại âm nhạc mang tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). Cùng Hương Kunkuns tìm hiểu về phương thức điều chỉnh tâm trạng bằng sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và nghệ thuật này nhé!


Nhạc sóng não – khái niệm “lạ mà quen”Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giai điệu của loại âm nhạc này từng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đến thời Hy Lạp, Pythagoras đã tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre giúp làm dịu tâm trạng nóng giận của con người. Từ đó, âm nhạc được nhìn nhận như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc.

Đến năm 1930, khoa học đã xác định được mọi suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn vào năm 1960, rằng từng trạng thái tâm lý (ngủ, làm việc, sáng tạo, tập trung, buồn, căng thẳng, …) đều phát ra một loại sóng não đặc thù. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong việc trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể dùng tần số đối trọng để cân bằng trạng thái não. Mãi đến thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều năm qua, nhạc sóng não đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc. Dễ thấy nhất là tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở người hay bị áp lực, căng thẳng, âu lo. Các bác sĩ tâm lý còn dùng nhạc sóng não để giúp bệnh nhân thả lỏng tâm trí trong quá trình điều trị trầm cảm. Loại nhạc này được xem như một công cụ hỗ trợ giúp việc tập thiền đạt kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, mỗi hoạt động của chúng ta đều gắn liền với một loại sóng não đặc thù. Làm thế nào để tận dụng nhạc sóng não hiệu quả?

LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN


Chọn nhạc phù hợp với nhu cầuMỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhất định. Tất nhiên, bạn không thể đo điện não mỗi khi cần biết trạng thái não của mình và chọn nhạc sóng não phù hợp. Để dễ dàng hơn cho bạn, sau đây là 5 loại nhạc sóng não ứng với 5 nhu cầu cơ bản bạn có thể ứng dụng ngay:

SÓNG NHẠC ALPHA – nghe lúc cần xả stress

Khi bạn căng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng alpha. Lúc này, bạn cần nghe nhạc có sóng Alpha (8–12 Hz) để đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não.

Lưu ý: Nghe nhạc sóng Alpha quá mức sẽ khiến trí não lờ đờ, phản ứng chậm.SÓNG NHẠC BETA – nghe khi cần tập trung cao độ


Khi cảm thấy không đủ tỉnh táo để tập trung giải quyết vấn đề, bạn cần tìm đến nhạc sóng Beta (12–40 Hz). Đây là dạng sóng xuất hiện ở những người đang tập trung cao độ cho một màn diễn thuyết, bàn đấu thể thao hay giải quyết công việc. Nói cách khác, sóng Beta được xem như ‘chất kích thích’ khi não thiếu chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.

Lưu ý: Lạm dụng sóng Beta khiến adrenaline tăng cao, gây bồn chồn, bất an.SÓNG NHẠC THETA – nghe để giữ tâm trí tỉnh táo


Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, bạn cần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Theta (4–8 Hz) để đưa não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại sóng nhạc này giúp bạn gạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Theta còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.

Lưu ý: Nghe nhiều sóng nhạc Thena quá mức nhu cầu sẽ dẫn đến trầm cảm.SÓNG NHẠC DELTA – nghe để có giấc ngủ sâu


Loại nhạc sóng não này có tần số 0–4Hz (tần số thấp nhất), giúp bạn có giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở và các hoat động khác. Hơn thế, nghiên cứu còn cho thấy sóng nhạc Delta có tác dụng làm giảm các lượng hormon cortisol trong cơ thế, được cho là nguyên nhân gây lão hóa sớm.

Lưu ý: Nghe sóng nhạc Delta quá nhiều dẫn đến hội chứng rối loạn giảm chú ý.SÓNG NHẠC GAMMA – nghe để khai mở tiềm năng não bộ


Sóng não Gamma (40–100 Hz) có tần số cao nhất trong các loại sóng não, liên quan mật thiết đến năng lực xử lý cấp cao, như trí nhớ, học tập và liên kết thông tin. Về cơ chế, sóng Gamma giúp kích hoạt não bộ toàn diện và kết nối các giác quan cùng lúc để não đạt đến mức độ tri thức cao. Do đó, nghe nhạc sóng Gamma giúp việc học hỏi các đề tài mới nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời khai mở năng lực não bộ ở mức cao.

Lưu ý: Não dung nạp quá nhiều sóng Gamma sẽ dẫn đến stress.


LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦNNghe nhạc sóng não đúng cáchVới những ưu điểm trên, nhạc sóng não được xem là cách hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, bạn cần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:

Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao.Chỉ dành cho người trên 26 tuổi vì đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Dùng nhạc sóng não sớm hơn tuổi này sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt.Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…

Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu thêm liệu bạn có đang dùng đúng nhạc sóng não không hoặc xin lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.

Chúc bạn có thêm sự lựa chọn cho cuộc sống cân bằng với nhạc sóng não!

Hits: 5

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trầm cảm là một căn bệnh tâm lý đang đe dọa tính mạng của nhiều người mắc phải. Thực tế cho thấy rằng số lượng nạn nhân của căn bệnh này tăng lên qua từng năm gây nên một ảnh hưởng lớn cho xã hội vì vậy điều trị trầm cảm là vấn đề cấp thiết được quan tâm hiện nay. Đối diện với căn bệnh nguy hiểm này, các chuyên gia tâm lý đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau và chứng minh hiệu quả đáng kinh ngạc. Sử dụng thuốc là cách chữa trầm cảm phổ biến nhưng lạm dụng thuốc quá nhiều chẳng những khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên nặng hơn.

Sau đây, tôi xin giới thiệu đến các bạn 4 cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc an toàn mà hiệu quả.

Ăn uống hợp lý, ngủ đủ giấc

Để thoát khỏi căn bệnh trầm cảm đáng sợ, trước hết chúng ta cần phải duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Có sức khỏe, bản thân mới có thể vượt qua những chướng ngại tâm lý và chống lại bệnh tật. Muốn vậy, bạn cần phải duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ điều độ, ổn định. 

Người mắc bệnh trầm cảm nên ăn nhiều những loại thực phẩm giàu protein, chất dinh dưỡng và vitamin như thịt, cá, trứng, sữa, lạc, đậu, và các loại rau củ xanh, cà chua, táo, nho, bí đỏ,…, những loại thực phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của cơ thể và đặc biệt là não bộ.

Không chỉ chú ý ăn uống mà giấc ngủ của người bệnh cũng nên được quan tâm. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm nên ngủ đủ giấc, mỗi ngày từ 6 – 8 tiếng. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ không sâu nhưng hãy cố gắng ăn uống với một chế độ hợp lý, bạn sẽ cải thiện được giấc ngủ của mình. Khi chìm vào giấc ngủ, bệnh nhân sẽ ngừng suy nghĩ về những điều tiêu cực, bi quan, buồn chán và dành thời gian cho não bộ được nghỉ ngơi.Vận động 

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Vận động thể chất

Những bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ nhanh, yoga,  không chỉ giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe đảm bảo mà còn là một cách điều trị trầm cảm cực tốt thông qua giải tỏa những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống. 

Người mắc bệnh trầm cảm hay có những suy nghĩ không mấy lạc quan về cuộc sống, luôn trong trạng thái mệt mỏi, u uất, việc ra ngoài thực hiện những bài yoga giúp họ giúp cơ thể được thả lỏng, tinh thần thư giãn, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên và người khác, có sự tiếp xúc và vui vẻ với mọi người hơn, 

Âm nhạc trị liệu

Việc nghe nhạc để chữa trầm cảm cũng được rất nhiều những chuyên gia khuyên dùng. Những bản nhạc du dương, trầm bổng, ngân nga giúp người bệnh quên đi những căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, muộn phiền. Để tâm trạng, cảm xúc bay theo những điệu nhạc, người bệnh sẽ cảm nhận được cuộc sống này tươi đẹp và đáng sống biết bao.

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN

Trị liệu tâm lý

Cách điều trị trầm cảm không dùng thuốc được các bác sĩ tâm lý thế giới tin tưởng nhất chính là trị liệu tâm lý. Đây là một hệ thống các biện pháp, kỹ thuật, khoa học nhằm tác động vào tâm lý người bệnh nhằm cải thiện sức khỏe và tinh thần của họ, loại bỏ những chướng ngại trong cảm xúc, hành vi bệnh nhân. Đó có thể là những buổi tư vấn cá nhân giữa bệnh nhân và chuyên gia nhằm giúp người bệnh tự đánh giá, xem xét hành vi của bản thân, khiến họ tự thấy sai lầm của mình và thay đổi trong suy nghĩ. Hoặc có thể đó là những buổi trị liệu nhóm, để những người cùng mắc bệnh trầm cảm chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm, cùng tạo cho nhau động lực để thoát khỏi ám ảnh tâm lý. 

Fanpage http://facebook.com/huongkunkuns1990

4 CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM KHÔNG DÙNG THUỐC HAY CÁC BIỆN PHÁP XÂM LẤN
http://ebook.huongkunkuns.com

Hits: 3

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DƯỠNG NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ

1. Sống chậm
Cuộc sống di chuyển quá nhanh đến nỗi mà tưởng như lúc nào chúng ta cũng ở chế độ tự động. Thậm chí, bạn còn có thể có cảm giác không đủ thời gian mỗi ngày để hoàn thành mọi việc. Tuy nhiên, nếu luôn ở trong trạng thái cứ mãi làm việc thì chúng ta có thể hủy hoại chính mình và quên đi việc tận hưởng những khoảnh khắc mà giúp cuộc sống thêm ý nghĩa.
Công việc chẳng biến đi đâu mất. Nó vẫn luôn ở đó. Vậy thì tại sao không chậm lại một vài phút và thưởng thức sự thảnh thơi, giản đơn của mọi thứ xung quanh bạn mỗi ngày? Chúng xuất hiện bên cạnh bạn là có lý do và chúng xứng đáng để được nhận biết.
2. Giúp đỡ người khác
Hãy nghĩ về khoảnh khắc khi mà bạn giúp đỡ một người. Bạn đón nhận nó như thế nào và bạn cảm thấy điều gì sau khi giúp đỡ họ? Chắc chắn là bạn rất vui sướng và biết mình có thể làm nhiều điều tốt hơn nữa. Không có sự đóng góp nào là quá nhỏ.
Khi bước ra ngoài thế giới của bản thân và đóng góp giá trị cho cuộc sống của những người khác, bạn sẽ bắt đầu mường tượng được về mục đích sống của mình. “Ngày hôm nay, tôi có thể giúp ai và giúp điều gì?” Bằng cách hướng sự tập trung sang những người khác, bạn sẽ có được góc nhìn rộng mở hơn về những thử thách của bạn và nhận ra nó không tệ đến nỗi như bạn nghĩ.
Hơn nữa, một hành động giúp đỡ người khác cũng có tính lan truyền. Một người mà được nhận sự đồng cảm của bạn cũng sẽ được truyền cảm hứng để đồng cảm nhiều hơn với chính họ. Đấy chính là một điều nhỏ bé mà có thể mang đến ảnh hưởng vô cùng lớn lao.
3. Rèn luyện thái độ biết ơn
Càng biết ơn điều mà bạn đang có thì càng ít khả năng bạn bị dính mắc vào điều bạn không có. Đó là lý do tại sao mình rất tin vào sức mạnh của những thói quen buổi sáng tốt đẹp.
Bạn có thể bắt đầu mỗi ngày với việc ghi chép lại những điều mà bạn cảm thấy trân trọng. Chẳng hạn như “cám ơn vì đêm qua mình đã có một giấc ngủ thật ngon và một giấc mơ thật đẹp”, “cám ơn vì sáng nay những bông hoa của mình đã nở, hương thơm thật tuyệt vời biết bao”, “cám ơn vì sáng nay ngủ dậy không bị đau lưng, tinh thần
sảng khoái và được lắng nghe những âm thanh tuyệt vời”. Bằng cách rèn luyện thói quen như vậy, bạn sẽ thấy trái tim mình đầy lạc quan và hạnh phúc.
Từ sau đó, mỗi khi bạn chán nản hay cảm thấy như thể không còn sức lực để tiếp tục những gì đang làm thì hãy dừng lại một khoảnh khắc và nghĩ về tất cả những gì bạn biết ơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rèn luyện thái độ sống biết ơn đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Quả ngọt vẫn luôn chờ những ai sẵn sàng cống hiến và chờ đợi.
4. Sống trong hiện tại
Một nghiên cứu ở đại học Harvard đã nhận thấy con người dành 47% thời gian lúc tỉnh táo để nghĩ về điều không diễn ra. Hay nói cách khác, chúng ta không thực sự hiện diện trong gần như nửa cuộc đời, chứng minh rằng tâm trí thơ thẩn (wandering mind) không phải là tâm trí hạnh phúc. Chelsea Hudon – một nhà trị liệu ở Chicago cũng nhấn mạnh, “Chúng ta thường bỏ lỡ những kho báu nhỏ bé trong cuộc sống, bởi vì thay vì sử dụng các giác quan để gắn kết với thế giới xung quanh thì chúng ta lại cứ mãi luẩn quẩn ở trong đầu, lo lắng về tương lai hoặc trầm ngâm suy nghĩ về quá khứ.”
Hiện diện bắt đầu với nhận thức bản thân (self awareness), cụ thể là chú tâm vào điều sắp xảy ra xung quanh bạn mà không cố gắng thay đổi bất cứ điều gì.
5. Cười nhiều hơn
Một nghiên cứu khẳng định khi cười sẽ giải phóng serotonin, một loại nơ-ron dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm cho cảm giác hạnh phúc và hài lòng. Những người tìm thấy lý do để cười, bất kể hoàn cảnh hiện tại của họ như thế nào thì thường cũng là người có sức bật tốt nhất. Mỗi lần đối mặt với vấp ngã, mặc dù có lẽ cũng thất vọng nhưng họ vẫn sẽ giữ được niềm hy vọng và sự quyết tâm đi tìm điều may mắn, tích cực trong hoàn cảnh đó. Tại sao? Bởi vì họ đã lập trình tâm trí của họ đó là luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp.
Mẹ Teresa từng nói, “tôi sẽ không bao giờ hiểu được tất cả những điều tốt đẹp mà một nụ cười giản đơn có thể mang đến.” Chỉ cần một nụ cười thôi, bạn cũng có thể làm bừng sáng những ngày tăm tối của một ai đó.
6. Dừng so sánh bản thân với người khác
Bạn có nhìn vào những người khác và cảm thấy ghen tị hay đố kỵ với những gì họ có? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên dừng lại. So sánh bản thân mình với những người
khác sẽ chỉ làm bạn thêm đau khổ và tổn thương. Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc bạn đã tiến xa như thế nào và tiếp tục dấn thân vào những thứ mà định nghĩa nên thành công của riêng bạn.
Hãy ngồi lại và nghĩ về tất cả những điều nhỏ bé mà làm cho chuyến hành trình cuộc đời của bạn trở nên đặc biệt. Đấy là hành động yêu bản thân (self-love). Nếu chỉ tập trung vào thứ bạn không có thì bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ. Một tinh thần yếu ớt như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn.
Nếu bạn so sánh mình với bất cứ ai thì cũng hãy trân trọng và so sánh bản thân bạn với chính bạn! Đừng vứt đi sức mạnh của bạn. Hãy yêu câu chuyện của bạn và tin rằng bạn đang trên đường chạm tới thành công, bất kể con đường đó có ngoằn ngoèo như thế nào.
7. Hòa mình vào thiên nhiên
Bạn đã bao giờ trải nghiệm một cơn sóng của cảm xúc tích cực ngay khi bạn đắm chìm trong thiên nhiên, bất kể đó là đi bộ trên núi hay chạy trong rừng chưa? Hành động hít vào trong bầu không khí trong lành và cảm nhận đất ở dưới chân chúng ta là sự gợi nhắc về tất cả những kỳ quan nhỏ bé của thế giới mà chúng ta được thừa hưởng.
Dành thời gian với thiên nhiên là cách lý tưởng để kết nối lại với bản thân bạn và điều quan trọng với bạn.
Hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng hòa mình vào thiên nhiên, sống gần thiên nhiên hay ngắm nhìn tự nhiên trong các bức tranh và video có các tác động tích cực tới bộ não, cơ thể, cảm xúc, quá trình suy nghĩ và tương tác xã hội. Hãy chú tâm tới những khoảnh khắc nhỏ này bởi vì chúng có thể giúp bạn tích lũy cảm giác kết nối sâu hơn với bản thân bạn và với cả thế giới rộng lớn.
Trân trọng những điều nhỏ bé nghĩa là bạn dành sự chú tâm vào những thứ nuôi dưỡng và duy trì sức sống của bạn – vào tất cả mọi thứ mà mang đến cho bạn dù chỉ một lượng nhỏ nhất sự hài lòng. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần rèn luyện thái độ biết ơn bằng cách để ý đến những thứ thường ngày mà quá dễ dàng để bạn coi chúng hiển nhiên thuộc về bạn.

Hits: 1

Muốn hạnh phúc thì hãy tránh ba điều: Đừng ngủ quá muộn, đừng yêu quá sâu, và đừng mong muốn quá nhiều

Mấy ngày qua bạn có đang cảm thấy mệt mỏi vì thứ gì đó không? Có vật gì hay người nào đó khiến bạn thấy tiếc nuối vì đã không giữ được hay không?

Đêm tối, đó là khoảng thời gian đặc biệt. Mỗi lần đêm đến, cảm xúc tích lũy trong cả một ngày tràn đến và rất dễ khiến con người ta trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương hơn. Nhưng nếu bạn để chính mình rơi vào trạng thái cảm xúc đó, bạn rất dễ bị ảnh hưởng và trở nên stress nhiều hơn. Càng thức đêm, sức khỏe của bạn ngày càng kém, tinh thần cũng trở nên thiếu minh mẫn hơn nhiều.

Đời người, cứ 10 việc thì đã có đến 9 việc không được như ý muốn rồi. Vậy cách tốt nhất để buông bỏ phiền não là gì?
Sau một ngày làm việc vất vả, tự thưởng cho chính mình một giấc ngủ ngon, đúng giờ.

Tôi đã từng nghe có một câu nói như vậy: “Tha thứ tất cả trước khi ngủ, để ngày mai khi thức dậy bắt đầu một cuộc sống mới.” Thay vì mỗi ngày đều phải đấu tranh với một đống phiền não đến kiệt sức, tốt hơn hết là nên học cách “làm sạch tâm trí”, buông bỏ những vướng mắc, để mọi lỗi lầm, hối hận và nuối tiếc dừng lại trước khi ngủ, để bản thân có một đêm yên tĩnh và thanh bình.

Khi mặt trời ngày mai ló dạng, bạn sẽ nhận ra, không có đêm tối nào mãi trường tồn, đời người cũng vậy, không có bóng tối nào theo bạn mãi đến cuối đời, càng không có thứ gì có thể ngăn cản ngày mai đến với bạn.

Trước khi ngủ hãy tự nhủ với chính mình: Tất cả mọi thứ xảy ra ngày hôm nay, dù tốt hay xấu, đều đã diễn ra rồi, không cần phải quay đầu nhìn lại. Bởi vì trên thế giới này còn rất nhiều thứ tốt đẹp hơn chờ bạn, chờ bạn buông bỏ phiền não và chạy về phía trước.

Tình yêu là thứ gì đó rất đẹp đẽ mà con người ta luôn mong đợi, cũng là vấn đề nan giải nhất. Vì vậy nên mới có nhiều người như vậy tổn thương vì tình yêu. Tuy nhiên có đôi lúc, sự mơ hồ của tình yêu cũng chính là trói buộc của chính mình.

Nước quá đầy sẽ bị tràn, dây đàn quá căng thì dễ bị đứt. Tình yêu cũng như vậy, một khi bạn cho nó quá nhiều kỳ vọng và yêu cầu, chính là trong vô hình đã tự mình đặt lên tình yêu một cái còng nặng nề. Cuối cùng, khi tình yêu đầy ắp rồi, chỉ cần một sai lầm nhỏ, cũng sẽ đánh đổi lấy sự thất vọng tột cùng.

Thực ra trong cuộc đời mỗi người đều sẽ gặp rất nhiều người, nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể đi cùng bạn đến cuối đời. Những người mà bạn từng dốc lòng yêu hết mình, cũng không nhất định là người bạn đời của bạn. Vì vậy, cái chúng ta có thể làm, là dù có gặp được tình yêu thế nào đi nữa, cũng không nên quên một điều, yêu cả chính mình.

Tình yêu tốt chính là, tôi sống một mình rất tốt, nhưng vì gặp được bạn, cuộc sống của tôi càng thêm hoàn mỹ. Chúng ta có thể sống độc lập, có thể bầu bạn, thân mật, quen biết và tôn trọng lẫn nhau, nhưng đừng bao giờ đánh mất chính mình. Giống như khi nắm tay nhau cùng đi qua một con đường núi, thay vì gió đông lạnh lẽo, ta chỉ cảm thấy ấm áp, một nụ cười, một ánh mắt, khiến chúng ta thấy mọi thứ bình thường đều tốt đẹp đến thế.

Luôn luôn phải nhớ, đừng để tình yêu quá độ nhấn chìm cuộc sống của bạn, càng không nên vì tình yêu mà từ bỏ đi sự tôn nghiêm của chính mình. Bởi vì người thực lòng yêu bạn, sẽ không để bạn hèn mọn cầu xin tình yêu hay từ bỏ thứ gì.

Tập yêu chính mình trước, sau đó hãy yêu người khác.

Có một cậu bé nọ luôn buồn bã không vui vì đôi giày mới của mình bị hỏng. Trong lúc cậu bé đi dạo công viên, đã nhìn thấy một cậu bé khác đang vui vẻ ngồi trên ghế, chân cậu bé còn mang một đôi giày rất mới.

Thế là cậu bé này càng chán nản hơn, cậu thầm nghĩ: “Ông trời thật bất công, tại sao chỉ có giày của con bị hỏng chứ?”

Nhưng sau đó cậu bé đã phát hiện ra, phía sau chiếc ghế mà cậu bé kia đang ngồi có một chiếc xe lăn.

Có nhiều khi, chúng ta thường than ngắn thở dài khi cuộc sống không được như ý nguyện giống như cậu bé bị hỏng giày kia. Bởi vì chúng ta chỉ chăm chăm nhìn vào thứ mình chưa có, mà quên đi rằng, trên đời này, có ai là có cuộc sống hoàn hảo đâu?

Bạn luôn muốn quá nhiều, và phiền não cũng theo đó mà tăng lên nhiều hơn. Nói đến cùng, cuộc sống này sẽ không để tất cả may mắn rơi xuống đầu một người. Mỗi người đều phải mất đi một số thứ, tương tự cũng sẽ đạt được một số thứ khác. Đời người thứ quan trọng nhất không phải là bạn sở hữu bao nhiêu thứ, mà là tâm bạn đã hài lòng với những thứ đã có hay chưa.

Thứ không thuộc về bạn, cũng đừng cố mà miễn cưỡng, nếu đã cố gắng mà không có được, vậy buông bỏ thôi. Đừng vì những thứ mất đi mà oán hận, thời gian càng lâu, bạn càng phiền não, mệt mỏi và tổn thương thêm. Đến cuối cùng, người gây khó dễ cho bạn nhiều nhất, lại là bản thân bạn.

Những người biết cách tận hưởng cuộc sống là những người biết trân trọng những gì họ đang có. Cám ơn tất cả những gì đang có, hài lòng, trân trọng chúng, có như vậy bạn mới dễ dàng thoát ly muộn phiền được.

Mỗi người trong chúng ta đều phải tự mình trải qua câu chuyện của riêng mình. Người nên đến sẽ đến, người nên đi ắt sẽ đi. Đôi khi, kết thúc cũng là khởi đầu mới.

Như ai đó đã từng nói: “Hạnh phúc thật sự không đòi hỏi bất kỳ lí do nào, chỉ cần cười nhiều hơn rơi nước mắt, vậy là đủ rồi”. Hạnh phúc là thứ được tích lũy từng chút một và đời người là thứ được tích lũy từng ngày. Thay vì buồn phiền vì những thứ không đáng, hãy để bản thân cười nhiều hơn, sống hạnh phúc thật sự. Đây mới là điều quan trọng nhất.

Một đêm nữa lại đến rồi. Cố gắng ngủ sớm nhé, buông bỏ mọi thứ để ngủ thật ngon và mỉm cười thật tươi khi thức dậy.
Chỉ cần tâm trạng và tư tưởng thay đổi tích cực rồi, bạn sẽ nhận ra, vượt qua mọi khó khăn cũng là điều dễ dàng thôi.

Hits: 1