Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: SỨC KHỎE TINH THẦN

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    Marketing và Sales – 2 mặt của 1 đồng tiền

    Marketing và Sales (bán hàng) là 2 hoạt động vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp, nó được xem như 2 mặt của 1 đồng tiền, nếu thiếu bên nào thì đồng tiền cũng không còn giá trị.

    Thế nhưng, ở hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay, từ quy mô siêu nhỏ đến quy mô lớn đều mắc phải “lỗi” là hai bộ phận Marketing và Sales thiếu gắn kết, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Hai bên cứ mãi ở 2 đầu “chiến tuyến”. Và rồi chi phí thì tốn kém mà hiệu quả lại rất thấp.

    Nhiều người xem sales (tạm dịch là bán hàng) là một hoạt động độc lập, tách rời khỏi Marketing. Và trong thực tế, hầu như ở các doanh nghiệp lớn, phòng sales độc lập với phòng Marketing, nhân viên sales không thuộc phòng Marketing và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức của nhiều công ty lớn mà tôi từng làm việc hoặc có quan hệ, kể cả công ty nước ngoài lẫn công ty Việt Nam, có hai khối (hay phòng) độc lập với hai chức danh Giám đốc hay trưởng phòng độc lập là Giám đốc (hay Trưởng phòng) Marketing và giám đốc hay trưởng phòng bán hàng. Họ làm việc và phối hợp với nhau một cách “ngang hàng” và bình đẳng trong cơ cấu tổ chức, và cùng báo cáo cho CEO hay Tổng giám đốc.

    Một số công ty thì gộp chung Marketing và Sales vào một phòng, gọi đó là phòng kinh doanh nhưng đứng đầu hai bộ phận này trong phòng kinh doanh cũng là hai trưởng bộ phận độc lập và ngang hàng.

    Rõ ràng là theo thông lệ về cơ cấu tổ chức, 2 hoạt động Sales và Marketing là độc lập và ngang hàng, không hoạt động nào là “trùm” của hoạt động nào, không trưởng bộ phận nào là cấp trên của trưởng bộ phận nào, không ai báo cáo cho ai mà hai bên cùng báo cáo cho cấp trên của cả hai là giám đốc Kinh doanh hay Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc hay CEO, tùy theo từng công ty.

    Cũng chính vì thực tế này mà nhiều người cho rằng Marketing và Sales là hai hoạt động độc lập, tương tự như Marketing và Tài chính (mặc dù có liên quan đến nhau).

    Thực ra, nếu theo định nghĩa và cách hiểu phổ biến về Marketing thì Sales là một phần của Marketing, thuộc Marketing và không tách rời khỏi Marketing. Marketing là quá trình xuyên suốt, đi từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tạo sản phẩm, đưa ra thị trường, quảng bá sản phẩm, bán cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, và còn tiếp tục chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển khách hàng… Do vậy, quá trình Marketing bao gồm cả quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác bán hàng và chăm sóc khách hàng là một phần không tách rời của quá trình Marketing.

    Vậy thì vì sao các công ty, nhất là các công ty lớn luôn tách rời marketing và sales và bố trí thành hai bộ phận (khối, phòng) độc lập?

    Đơn giản là vì hoạt động Sales quá quan trọng và vì nó thiên về “thực chiến”, “thực địa”, sát với khách hàng, người tiêu dùng, và cả đối thủ hơn! Lực lượng Sales là lực lượng chiến trường. Tướng của sales là “tướng chỉ huy” ngoài mặt trận, nhiều gian khổ và thách thức, ngày đêm chạm mặt đối thủ, ngày đêm dốc sức cho từng “mặt trận”, từng “trận đánh”, ở từng khu vực để giành chiến thắng. Còn marketing chỉ thiên về định hướng, chiến lược, vạch đường, chỉ lối (như bộ tổng tham mưu), tập trung vào nghiên cứu và xác định bán gì (sản phẩm), bán cho ai khách (hàng mục tiêu), bán giá nào (giá), bán ở đâu (thị trường, hệ thống phân phối, kênh phân phối), quảng bá thế nào (quảng cáo, khuyến mại…).

    Vì cả hai hoạt động đều quá quan trọng nên về mặt tổ chức các công ty tách riêng ra cho hai “tướng lĩnh” phụ trách độc lập, ngang hàng, cùng báo cáo cho CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh), dưới sự chỉ huy và điều phối của CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh).

    Dù là hai bộ phận độc lập và ngang hàng, nhưng phải luôn nhớ rằng hai bộ phận này liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hỗ trợ cho nhau. Marketing làm chiến lược, vạch lối, chỉ đường và hỗ trợ về mặt truyền thông, xây dựng thương hiệu để cho sales bán hàng thật tốt. Đội ngũ sales phải phủ hàng rộng khắp (coverage), phải bố trí đủ các chủng loại hàng hóa (SKU distribution)ở các nhà bán lẻ và phải trưng bày (merchandising) thật bắt mắt ở các điểm bán. Họ phải chiến thắng tại các điểm bán (point of sales), đồng thời chăm sóc khách hàng thật tốt để góp phần vào sự thành công của các chiến dịch marketing và của cả công ty.

    Nếu hình dung hoạt động bán hàng như một trận chiến, marketing phải hỗ trợ đường đi, nước bước, trang bị vũ khí cho sales tại mặt trận. Khi lâm trận, marketing phải hỗ trợ sales bằng cách “dội bom” bằng quảng cáo, truyền thông, PR, sự kiện … Còn sales phải tác chiến chuyên nghiệp nhanh nhẹn, hiệu quả ở ngay tại chiến trường…

    Và đừng quên, sales còn có một vai trò rất quan trọng là nắm bắt thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ, xu hướng tiêu dùng… để phản hồi và cung cấp thông tin cho marketing, để marketing điều chỉnh hay thay đổi chiến lược khi cần! Sales thường có lực lượng đông đảo, rộng khắp. Những công ty lớn có thể có đội ngũ sales lên đến hàng nghìn người hoạt động khắp các vùng miền, nên sát thị trường hơn, nhiều thông tin hơn, hiểu khách hàng và người tiêu dùng hơn.

    Những kế hoạch dự báo bán hàng do bộ phận Sales lập không bao giờ được phép để thiếu sự tham gia của bộ phận marketing và cả các bộ phận khác như sản xuất, cung ứng, hành chính nhân sự…Những chương trình marketing trong giai đoạn dự báo, nếu có, sẽ tác động rất mạnh đến sức tiêu thụ các mặt hàng và số lượng bán ra cho người tiêu dùng. Nếu bộ phận bán hàng không nắm bắt các chương trình này, không bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng với bộ phận marketing, mà chỉ làm dự báo một mình, dựa trên khả năng bán hàng của mình và khả năng tiêu thụ của thị trường, sẽ có sự sai lệch rất lớn, gây khó khăn cho các loại hoạt động liên quan như sản xuất, cung ứng, kho vận, nhân lực, tài chính…

    Sự phối hợp giữa marketing và sales là rất cần thiết và quan trọng.

    Với kinh nghiệm của tôi, nếu lực lượng sales đã được hàng ra thị trường theo các kênh phân phối và đã bày hàng đầy đủ trên các quầy, kệ tại các điểm bán mà người tiêu dùng vẫn không mua hàng, sản phẩm vẫn không tiêu thụ được thì phần lớn lỗi là bộ phận marketing! Có thể marketing đã mắc những sai lầm như:

      Chiến lược marketing sai từ đầu; ví dụ, sai từ phát hiện nhu cầu, và chọn nhóm khách hàng mục tiêu;
      Chọn sản phẩm sai.
      Định giá bán sai.
      Chọn kênh phân phối sai.
      Quảng cáo, truyền thông không hiệu quả.
      Sai đồng thời nhiều khâu, hay tất cả các câu trên khi.

    Khi marketing sai, tức chọn con đường đi sai, mọi nỗ lực của sales trở thành vô nghĩa! Ngược lại nếu Marketing làm đúng mà sales làm sai, tức thực thi không đúng hay không hiệu quả, cả các chương trình marketing khó có thể thành công.

    Tuy vậy, sales và marketing cũng cần có những tranh luận “cho ra lẽ” trong nhiều trường hợp để “làm rõ trắng đen” những bất đồng về quan điểm giữa hai bên, vì nếu cứ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, có thể công ty sẽ thiệt hại rất lớn. Tôi thường tham dự và chủ trì cuộc họp có sự tranh luận nảy lửa giữa giám đốc marketing và giám đốc sales. Tôi không lấy đó làm lo ngại, mà thậm chí còn khuyến khích các bên đưa ra quan điểm thẳng thắn về những bất đồng để tìm ra giải pháp tốt nhất. Có khi những phản biện của sales đối với marketing là rất hợp lý, và cũng có khi, những phản biện của marketing đối với sự là rất có lý. Khi có sự bất đồng về quan điểm giữa sales và marketing về một vấn đề, ví dụ về sản phẩm, về kể về kế hoạch tung hàng, về chương trình khuyến mại …, CEO hay cấp trên trực tiếp của hai bộ phận này phải họp (có thể có sự tham gia của các bộ phận khác) để lắng nghe quan điểm của hai bên và cân nhắc các thông tin để ra quyết định.

    Phía sales thường phàn nàn là marketing ít hỗ trợ, hoặc hỗ trợ không hiệu quả nên sales không bán được hàng. Ngược lại, phía marketing thường phàn nàn rằng sales không nỗ lực, không phủ hàng đủ rộng, không phân bố không đủ chủng loại, không tích cực trưng bày, không cố gắng đi “rout” (lộ trình bán hàng)…, nên không bán được hàng, làm cho các chương trình marketing trở thành lãng phí vì quá tốn kém mà không có hiệu quả.

    Nói gì thì nói, marketing và sales như hai mặt của một đồng tiền, không thể thiếu bên nào trong hoạt động của công ty. Và một công ty muốn hoạt động hiệu quả, hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, cho dù về mặt cơ cấu tổ chức, chúng được tách rời hay gộp chung vào một bộ phận.

    Hits: 1

    Bạn có tin:chó cũng bị trầm cảm?

    Trầm cảm chó

    Chó được coi là người bạn động vật tốt nhất của con người, chúng luôn ở bên cạnh an ủi bạn bất cứ lúc vui hay lúc buồn. Cảm giác của bạn có thể được vỗ về bởi những con vật này, nhưng bạn có thể đáp lại sự quan tâm này không, bạn có biết lúc nào những con chó đang buồn hay thất vọng không?
    Từ trước đến giờ, con người có thể đã nói nhiều về sức khỏe thể chất của những con vật nhưng sức khỏe tinh thần của chó không thực sự được để ý. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ nhà thần kinh học Gregory Berns của Đại học Emory phát hiện, cho cũng có cảm xúc như con người và những cảm biến của chúng nằm trong não giống con người.
    Mặc dù chó thường không trải qua cảm giác kiểu như trầm cảm lâm sàng ở người, nhưng chúng cũng có thể trải qua những nỗi buồn nhất định. Vậy làm thế nào để con người giúp chúng cảm thấy tốt hơn? Các bác sĩ thú y đã cho biết những triệu chứng khi một con chó đang trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần, cách con người có thể giúp chúng thoát khỏi nó.

    Tại sao sức khỏe tinh thần của chó lại quan trọng?

    Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất lớn đối với cuộc sống loài chó. Việc trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng cũng như chính bạn, gây ra những lo ngại về an toàn cho người khác, cũng như những vật nuôi khác xung quanh con vật cưng của bạn. Những con chó bình thường nếu gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hành vi phá phách, phản ứng và sợ hãi và cần được giúp đỡ.

    Làm sao để biết con chó của bạn đang có vấn đề?

    Các dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần ở chó tương tự như ở người một cách đáng ngạc nhiên. Giống như khi chúng ta bị trầm cảm, chó sẽ thể hiện những thay đổi trong hành vi.
    Một chú chó từng có cuộc sống rất vui tươi và năng động bỗng trở nên lạnh lùng, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thu mình hoặc kém hoạt động. Ngoài ra, chúng có thể có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ.

    Những lý do chính khiến chó bị căng thẳng, trầm cảm

    Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng ở chó là do thiếu tập thể dục, thiếu sự kích thích và huấn luyện, cũng như không có lối thoát cho năng lượng và thiếu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thú y khuyên rằng, chó con nên được tiếp xúc với những con chó khác, con người, tiếng ồn và môi trường khác nhau.
    Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày bình thường của chó cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng và trầm cảm. Chẳng hạn như các sự kiện xảy ra trong gia đình, như chuyển đến nhà mới, vật nuôi mới hoặc người mới gia nhập gia đình, một thành viên trong gia đình (có thể là động vật hoặc người) mới mất, người chủ thay đổi lịch trình làm việc, đều có thể gây ra những trầm cảm và lo lắng ở vật nuôi.

    Làm cách nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của loài chó?

    Hầu hết vật nuôi sẽ trở lại sau những cơn trầm cảm hoặc lo lắng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, trong khi những con khác có thể cần sự giúp đỡ từ chủ nhân. Bạn nên thực hiện nhiều hơn một chút đối với các hoạt động thường ngày mà chú chó của bạn thích làm, như bế hoặc đi bơi, hãy tăng tường tập thể dục, đi dạo ngoài trời với chú chó.
    Bác sĩ thú y cũng khuyên bạn nên củng cố các hành vi tích cực, khen thưởng những hành động tốt bằng đồ ăn vặt, thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đồng thời, việc giao lưu với những vật nuôi khác ở gần đó cũng giúp ích cho chú chó đang có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những con vật đang đau buồn vì thương tiếc một người bạn đồng hành đã mất. Chơi với những con chó khác là cách tốt để giúp con chó của bạn tập thể dục và quên đi những lo lắng hiện tại của chúng.
    Sức khỏe thần của chó chủ yếu liên quan đến việc tập thể dục, bồi bổ sức khỏe thể chất và giao tiếp. Các khóa học luyện tập sự nhanh nhẹn và đi bộ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang có một khoảng sân rộng. Đi dạo là sự kích thích tinh thần tốt hơn khi ở nhà.
    Ngoài ra, hãy làm giàu kiến thức cho những chú chó, kích thích não bộ bằng các câu đố và trò chơi, chẳng hạn như giấu đồ ăn vặt và đồ chơi xung quanh nhà hoặc sân và thách thức con chó tìm nó và lấy đồ vật đó.

    Người nuôi chó nên tránh làm gì?

    Chó là loài vật rất biết đồng cảm và có thể tiếp nhận cảm xúc của con người khá nhanh, cho nên bạn nên tránh thể hiện cảm xúc của chính mình lên thú cưng. Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Thụy Điển, xem xét nồng độ hormone gây căng thẳng lâu dài ở người và vật nuôi của họ, phát hiện ra rằng những con chó có mức độ căng thẳng tương tự như chủ của chúng.
    Chó có xu hướng đón nhận những cảm giác tiêu cực mà chủ nhân của chúng gây ra, có thể biểu hiện như trầm cảm và chán ăn. Chúng rất nhạy cảm với cảm giác lo lắng và tức giận nữa.
    Trên thực tế có thể bạn đã luôn dành tình yêu thương cho thú cưng của mình, nhưng nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe tinh thần của những chú chó và đang chứng kiến những hành vi đáng lo ngại, bạn nên để cho chú chó của mình một khoảng lặng. Có nghĩa là nên tránh dùng sự quan tâm và đối xử quá mức với thú cưng đang hờn dỗi, nếu bạn càng đến gần, chó có sẽ nghĩ rằng bạn đang khuyến khích và khen thưởng hành vi đó.

    Lúc nào bạn nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ thú y

    Các vấn đề về sức khỏe tinh thần của loài chó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu bị bỏ qua quá lâu. Nếu thú cưng của bạn không thể khỏi trầm cảm hoặc lo lắng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với chuyên gia hành vi hoặc bác sĩ thú y..
    Các bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng. Điều quan trọng là phải khám thú y cho những con chó này, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm máu trước để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe y tế nghiêm trọng nào.

    Hits: 3

    KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CUỘC SỐNG CÓ LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN KHÔNG?

    Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, tiết tấu cuộc sống theo đó tăng nhanh, đồng nghĩa với áp lực công việc nặng nề hơn và yếu tố trí tuệ giữ vai trò quyết định. Y học tinh thần ngày nay không chỉ là chữa bệnh mà còn là bảo vệ và nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc phổ cập tri thức để mỗi người biết cách bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mình là rất cần thiết.

    Ai cũng biết cách tập luyện thể thao và ăn uống bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ thể chất nhưng lại không biết làm thế nào để giúp trí óc sảng khoái và năng động hơn. Muốn trí óc sảng khoái và năng động, phải có sức khoẻ tâm thần tốt hay một khả năng thích nghi linh hoạt với các tình huống của cuộc sống. Khả năng thích nghi nhanh thì tiềm lực sức khoẻ càng lớn.

    Chẳng hạn khi bạn gặp trắc trở và thất bại, bạn nên xem đó là thử thách phải vượt qua để có được thành công sau này. Mọi vấn đề đều có hai mặt. Vấn đề đó xấu hay tốt là do cách nhìn nhận của ta mà thôi.

    Thật vậy, trên đường đời đầy trở ngại và lo lắng, nếu bạn chỉ than thân trách phận, rồi mặc cảm, ngại ngùng… lập tức bạn đã tự đẩy mình vào một vòng xoắn luẩn quẩn của những stress nối tiếp vắt kiệt sức lực của bạn. Mỗi ngày trôi qua chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề phát sinh bất ngờ: thời tiết không thuận lợi, giao thông bị tắc nghẽn, mắc dịch cúm …đây là tất cả những gì mà người ta gọi là một cuộc sống “bình thường” – Không ai tránh được stress, cũng như không thể lường hết những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, song có thể hạn chế được nó nếu biết cách: một tâm lý vững vàng, một khả năng thích nghi đủ để làm chủ tình huống là điều bạn cần làm trước hết để bồi dưỡng sức khoẻ tâm thần và làm chủ cuộc đời bạn.

    Bất kể bạn là ai, bạn từ đâu đến, bạn làm nghề gì, nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn hôm nay và cả ngày mai – hãy thích nghi với hoàn cảnh để có sức khoẻ tâm trí tốt và một cuộc sống cân bằng.

    Bí quyết ư? Đó chính là sự điều chỉnh thái độ. Trạng thái căng thẳng tâm lý của bạn phụ thuộc chủ yếu vào tâm trí của bạn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thất vọng, buồn chán, hoặc cô đơn, mất ngủ … hãy biết cách tự chủ tức thì, chấp nhận thực tế, lấy lại thăng bằng tâm lý, lấy lại cảm hứng. Bằng cách giao tiếp cởi mở với mọi người, có trách nhiệm với bản thân, bày tỏ quan tâm đến người khác, bạn có thể học tập ở người khác những kỹ năng chống lại những căng thẳng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

    Tự thiếu hụt khả năng thích nghi là kẻ thù gây ra các chứng bệnh suy nhược thần kinh. Biết cách đối phó và thích nghi nhanh với tình huống chính là vũ khí giúp ta gìn giữ một thể chất khoẻ mạnh cân bằng. Khi bạn gặp bế tắc, không nên chỉ loanh quanh sợ không có tiền đồ, cứ chọn lấy hành động trước, nỗ lực thực hiện, tìm kiếm thành công. Ai có thái độ sống lạc quan, tinh thần sẽ nhẹ nhõm và nhiều chứng đau mỏi khó chịu khác như đầu óc quay cuồng, phiền não mất ngủ, tim hồi hộp … cũng tự nhiên biến mất. Rất nhiều người trong số chúng ta đang mắc kẹt trong những chuyện rắc rối về bản thân mình và những hành vi ứng xử làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của chúng ta. Chúng ta muốn thoát khỏi những cách xử sự nhất định đó, nhưng chúng ta có sẵn sàng hoà nhập vào thế giới bên ngoài hay không?

    Mỗi chúng ta không được lười suy nghĩ, không được để cho trí óc mòn mỏi vô nghĩa, phải tập tư duy, phải có thói quen tư duy lô-gic mới có thể làm chủ được bản thân và góp phần làm chủ xã hội. Chúng ta không thụ động chờ tương lai đi tới mà phải hết sức chủ động: chủ động đề ra mục tiêu và chủ động chiếm lĩnh mục tiêu, bắt tương lai đến với ta theo ý muốn của ta.

    Bạn chính là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Lo lắng về những gì chưa xảy ra hay đã xảy ra thì chỉ tốn công sức và mệt mỏi thôi. Hãy sử dụng thời gian để làm việc có ích cho đời và quên đi những nỗi buồn lo, biết thích nghi để gìn giữ sức khoẻ tâm trí cho mình, đó mới chính là chân lý của cuộc sống.

    Hits: 3

    Những câu nói hay về sức khỏe bằng tiếng Anh

    1. Health is not valued till sickness comes.

    Người ta không coi trọng sức khỏe cho tới khi đau yếu.

    2. Treat your body like a temple, not a woodshed. The mind and body work together. Your body needs to be a good support system for the mind and spirit. If you take good care of it, your body can take you wherever you want to go, with the power and strength and energy and vitality you will need to get there.

    Hãy đối xử với cơ thể bạn như một ngôi đền, thay vì một túp lều gỗ. Trí tuệ và cơ thể hoạt động cùng nhau. Cơ thể cần là một hệ thống hỗ trợ tốt cho trí tuệ và tâm hồn. Nếu bạn chăm sóc nó tốt, cơ thể có thể đưa bạn tới bất cứ nơi nào bạn muốn đến, với quyền năng và sức mạnh và năng lượng và sức sống bạn sẽ cần để đi tới đó.

    3. The doctor of the future will give no medication, but will interest his patients in the care of the human frame, diet and in the cause and prevention of disease.

    Người bác sĩ của tương lai sẽ không cho thuốc men, nhưng khiến bệnh nhân của mình quan tâm tới vấn đề chăm sóc thể xác con người, tới chế độ ăn uống, tới nguyên nhân và sự phòng bệnh.

    câu nói hay về sức khoẻ

    4. Sleep is that golden chain that ties health and our bodies together.

    Giấc ngủ là sợi xích vàng nối giữa sức khỏe và cơ thể chúng ta.

    5. Too much work and too much energy kill a man just as effectively as too much assorted vice or too much drink.

    Làm việc quá sức và quá nhiều năng lượng giết người ta cũng hữu hiệu như quá nhiều tật xấu đủ loại hay uống quá nhiều rượu.

    6. The higher your energy level, the more efficient your body. The more efficient your body, the better you feel and the more you will use your talent to produce outstanding results.

    Mức năng lượng của bạn càng cao, cơ thể bạn càng hoạt động hiệu quả. Cơ thể càng hoạt động hiệu quả, bạn càng cảm thấy tốt đẹp và bạn sẽ càng sử dụng nhiều tài năng để tạo ra những kết quả vượt trội.

    7. If people are highly successful in their professions they lose their sense. Sight goes. They have no time to look at pictures. Sound goes. They have no time to listen to music. Speech goes. They have no time for conversation. Humanity goes. Money making becomes so important that they must work by night as well as by day. Health goes. And so competitive do they become that they will not share their work with others though they have more themselves. What then remains of a human being who has lost sight, sound, and sense of proportion? Only a cripple in a cave.

    Nếu người ta thành công cao độ trong nghề nghiệp của mình, họ đánh mất tri giác. Thị giác mất đi. Họ không có thời gian để ngắm tranh. Thính giác mất đi. Họ không có thời gian để nghe nhạc. Tiếng nói mất đi. Họ không có thời gian để chuyện trò. Nhân tính mất đi. Kiếm tiền trở nên quang trọng đến mức họ phải làm cả ngày cả đêm. Sức khỏe mất đi. Và họ trở nên ganh đua đến mức họ không chia sẻ thành quả của mình với người khác dù bản thân họ có nhiều hơn. Vậy con người còn lại gì khi mất đi thị giác, thính giác, và cảm nhận cân xứng? Chỉ là kẻ què quặt trong hang mà thôi.

    8. In nothing do men more nearly approach the gods, than in giving health to men.

    Không gì khiến con người tiến gần thần linh hơn việc trao sức khỏe cho con người.

    9. With happiness as with health: to enjoy it, one should be deprived of it occasionally.

    Với hạnh phúc cũng như với sức khỏe: để tận hưởng nó, người ta thỉnh thoảng nên bị tước đoạt mất nó.

    10. Children who grow up getting nutrition from plant foods rather than meats have a tremendous health advantage. They are less likely to develop weight problems, diabetes, high blood pressure and some forms of cancer.

    Trẻ con lớn lên qua nhận được dinh dưỡng từ đồ ăn thực vật hơn là thịt có lợi thế rất lớn về sức khỏe. Chúng ít gặp phải vấn đề về sức khỏe, đái tháo đường, huyết áp cao và một số bệnh ung thư.

    câu nói hay về sức khoẻ

    11. If you expect to be successful, you will eventually be successful. If you expect to be happy and popular, you will be happy and popular. If you expect to be healthy and prosperous, that is what will happen… Always think and talk positively about the future. Start every morning by saying: ‘I believe something wonderful is going to happen to me today.’ Then, throughout the day, expect the best.

    Nếu bạn kỳ vọng thành công, bạn cuối cùng sẽ thành công. Nếu bạn kỳ vọng hạnh phúc và được biết đến, bạn sẽ hạnh phúc và được biết đến. Nếu bạn kỳ vọng mình khỏe mạnh và phát đạt, đó là điều sẽ xảy ra… Hãy luôn nghĩ và nói tích cực về tương lai. Hãy bắt đầu mọi buổi sáng bằng cách nói: “Tôi tin điều gì đó tuyệt vời đang đến với tôi ngày hôm nay.” Và rồi trong suốt cả ngày, hãy mong chờ điều tốt nhất.

    12. It is possible that a man could live twice as long if he didn’t spend the first half of his life acquiring habits that shortens the other half.

    Người ta có thể sống lâu gấp đôi nếu không bỏ nửa đầu của cuộc đời để hình thành những thói quen sẽ rút ngắn nửa đời còn lại.

    13. Your baby doesn’t need a pillow for her head, and you should not use one. Likewise, it’s best to keep stuffed animals out of your baby’s crib or cradle; little babies don’t care much about them, and they may pose a suffocation.

    Trẻ sơ sinh không cần gối đầu, và bạn không nên sử dụng gối cho trẻ. Cũng như vậy, tốt nhất là bỏ thú bông ra khỏi cũi hay nôi; trẻ nhỏ không quan tâm nhiều tới chúng, và chúng có thể khiến trẻ ngạt thở.

    14. We can do nothing without the body, let us always take care that it is in the best condition to sustain us.

    Ta không thể làm gì nếu không có cơ thể, vậy nên hãy luôn luôn chăm sóc sao cho nó có được trạng thái tốt nhất để duy trì ta.

    15. If by gaining knowledge we destroy our health, we labour for a thing that will be useless in our hands.

    Nếu chúng ta phá sức khỏe để có được kiến thức, chúng ta đã vất vả vì một thứ rồi sẽ vô dụng trong tay ta.

    Hits: 77

    4 BÍ QUYẾT CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TINH THẦN ĐỂ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN CÁCH LY XÃ HỘI

    LOCKED DOWN, COOPED UP AND SPIRITS DOWN
    Thái độ sống tích cực là điều tiên quyết giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khủng hoảng dịch bệnh. Chúng ta cần điều chỉnh thói quen sống để giữ an toàn cho bản thân, nhưng quan trọng hơn là phải bảo đảm duy trì cuộc sống khoẻ mạnh, giữ tinh thần lạc quan ngay cả khi phải “giam lỏng” mình trong 4 bức tường nhà để phòng dịch.
    Keeping a positive attitude is the hallmark of making it through. We need to alter our habits, but we can still have a healthy and reasonably happy life-style even “in captivity”.

    Nói chung, chăm sóc sức khỏe chủ động (wellness and self-care) cần có sự kết hợp của 5 yếu tố không thể tách rời nhau là Vận động thể chất, Chế độ dinh dưỡng hợp lý, Chăm sóc sức khoẻ tinh thần: kiểm soát căng thẳng, tránh trầm cảm, ngủ đủ giấc và có thể bổ sung cho cơ thể một số chất thiết yếu.
    Generally, wellness and our self-care have 5 components, all holistically related (can’t have one without the others). We need exercise and movement, good nutrition, managing stress, depression, and other mental imbalance including poor sleep, and perhaps some nutritional supplements.
    TẬP THỂ DỤC, VẬN ĐỘNG THỂ CHẤT:
    Bài tập vận động tại nhà có thể áp dụng là Tabata hoặc phương pháp tập ở cường độ cao ngắt quãng (HIIT). Phương pháp này giúp cái thiện sức khoẻ tim mạch và tăng cường thể chất. Hơn nữa, tập thể dục, vận động thể chất góp phần giup chúng ta giữ được tâm trạng tích cực. Thực hiện các bài tập này không cần thêm dụng cụ tập gym nào: chỉ cần cơ thể sẵn sàng là được. Bên cạnh đó, dù bị “trói buộc” trong không gian nhỏ hẹp thế nào, thì hãy tìm cách thường xuyên vận động cơ thể
    Exercise: Even though at home, there are Tabata or High Intensity Interval Training (HIIT) that can keep your cardio and strength up. Plus, exercise helps a positive mood. These exercises can be done without extra gym equipment: just your own body. Also, KEEP MOVING, although somewhat confined: those screens can be your enemy!
    DINH DƯỠNG:
    Nhiều người có xu hướng ăn quá nhiều hoặc ăn vặt khi tâm trạng căng thẳng, buồn chán. Chìa khóa để vượt qua tình trạng này là xây dựng chế độ ăn uống chú trọng thực vật, luôn để sẵn các loại rau củ quả trong nhà.
    Ăn quá nhiều carbohydrate (carbs) không những ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hoá mà còn có thể dẫn đến chứng trầm cảm, rối loạn lo âu.
    “Tập nhẹ” sau bữa ăn xế là một “mẹo” hữu ích được một số người áp dụng, chỉ cần một bài tập vận động nhỏ, chẳng hạn như chống đẩy 10 lần hoặc thực hiện tư thế plank trong một phút….
    Nutrition: Many of us tend to overeat or eat junk, when under stress or boredom. Having wholesome, vegetable-based diet easily available in our homes, is key. Too much carbohydrate not only packs on weight, but with the peaks and valleys of their digestion, can contribute to depression and anxiety. Some do “exercise snacks”: when tempted to snack between meals, they do a quick single exercise, like 10 push-ups or a one-minute plank.
    NGỦ ĐỦ GIẤC VÀ KIỂM SOÁT STRESS
    Trong tình hình hiện nay, chúng ta đều có nhiều thứ để lo lắng: công việc, tình hình kinh doanh, quan hệ xã hội, gia đình, nguy cơ lây nhiễm Covid, … , cùng với việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã làm gia tăng tình trạng trầm cảm, chứng rối loạn giấc ngủ…, tình trạng này như một vòng tuần hoàn lặp lại, kéo dài sẽ gây ra chứng thiếu ngủ, và thiếu ngủ thì càng làm cho chứng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Một nghiên cứu cho thấy rằng ngủ sớm hơn một tiếng và thức dậy sớm hơn 1 tiếng có thể giúp giảm bớt trầm cảm.
    Tuân thủ tập luyện một thói quen hàng ngày: tập thể dục, cầu nguyện theo tín ngưỡng, thiền hoặc tập yoga… cũng đều rất hữu ích.
    Hãy luôn nhớ rằng: Đại dịch này sẽ kết thúc và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống “bình thường mới” một ngày không xa.
    THỰC PHẨM BỔ SUNG:
    Mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Như một điều tự nhiên, đa số người Việt Nam đều thiếu Vitamin D. Đây là nguyên nhân gây loãng xương và cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Biết cách tra cứu và cập nhật kiến thức y khoa, các bệnh lý thường gặp rất cần thiết và giúp chúng ta biết cách sử dụng thuốc an toàn, biết cách tự chăm sóc y tế tại nhà một cách hợp lý.
    Supplements: Each individual will have their own needs. As a rule, most Vietnamese are low in Vitamin D, weakening the bones and opening them up to more infections. It is important to look up and gain some knowledge about common, minor illnesses, so the proper medicines and care can be done at home.

    Hits: 2