Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: tâm lý học

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

Tâm lý học hành vi là gì?

Tâm lý học hành vi (Behavioral psychology) là nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi và lý trí của con người. Tại sao chúng ta lại có những hành vi hay cư xử như vậy? Tại sao không làm như thế này mà lại phải làm như thế kia? Để từ đó những nhà tâm lý học tìm ra được những cách xây dựng thói quen hành vi tốt hơn và tích cực hơn trong cuộc sống.

Xét về cái nhìn tổng quan thì hành vi bao gồm: Quyết Đoán, Bị Động, Thụ Động – Tích Cực, Hung Hăng.

Một số nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi

  • Hành vi quan sát được còn lý trí thì không

Những nhà tâm lý hành vi chấp nhận việc cảm xúc và nhận thức có tồn tại và nó có ảnh hưởng đến hành vi hay không. Thế nhưng cảm xúc và nhận thức thì không nhìn thấy được còn hành vi thì có thể quan sát được. 

  • Kết quả của môi trường sống đã tạo nên hành vi của chúng ta

Tâm lý học hành vi con người nhấn mạnh yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta bỏ qua yếu tố di truyền.

  • Việc học tập có ít sự khác biệt ở người và động vật

Sau nhiều những nghiên cứu thì những nhà tâm lý học nhận thấy rằng việc học tập giữa người và động vật cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Đấy chính là lý do vì sao người ta thường có những thí nghiệm trên những con chuột. 

  • Là sự kết quả của kích thích gây ra phản ứng

Cho dù hành vi có phức tạp hay không thì nó đều là chuỗi những kích thích. Những nhà tâm lý học thường đưa ra kích thích để xem những phản ứng nào sẽ diễn ra. 

TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

Tâm lý học hành vi có ưu nhược điểm gì?

  • Ưu điểm

Trước hết là tâm lý học hành vi có thể học tập được. Như vậy sẽ khiến cho con người không ngừng sống hoàn thiện và sống tốt hơn. Nếu như bỏ qua tất cả những yếu tố di truyền thì tất cả chúng ta nếu ở trong điều kiện thuận lợi thì đều có thể trở thành những chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó.

Cho dù là bạn chưa biết tâm lý học sẽ đi đến đâu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những lập luận này mang tính giá trị cao trong giáo dục và xây dựng tâm lý xã hội.

Điểm khác là tâm lý học hành vi ra đời đã tạo điều kiện cho một số tư duy về tâm lý học. Không chỉ có chủ nghĩa tâm lý hành vi học duy tâm độc bước. Một số vấn đề tâm lý có thể áp dụng chủ nghĩa hành vi để trị liệu như: Stress, rối nhiễu tâm lý….

Điểm mạnh nhất trong tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường rõ ràng các hành vi. Chính vì dựa trên các hành vi có thể quan sát được, do đó đôi khi dễ dàng hơn để định lượng và thu thập dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu.

Ngành tâm lý học là một lĩnh vực nghề nghiệp còn nhiều mới mẻ tại Việt Nam nên việc có thể xác định mức lương chính xác nhất của công việc này cũng không hề đơn giản. Lĩnh vực này mang đến nhiều cơ hội việc làm khác nhau cho người lao động. Với mỗi chuyên ngành sẽ có những nhiệm vụ và mức lương khác nhau. Cùng khám phá lương ngành tâm lý học qua bài viết nhé!

  • Nhược điểm

Tâm lý học đồng hóa hành vi của con người và động vật. Cơ sở của sự việc này chỉ mới căn cứ vào những quan sát bên ngoài. Chính vì vậy mà khi xét về mặt khóa học thì dữ liệu và kết luận vẫn chưa đủ sự thuyết phục.

Nếu như xóa những ranh giới giữa con người và động vật sẽ làm cho tâm lý học hành vi gặp rất nhiều khó khăn. 

Những mặt khác hành vi còn chưa kể đến yếu tố đạo đức con người và ý thức, nhận thức nên không thể có kết quả chính xác được cho tất cả các trường hợp. 

Có rất nhiều nhà phê bình cho rằng chủ nghĩa hành vi là cách thức tiếp cận 1 chiều để hiểu hành vi của con người. Những nhà phê bình về chủ nghĩa hành vi lại cho rằng những lý thuyết hành vi không tính đến ý chí tự do và những ảnh hưởng bên trong như tâm trạng hay suy nghĩ và cảm xúc.

Thời gian gần đây, tâm lý sinh học đã nhấn mạnh sức mạnh tư tưởng của não bộ và di truyền trong việc xác định và ảnh hưởng đến hành động của con người. Những phương pháp tập chung vào những quá trình tinh thần suy nghĩ và ra quyết định, ngôn ngữ và giải quyết những vấn đề. 

Hơn thế nữa tâm lý học hành vi không tín đến các loại hình học tập khác xảy ra mà không sử dụng củng cố và trừng phạt. Tuy nhiên còn người và động vật đều có thể tùy chỉnh hành vi của họ khi thông tin mới được đưa ra, ngay cả khi hành vi đó được thiết lập thông qua sự củng cố.

Các ứng dụng tâm lý học hành vi trong cuộc sống

  • Bản thân con người rất thích kể về chính bản thân mình vì lúc đó kể về những thành tích và thành công của mình mà không thấy mệt mỏi. Chính vì thế nếu muốn ai đó thích bạn thì hãy khuyến khích họ kể về chính mình.
  • Nếu muốn biết ai đó đang nhìn bạn hay là có ai đó đang nhìn mình? Điều đơn giản nhất là hãy thử ngáp hoặc cười vì có thể họ sẽ làm theo bạn đấy nhé.
  • Nếu như bạn muốn có câu trả lời thì hãy nhìn vào họ thật lâu, vì khi ấy họ sẽ cảm thấy lúng túng và tìm cách nói và phân bua với bạn nhiều hơn.
  • Hiệu ứng bắt đầu kích thích hành vi: Bạn có thấy rằng những ngày đầu tiên của tháng mới hay năm mới có rất nhiều năng lượng không. Hãy tận dụng những ngày này để có thể đưa ra những mục tiêu hay lập kế hoạch và thậm chí là đẩy mạnh bán hàng.
  • Thời điểm ghi chép tốt nhất là vào buổi sáng và cuối ngày vì lúc này chúng ta sẽ ghi nhớ tốt nhất.
  • Nếu như bạn muốn biết trong đám đông ai là người thích bạn thì hãy hét thật to, những lúc đó người nhìn bạn sẽ có khuynh hướng thích bạn.

Hits: 15

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT BẠN CÓ STRESS KHÔNG?

Bạn hãy thử dành ra khoảng 10 giây để tập trung nhìn vào tấm hình dưới đây. Sau đó cùng xem ngay đáp án liệu mình có đang gặp phải stress trầm trọng không nhé.

Stress là tình trạng căng thẳng thần kinh khi một người thường xuyên phải chịu áp lực hoặc làm việc quá tải trong một khoảng thời gian dài. Theo thống kê từ trang stress.org tại Mỹ, cứ 4 người đi khám bệnh thì sẽ có đến 3 trường hợp được chẩn đoán có liên quan đến stress. Một vấn đề đáng báo động hiện nay đó là những người bị stress thường không nhận thức được mức độ nặng nhẹ mình đang gặp phải. Điều này khiến bản thân họ rất dễ lâm vào tình trạng tiếp tục làm việc quá tải ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Hãy nhìn thật kỹ bức hình này trong vòng 10 giây và trả lời xem hình tròn đang xoay theo hướng nào bạn nhé.
Bạn dường như đang rất ổn về mặt tinh thần, tâm trí bạn cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng và thoải mái. Hãy tiếp tục giữ vững các thói quen tốt hàng ngày bạn đang áp dụng và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống, để bản thân luôn thư giãn như hiện tại nhé.

2. Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ – Bạn đang stress ở mức độ tương đối
Mặc dù stress đang ảnh hưởng đến bạn nhưng tình trạng này chỉ dừng ở mức độ nhẹ và tương đối. Có thể tính chất công việc hàng ngày hoặc một số thói quen tiêu cực là nguyên nhân chính gây ra stress ở bạn. Hãy cố gắng dành ra khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày để vận động thể thao, hít thở sâu mỗi khi cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi. Những bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn “tiêu diệt” stress ngay tức thì.

3. Hình ảnh không chuyển động – Mức độ stress của bạn tương đối cao
Hãy cẩn trọng nếu như bạn chẳng thấy có sự di chuyển nào của các vòng tròn trong hình ảnh trên! Đó là một dấu hiệu nhẹ để cảnh báo rằng bạn đang bị stress tương đối nặng. Đừng để các áp lực cuộc sống đổ dồn xuống bạn làm bạn cảm thấy mệt mỏi và nặng nề. Bạn hãy thử đổi hướng suy nghĩ về những vấn đề của bản thân theo hướng tích cực và lạc quan hơn. Đừng quên duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ, tập thể dục thường xuyên và chọn cho mình một list nhạc nhẹ nhàng để thư giãn mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.

Qua bài kiểm tra tâm lí nho nhỏ, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào trạng thái tinh thần hiện tại của mình đang ở mức độ nào rồi phải không? Bạn hãy cố gắng rèn luyện tư duy tích cực cho bản thân để mỗi ngày trôi qua luôn ngập tràn cảm hứng và nhẹ nhàng hơn nhé!
http://facebook.com/huongkunkuns1990

Hits: 3

30 sự thật về tâm lý con người mà không phải ai cũng biết

Sự thật về tâm lý con người mà không phải ai cũng biết
1. Bản năng của con người tự nhiên đã chú ý nhiều đến 3 thứ: tình dục, thực phẩm và sự nguy hiểm.
2. Nếu gặp khó khăn trong việc tiếp cận với người bạn thích, hãy thử kết bạn với bạn bè của họ trước.
3. Những người có lòng tự trọng thấp thường tìm cách hạ nhục người khác.
4. Người có IQ thấp thích thể hiện định kiến về quốc gia và tôn giáo nào đó nhiều hơn hẳn người IQ cao.
5. Cô đơn cũng có hại cho sức khỏe như hút 15 điếu thuốc/ngày.
6. Người cô đơn luôn nhận thức tốt hơn sự cô đơn của người khác.
7. Những kẻ độc thân luôn đưa ra những lời khuyên chí lý trong tình cảm.
8. Nghe ngược đời nhưng nếu muốn ai đó yêu quý bạn, hãy nhờ họ làm việc gì đó.
9. Nếu muốn chiến thắng trong trò búa, bao, kéo, bạn hãy hỏi đối phương một câu bất kỳ, nó sẽ khiến bộ não của người đó bối rối và ra “kéo” nhiều hơn.
10. Nếu bạn muốn ai đó nhận ra họ đã sai, đừng phủ nhận họ, hãy để họ tự mâu thuẫn và nhận ra sai lầm bằng cách hỏi những câu dẫn tới mâu thuẫn đó.
11. Nếu muốn biết ai đó có nói dối bạn hay không, hãy hỏi những kẻ hay nói dối khác.
12. Mặt mày của bạn bè giãn ra khi họ thích bạn, nhưng hãy nhớ rằng, điều tương tự cũng xảy ra khi họ ghét bạn.
13. Lời nói dối tồi tệ nhất chính là “tôi ổn”.
14. Chủ đề mà mọi người thích bàn tán nhất, chính là con người của họ. Nếu muốn chiếm cảm tình của ai đó, hãy hướng cuộc hội thoại đến con người họ.
15. Bị phớt lờ cũng gây ra ảnh hưởng tương tự như bị thương.
16. Bản thân tiền không đem lại hạnh phúc, những gì bạn có thể làm với nó mới khiến bạn hạnh phúc hoặc, ngập chìm trong đau khổ.
17. Trạng thái của con người khi đắm chìm trong một mối tình lãng mạn, rất khó để phân biệt với rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
18. Chúng ta có thể tử vong vì vỡ tim theo nghĩa đen. Nó còn gọi là “hội chứng trái tim tan vỡ”.
19. Khi ai đó bảo không có thời gian, họ đã có những mối quan tâm khác lớn hơn. Hãy để ý những người đang yêu, họ vẫn có thể dành thời gian cho nhau dù cực kỳ bận rộn.
20. Biết càng nhiều, bạn sẽ nhận ra mình biết rất ít.
21. Khi cố gắng nhớ về những gì trong quá khứ, bạn đang thực sự nhớ về lần cuối bạn nhớ chuyện đó.
22. Những kẻ giết người hàng loạt có tỷ lệ sinh vào tháng 11 cao gấp đôi những tháng khác.
23. Những người lần đầu làm “chuyện ấy” muộn một chút (sau 19 tuổi) thường có thu nhập và trình độ giáo dục cao hơn.
24. Người đưa ra những lời khuyên tốt nhất, chính là kẻ gặp nhiều vấn đề nhất.
25. Khi ai đó nói rằng họ muốn hỏi bạn điều gì đó quan trọng, bạn sẽ nhớ ngay đến việc tồi tệ nào đó mình vừa làm.
26. Người mù không thể mắc tâm thần phân liệt.
27. Thực ra đàn ông không vui tính hơn phụ nữ, đơn giản là họ hay làm trò hơn và không quan tâm đến người khác có thấy buồn cười hay không.
28. Được trả lương để làm thứ mình thích sẽ khiến sự sáng tạo của bạn đi xuống.
29. Diễn viên hài và những người vui tính có tỷ lệ mắc trầm cảm cao hơn người bình thường.
30. Khi một người qua đời, não của họ vẫn “còn sống” trong khoảng 7 phút. Khi đó, họ sẽ được chiêm ngưỡng chuỗi ký ức của bản thân giống như một giấc mơ.

Hits: 3

KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CUỘC SỐNG CÓ LIÊN QUAN TỚI SỨC KHỎE TÂM THẦN KHÔNG?

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, tiết tấu cuộc sống theo đó tăng nhanh, đồng nghĩa với áp lực công việc nặng nề hơn và yếu tố trí tuệ giữ vai trò quyết định. Y học tinh thần ngày nay không chỉ là chữa bệnh mà còn là bảo vệ và nâng cao năng lực trí tuệ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy việc phổ cập tri thức để mỗi người biết cách bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho mình là rất cần thiết.

Ai cũng biết cách tập luyện thể thao và ăn uống bổ dưỡng để tăng cường sức khoẻ thể chất nhưng lại không biết làm thế nào để giúp trí óc sảng khoái và năng động hơn. Muốn trí óc sảng khoái và năng động, phải có sức khoẻ tâm thần tốt hay một khả năng thích nghi linh hoạt với các tình huống của cuộc sống. Khả năng thích nghi nhanh thì tiềm lực sức khoẻ càng lớn.

Chẳng hạn khi bạn gặp trắc trở và thất bại, bạn nên xem đó là thử thách phải vượt qua để có được thành công sau này. Mọi vấn đề đều có hai mặt. Vấn đề đó xấu hay tốt là do cách nhìn nhận của ta mà thôi.

Thật vậy, trên đường đời đầy trở ngại và lo lắng, nếu bạn chỉ than thân trách phận, rồi mặc cảm, ngại ngùng… lập tức bạn đã tự đẩy mình vào một vòng xoắn luẩn quẩn của những stress nối tiếp vắt kiệt sức lực của bạn. Mỗi ngày trôi qua chúng ta đều phải đối mặt với những vấn đề phát sinh bất ngờ: thời tiết không thuận lợi, giao thông bị tắc nghẽn, mắc dịch cúm …đây là tất cả những gì mà người ta gọi là một cuộc sống “bình thường” – Không ai tránh được stress, cũng như không thể lường hết những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, song có thể hạn chế được nó nếu biết cách: một tâm lý vững vàng, một khả năng thích nghi đủ để làm chủ tình huống là điều bạn cần làm trước hết để bồi dưỡng sức khoẻ tâm thần và làm chủ cuộc đời bạn.

Bất kể bạn là ai, bạn từ đâu đến, bạn làm nghề gì, nếu bạn muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn hôm nay và cả ngày mai – hãy thích nghi với hoàn cảnh để có sức khoẻ tâm trí tốt và một cuộc sống cân bằng.

Bí quyết ư? Đó chính là sự điều chỉnh thái độ. Trạng thái căng thẳng tâm lý của bạn phụ thuộc chủ yếu vào tâm trí của bạn. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng, thất vọng, buồn chán, hoặc cô đơn, mất ngủ … hãy biết cách tự chủ tức thì, chấp nhận thực tế, lấy lại thăng bằng tâm lý, lấy lại cảm hứng. Bằng cách giao tiếp cởi mở với mọi người, có trách nhiệm với bản thân, bày tỏ quan tâm đến người khác, bạn có thể học tập ở người khác những kỹ năng chống lại những căng thẳng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Tự thiếu hụt khả năng thích nghi là kẻ thù gây ra các chứng bệnh suy nhược thần kinh. Biết cách đối phó và thích nghi nhanh với tình huống chính là vũ khí giúp ta gìn giữ một thể chất khoẻ mạnh cân bằng. Khi bạn gặp bế tắc, không nên chỉ loanh quanh sợ không có tiền đồ, cứ chọn lấy hành động trước, nỗ lực thực hiện, tìm kiếm thành công. Ai có thái độ sống lạc quan, tinh thần sẽ nhẹ nhõm và nhiều chứng đau mỏi khó chịu khác như đầu óc quay cuồng, phiền não mất ngủ, tim hồi hộp … cũng tự nhiên biến mất. Rất nhiều người trong số chúng ta đang mắc kẹt trong những chuyện rắc rối về bản thân mình và những hành vi ứng xử làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của chúng ta. Chúng ta muốn thoát khỏi những cách xử sự nhất định đó, nhưng chúng ta có sẵn sàng hoà nhập vào thế giới bên ngoài hay không?

Mỗi chúng ta không được lười suy nghĩ, không được để cho trí óc mòn mỏi vô nghĩa, phải tập tư duy, phải có thói quen tư duy lô-gic mới có thể làm chủ được bản thân và góp phần làm chủ xã hội. Chúng ta không thụ động chờ tương lai đi tới mà phải hết sức chủ động: chủ động đề ra mục tiêu và chủ động chiếm lĩnh mục tiêu, bắt tương lai đến với ta theo ý muốn của ta.

Bạn chính là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Lo lắng về những gì chưa xảy ra hay đã xảy ra thì chỉ tốn công sức và mệt mỏi thôi. Hãy sử dụng thời gian để làm việc có ích cho đời và quên đi những nỗi buồn lo, biết thích nghi để gìn giữ sức khoẻ tâm trí cho mình, đó mới chính là chân lý của cuộc sống.

Hits: 3

NGƯỜI TRẦM CẢM KHÔNG NÊN ĂN GÌ?

Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về trầm cảm, thậm chí né tránh vì định kiến coi trầm cảm là một căn bệnh “tâm thần”, “thần kinh” hoặc chủ quan không nghĩ mình đang mắc bệnh vì những triệu chứng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh trầm cảm sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng cả về thể chất và tinh thần của người bệnh. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được chứng minh có thể giúp người bệnh vượt qua trầm cảm, trong đó có những cách không cần dùng thuốc mà có thể khắc phục bệnh bằng ăn uống, luyện tập.

Trong các bữa ăn, thực phẩm đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhiều loại đồ ăn còn giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ rất tốt khi tự vượt qua trầm cảm không dùng thuốc. Nhưng ngược lại, cũng có những thực phẩm người mắc bệnh trầm cảm cần lưu ý, tránh sử dụng để ngăn tình trạng bệnh nặng hơn.

Dưới đây là những thực phẩm người bị trầm cảm không nên ăn.

1. Bệnh trầm cảm không nên ăn gì? Bánh quy!
Bên cạnh việc chú ý bổ sung những thực phẩm nên ăn, tốt cho bệnh nhân mắc trầm cảm, nhiều người còn thường xuyên lo lắng không biết bệnh trầm cảm không nên ăn gì. Câu trả lời hàng đầu là bánh quy.

Bên trong bánh quy có chứa lượng đường từ carbohydrate tinh chế, đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng vọt. Điều này có tốt không? Bạn sẽ cảm thấy tâm trạng tốt lên trong khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi lượng đường trong máu hạ xuống, tâm trạng bạn cũng theo đó xuất hiện những cảm xúc tiêu cực.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng đường trong máu của người phụ nữ tăng lên sau khi ăn đường và ngũ cốc tinh chế, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

2. Nước tăng lực
Có thể bạn chưa biết nhưng nước tăng lực chính là loại thức uống đứng đầu trong danh sách người bị bệnh trầm cảm không nên ăn gì.

Nguyên nhân bởi chỉ cần một lượng caffein rất nhỏ cũng gây ra chứng trầm cảm, làm tâm trạng tồi tệ, dễ lo lắng. Nếu caffein kết hợp với đường còn gây ra những điều tiêu cực hơn. Caffein làm lượng đường trong máu thấp, khiến lượng máu lên não giảm vì thế tâm trạng của bạn sẽ suy giảm mạnh.

Nước tăng lực chứa lượng đường và caffein lớn, nó khiến não bộ căng thẳng và sản sinh ra hormone khiến chúng ta lầm tưởng rằng mình tỉnh táo nhưng thực chất là đang ức chế não bộ “lên tiếng” cơ thể cần nghỉ ngơi.

Các chất kích thích như nước tăng lực có thể khiến tình trạng stress, lo lắng của người bị bệnh trầm cảm nặng hơn. Bởi vậy, hãy hạn chế các chất kích thích, hoặc tốt nhất là cắt chúng khỏi chế độ dinh dưỡng của bạn mỗi ngày.

3. Rượu
Rượu là một chất gây ức chế thần kinh trung ương trong khi đó hệ thần kinh trung ương kiểm soát sự suy nghĩ và cảm xúc. Uống rượu sẽ gây ức chế và làm chậm các cơ chế này, không những thế có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng suy nhược nhẹ.
Nếu bạn đang lo lắng, chán nản, rượu cũng có thể dẫn đến các triệu chứng kèm theo như đổ mồ hôi tay, nhịp tim đập nhanh hơn. Uống quá nhiều rượu cũng ảnh hưởng đến khả năng ra quyết định.
Chính vì thế, nếu đang băn khoăn không biết người bị bệnh trầm cảm không nên ăn gì, bạn hãy loại bỏ rượu ngay lập tức.

4. Chất làm ngọt nhân tạo
Trong một nghiên cứu của Đại học Northwestern Ohio, các nhà khoa học đã phát hiện ra câu trả lời cho câu hỏi bị bệnh trầm cảm không nên ăn gì. Cụ thể, chất làm ngọt nhân tạo sẽ khiến trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm ở những người có tiền sử mắc bệnh này. Những chất này cũng làm ngăn chặn sản xuất serotonin (hormon cảm thấy tốt) trong não, khiến nguời bệnh đau đầu, mất ngủ và giảm mạnh tâm trạng.

5. Khoai tây chiên
Khoai tây chiên có chứa rất nhiều muối. Một chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn đến đầy hơi và tâm trạng không tốt. Vì vậy, việc thay thế một chế độ ăn ít muối hơn sẽ tốt cho cả sức khỏe cũng như tâm trạng của bạn. Bên cạnh đó, theo tạp chí y khoa British Journal of Psychiatry, tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm chế biến sẵn có liên quan tới việc tăng nguy cơ trầm cảm.

Hits: 0

6 BÀI TẬP GIẢM TRẦM CẢM, LO ÂU, MẤT NGỦ

Trong một kết quả nghiên cứu của Đại học Harvard đã tổng kết các cuộc nghiên cứu về tập thể dục từ năm 1981 và cho thấy câu trả lời tuy không còn xa lạ với nhiều người nhưng lại cực kỳ hữu ích với những người mắc bệnh trầm cảm.

Cụ thể, nếu tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm trầm cảm, cải thiện tâm trạng cho những bệnh nhân mắc trầm cảm nhẹ đến trung bình và hỗ trợ hiệu quả với bệnh nhân trầm cảm nặng. Kết quả nghiên cứu này phần nào làm vững chắc hơn các ý kiến cho rằng có thể sử dụng các bài tập thể dục giảm trầm cảm bên cạnh các chế độ dinh dưỡng khác đi kèm.

Tạp chí chuyên ngành Archives of Internal Medicine do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cũng tiến hành các cuộc nghiên cứu khác và cũng đồng thời công bố kết quả cho thấy tác dụng của tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu. Tác dụng này kéo dài hơn so với sử dụng thuốc để điều trị và phòng tránh trầm cảm.

Cũng tương tự, nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy tập thể dục làm giảm cảm giác lo âu và khuyến khích cảm giác vui khỏe, tác dụng là ngang bằng nếu không nói là hiệu quả hơn cả thuốc. Dù thể dục không phải là phương thuốc duy nhất để chữa trị những bất ổn tâm trạng, nhưng rõ ràng là nó đóng một vai trò lớn, quan trọng để mọi người nên đưa một vài dạng bài tập vào lịch trình hằng ngày của mình và giúp họ có được trạng thái tốt nhất.

Dựa trên kết quả nghiên cứu kể trên, dưới đây là các loại bài tập thể dục giảm trầm cảm, lo âu hiệu quả:

1. Yoga
Yoga là bộ môn mà hầu hết mọi người tìm đến khi cần thư giãn. Nhưng yoga cũng có ảnh hưởng tích cực trong dài hạn: Khoa học đã chứng minh rằng những người tham gia các lớp tập yoga cảm thấy họ giảm đáng kể lo âu, trầm cảm, giận dữ và các triệu chứng thần kinh. Có thể nói đây là loại bài tập thể dục giảm trầm cảm khá hiệu quả.
Thực hành hơi thở sâu và sự tập trung bên trong rất có ích đối với những người đang gặp phải các triệu chứng lo âu, trầm cảm.

2. Chạy
Nhiều người tìm đến môn chạy nhanh hoặc chạy bộ khi họ cảm thấy chán nản. Chạy giúp tạo ra endorphin, là hoóc-môn giúp người ta vui vẻ, yêu đời, nghĩ ra được cái mới, tự tin, căng tràn sức sống… Và những ảnh hưởng này không chỉ là trong ngắn hạn.
Theo tạp chí chuyên sâu về tâm thần học Comprehensive Psychiatry cũng đã chứng minh tập thể dục giảm trầm cảm bằng các bài tập chạy có hiệu quả như một cách trị liệu tâm lý giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm.

3. Chạy đường dài
Đi bộ đường dài không chỉ tốt cho hoạt động tim mạch, mà thời gian bên ngoài thiên nhiên cũng ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tinh thần. Theo kết quả một cuộc nghiên cứu của tạp chí Environmental Health and Preventive Medicine, những người đi bộ trong khu vực có nhiều cây đã giảm hoóc-môn gây stress nhiều hơn so với người đi bộ trong thành phố.

4. Dancing
Dù là bạn đến với khóa học múa salsa hay zumba hoặc chỉ là tận hưởng những bước nhảy theo điệu nhạc tại căn phòng thoải mái của bạn, thì khiêu vũ luôn có thể giúp giảm stress và lo âu, ngăn ngừa trầm cảm.
Ngoài hoạt động thể chất, nhiều người còn xem khiêu vũ là một hình thức biểu hiện cá nhân và có thể giúp làm mạnh hơn sự kết nối của tâm trí và cơ thể.

5. Tập thể lực
Mọi người thường liên hệ tập thể lực với tạo cơ bắp, nhưng nó cũng có ảnh hưởng mạnh về mặt tinh thần, có thể giúp giảm cả triệu chứng lo âu và trầm cảm. Huấn luyện thể lực cải thiện tâm trạng và sự tự trọng, giúp điều chỉnh để có giấc ngủ ngon và giảm stress, từ đó mang đến cảm giác vui khỏe.

6. Thái cực quyền
Thái cực quyền là một hình thức thể dục kết hợp giữa võ thuật Trung Hoa với sự chuyển động thiền định. Một cuộc nghiên cứu của International Journal of Behavioral Medicine cho thấy những người tập môn này có sự cải thiện về trầm cảm, lo âu và kiểm soát stress nói chung.

Môn tập này liên quan đến sự tập trung tinh thần, cân bằng thể chất, thư giãn cơ bắp và thở thư giãn, tất cả đều có vai trò điều chỉnh tâm trạng.

Hits: 3

DẤU HIỆU TRẦM CẢM Ở TRẺ EM

Những con số đáng lo ngại

Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam, tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần chung ở nước ta là từ 8% đến 29% đối với trẻ em và vị thành niên. Một khảo sát dịch tễ học được thực hiện tại 10 tỉnh, thành phố của nước ta cho thấy, mức trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em cũng vào khoảng 12%, tương đương với hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Đồng thời, các chuyên gia tham dự đã trích dẫn số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rằng, đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai tấn công sức khỏe con người (sau tim mạch). Mặc dù có mức độ ảnh hưởng lớn, nhưng trầm cảm chỉ là một phần của các chứng bệnh tâm lý ở người trẻ như lo âu, căng thẳng, bạo lực, tăng động rối loạn giới tính đang diễn ra hằng ngày ở trường học và gia đình, theo báo Kiến Thức.

Dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh trầm cảm ở trẻ em là gì?
Theo các tài liệu y khoa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có thể do bệnh nhân bị căng thẳng trong cuộc sống hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim, hô hấp, ung thư…

Trong đó, các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở trẻ em là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô đơn…) và các vấn đề hướng ngoại (tăng động và giảm chú ý…).

Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua. Do đó, bạn ­có thể cho rằng đó chỉ là những thay đổi về cảm xúc và thể chất của trẻ. Các nghiên cứu mới đây tập trung vào chứng trầm cảm “được ngụy trang”, nghĩa là khi trẻ bộc lộ bằng cách ứng xử giận dữ rất khác với bình thường. Nhiều trẻ còn có biểu hiện buồn bã hoặc chán chường khi giao tiếp với người lớn bị trầm cảm.

Những dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em cơ bản thường bao gồm cảm giác buồn bã, vô vọng và thay đổi tâm trạng. Tuy nhiên dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em rất đa dạng và thường không được nhận biết hay điều trị vì người lớn rất dễ bỏ qua.
Biểu hiện trầm cảm ở trẻ có những đặc điểm khác so với trầm cảm ở người lớn, cụ thể như sau:

– Triệu chứng cơ thể:

Cảm giác đau chính là triệu chứng hay được kể đến. Theo đó, trẻ thường xuyên cảm thấy đau đầu, đau bụng, đau ngực, ngột ngạt kèm cảm giác lo buồn chán nản…

Tuy nhiên, các biểu hiện triệu chứng cơ thể nổi bật nêu trên cũng xảy ra khá phổ biến nên đôi khi, với những dấu hiệu này mọi người thường bỏ qua và cũng khó phát hiện chẩn đoán sớm. Chưa kể, đa phần các trường hợp này, bố mẹ thường đưa đến các cơ sở nội nhi khám bệnh với các chẩn đoán và điều trị các bệnh lý cơ thể về tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…, và được điều trị bằng các thuốc chuyên khoa đặc hiệu điều trị các dấu hiệu kể trên nhưng không thấy kết quả, hoặc không thấy có các bằng chứng tổn thương thực thể rõ ràng.

– Khí sắc trầm:

Với biểu hiện này, trẻ thường có cảm giác buồn chán không rõ rệt, cũng không giải thích được nguyên nhân tại sao. Đồng thời hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập, và cả trong các sinh hoạt nhóm hay đoàn thể, các hoạt động đông người.

– Giảm chú ý, khó tập trung:

Đây là một biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở trẻ mắc bệnh trầm cảm. Bố mẹ có thể thấy ngay ở kết quả học tập của trẻ. Quá trình này có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng tùy thuộc vào từng trẻ. Đây cũng là lý do quan trọng mà các bậc cha mẹ đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý.

Song, bên cạnh đó, một số khác lại cảm thấy hưng phấn, thấy khả năng của mình vượt trội, trẻ chăm chỉ học tập. Kết quả bước đầu có thể tốt nhưng sau đó cũng bị giảm sút một cách rõ rệt.

– Tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp:

Trẻ thu mình, tự cô lập và không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, liên tục phàn nàn không có bạn thân hoặc khó chia sẻ với bạn.

Trẻ thờ ơ, ít quan tâm đến các hoạt động diễn ra xung quanh và cả những người xung quanh, thậm chí là những người thân thiết nhất. Các biểu hiện thay đổi ở các mức độ khác nhau, từ tình trạng kém nhiệt tình đến thờ ơ…

– Rối loạn ăn uống:

Biểu hiện nổi bật là cảm giác chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống, mất cảm giác ngon miệng, hậu quả là trẻ bị giảm cân. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp ăn nhiều hơn bình thường, hoặc ăn uống vô độ dẫn đến tăng cân.

– Rối loạn giấc ngủ:

Trẻ ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường, trong nhiều trường hợp trẻ thường xuyên gặp ác mộng. Có thể biểu hiện tình trạng trẻ nằm nhiều nhưng lại mất ngủ, thường phàn nàn khó vào giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ giảm sút, hay bị thức giấc lúc nửa đêm, dậy sớm…

– Rối loạn hành vi:

Với những trẻ mắc bệnh trầm cảm, ngoài các biểu hiện kể trên, trẻ còn bị rối loạn hành vi như: quậy phá, chống đối xã hội, chống đối bố mẹ, trộm cắp, dễ sa vào con đường xấu…

– Tự sát:

Đây cũng là một triệu chứng rất quan trọng và nghiêm trọng trong bệnh trầm cảm nói chung (ở cả người lớn và trẻ em).

Trẻ có thể cảm thấy tồi tệ đến mức muốn thực hiện hành vi tự sát bằng các hình thức khác nhau như uống thuốc, đập đầu vào tường, thắt cổ, cắt mạch máu,… và thường xảy ra ở bệnh nhân có mức độ trầm cảm nặng.

Do vậy, theo nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, trầm cảm là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu mất ngủ, lo âu, mệt mỏi, kém tập trung… kéo dài từ 2 tuần trở lên, cần phải đưa con đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Hits: 9