Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: tinh thần

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    CÁCH NGÂM CHÂN CHỮA MẤT NGỦ

    Những người bị mất ngủ, thần kinh suy nhược, đau mỏi xương khớp, đau lưng, đau dạ dày… đều có thể sử dụng ngâm chân để cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, việc ngâm chân không được thực hiện bừa bãi mà phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:

    1. Không ngâm chân trước và sau khi ăn một tiếng. Nên chọn thời gian khoảng 4 đến 5 giờ chiều hoặc 9 giờ tối để ngâm chân. Bạn có thể lựa chọn ngâm chân từ 10 đến 15 phút.
    2. Tăng dần nhiệt độ từ lúc mới ngâm cho đến khi cơ thể thấy ấm lên. Không nên cho nước ấm ngay từ đầu và nước quá nóng. Sau khi ngâm chân cần lau khô để đảm bảo không có nước đọng lại ở kẽ bàn chân gây ẩm ướt.
    3. Nên cho nước vào chậu sao cho mực nước trên mắt cá chân khoảng 10 đến 15 cm. Bạn cũng có thể ngâm đến cẳng chân nếu muốn tăng tuần hoàn máu và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.
    4. Nên dùng chậu hoặc thùng gỗ thay vì dùng đồ làm bằng chất liệu khác. Vì gỗ giúp hấp thụ các vị thuốc (như nước lá ngâm chân) hiệu quả hơn.
    Sau khi ngâm, có thể mát xa chân để tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là đã có tác dụng. Ngoài ra, bạn cần uống nước (có thể trong khi hoặc sau khi ngâm chân), nhất là nước đường gừng để giữ cơ thể được ấm áp.

    Các cách ngâm chân hiệu quả

    Cách 1: Ngâm chân với gừng giúp bổ dương và loại bỏ hàn khí


    Cho gừng đã được đập dẹp (không cần giã nhỏ) vào miếng vải thưa. Sau đó thả vào nước và cho thêm một thìa cafe muối ăn vào để làm nước ngâm châm. Ngâm chân theo cách này rất hiệu quả trong việc bổ dương và loại bỏ khí lạnh

    Cách 2: Ngâm chân với hoa hồng giúp trị chứng đau mỏi lưng


    Chia 1 lạng hoa hồng thành 10 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa, bọc lại rồi thả vào nước nóng. Sau đó, cho thêm một muỗng muối, xông chân trước rồi mới bắt đầu ngâm. Ngâm chân theo cách này có tác dụng chữa chứng đau mỏi lưng rất tốt.

    Cách 3: Ngâm chân với ngải cứu giúp trị chứng phong hàn.


    Chia 1 lạng lá ngải thành 5 phần và cho riêng mỗi phần vào các tấm vải thưa vào nồi nước đun sôi. Xông chân trước rồi sau đó mới ngâm chân. Cách này giúp trị chứng phong hàn, lạnh chân, mỏi lưng và bệnh hô hấp.
    Trong quá trình ngâm chân, không phải ai cũng ra mồi hôi ngay từ lần đầu thực hiện. Do vậy, bạn cần kiên trì trong nhiều ngày và nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi quyết định lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

    Cách 4: Ngâm chân nước muối có tác dụng trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân…


     Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 20 gram muối hạt.
     Cách làm: Bỏ muối hạt vào nước đã đun sôi, sau khi hòa tan muối có thể pha thêm nước nguội đến mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân (nước ngâm phải cao trên mắt cá chân).
     Công dụng: Phương pháp ngâm chân đơn giản này là một cách thư giãn, tạo sự hưng phấn cho thần kinh, đem lại cảm giác thoải mái và ngủ ngon. Ngoài ra, ngâm chân nước muối còn có tác dụng trị bệnh ngoài da, khử mùi hôi chân, giảm đau do viêm khớp.

    Cách 5:Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái.


     Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 5 nhánh sả tươi, 20 gram muối hạt.
     Cách làm: Đập dập sả, bỏ vào nước đã đun sôi cùng muối hạt khoảng 5 phút. Sau đó, chắt lấy nước sả và pha thêm nước lạnh vào để mức nhiệt độ khoảng trên dưới 40 độ C (hoặc có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy thuộc vào cảm nhận của người người ngâm chân) rồi đổ vào một thùng gỗ để ngâm chân. Nước ngâm chân ngập đến mắt cá chân và khi ngâm chân nên xoa bóp nhẹ nhàng.
     Công dụng: Trong cây sả có rất nhiều tinh dầu, mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Ngâm chân với nước sả muối mỗi ngày sẽ giúp tinh thần thư thái, cải thiện giấc ngủ, trị ho do lạnh, cảm cúm, điều trị bệnh hôi chân…

    Cách 6: Ngâm chân bằng nước lá lốt giúp tốt cho xương khớp.


     Chuẩn bị: 1,5 lít nước, 30 gram lá lốt tươi, 20 gram muối hạt.
     Cách làm: Lá lốt (cả cây-rễ, loại già) rửa sạch, để ráo. Sau đó cho vào 1,5 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm muối vào. Pha thêm nước lạnh/hoặc để nước hạ nhiệt đến khoảng 40 độ C thì đổ ra chậu gỗ ngâm chân, nhớ ngâm chân qua mắt cá và xoa bóp chân trong quá trình ngâm.
     Công dụng: Ngâm chân bằng lá lốt là bài thuốc để chữa chứng ra mồ hôi tay chân (còn gọi là phong tê thất). Để đạt hiệu quả cần ngâm liên tục 1 lần/ngày trong vòng 5-7 ngày. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước lá lốt còn giúp tốt cho xương khớp, sạch chân, trừ hàn và giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
    Chúc bạn có một giấc ngủ ngon và một cơ thể khỏe mạnh với liệu pháp ngâm chân này!

    Hits: 0

    Marketing và Sales – 2 mặt của 1 đồng tiền

    Marketing và Sales (bán hàng) là 2 hoạt động vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp, nó được xem như 2 mặt của 1 đồng tiền, nếu thiếu bên nào thì đồng tiền cũng không còn giá trị.

    Thế nhưng, ở hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay, từ quy mô siêu nhỏ đến quy mô lớn đều mắc phải “lỗi” là hai bộ phận Marketing và Sales thiếu gắn kết, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Hai bên cứ mãi ở 2 đầu “chiến tuyến”. Và rồi chi phí thì tốn kém mà hiệu quả lại rất thấp.

    Nhiều người xem sales (tạm dịch là bán hàng) là một hoạt động độc lập, tách rời khỏi Marketing. Và trong thực tế, hầu như ở các doanh nghiệp lớn, phòng sales độc lập với phòng Marketing, nhân viên sales không thuộc phòng Marketing và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức của nhiều công ty lớn mà tôi từng làm việc hoặc có quan hệ, kể cả công ty nước ngoài lẫn công ty Việt Nam, có hai khối (hay phòng) độc lập với hai chức danh Giám đốc hay trưởng phòng độc lập là Giám đốc (hay Trưởng phòng) Marketing và giám đốc hay trưởng phòng bán hàng. Họ làm việc và phối hợp với nhau một cách “ngang hàng” và bình đẳng trong cơ cấu tổ chức, và cùng báo cáo cho CEO hay Tổng giám đốc.

    Một số công ty thì gộp chung Marketing và Sales vào một phòng, gọi đó là phòng kinh doanh nhưng đứng đầu hai bộ phận này trong phòng kinh doanh cũng là hai trưởng bộ phận độc lập và ngang hàng.

    Rõ ràng là theo thông lệ về cơ cấu tổ chức, 2 hoạt động Sales và Marketing là độc lập và ngang hàng, không hoạt động nào là “trùm” của hoạt động nào, không trưởng bộ phận nào là cấp trên của trưởng bộ phận nào, không ai báo cáo cho ai mà hai bên cùng báo cáo cho cấp trên của cả hai là giám đốc Kinh doanh hay Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc hay CEO, tùy theo từng công ty.

    Cũng chính vì thực tế này mà nhiều người cho rằng Marketing và Sales là hai hoạt động độc lập, tương tự như Marketing và Tài chính (mặc dù có liên quan đến nhau).

    Thực ra, nếu theo định nghĩa và cách hiểu phổ biến về Marketing thì Sales là một phần của Marketing, thuộc Marketing và không tách rời khỏi Marketing. Marketing là quá trình xuyên suốt, đi từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tạo sản phẩm, đưa ra thị trường, quảng bá sản phẩm, bán cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, và còn tiếp tục chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển khách hàng… Do vậy, quá trình Marketing bao gồm cả quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác bán hàng và chăm sóc khách hàng là một phần không tách rời của quá trình Marketing.

    Vậy thì vì sao các công ty, nhất là các công ty lớn luôn tách rời marketing và sales và bố trí thành hai bộ phận (khối, phòng) độc lập?

    Đơn giản là vì hoạt động Sales quá quan trọng và vì nó thiên về “thực chiến”, “thực địa”, sát với khách hàng, người tiêu dùng, và cả đối thủ hơn! Lực lượng Sales là lực lượng chiến trường. Tướng của sales là “tướng chỉ huy” ngoài mặt trận, nhiều gian khổ và thách thức, ngày đêm chạm mặt đối thủ, ngày đêm dốc sức cho từng “mặt trận”, từng “trận đánh”, ở từng khu vực để giành chiến thắng. Còn marketing chỉ thiên về định hướng, chiến lược, vạch đường, chỉ lối (như bộ tổng tham mưu), tập trung vào nghiên cứu và xác định bán gì (sản phẩm), bán cho ai khách (hàng mục tiêu), bán giá nào (giá), bán ở đâu (thị trường, hệ thống phân phối, kênh phân phối), quảng bá thế nào (quảng cáo, khuyến mại…).

    Vì cả hai hoạt động đều quá quan trọng nên về mặt tổ chức các công ty tách riêng ra cho hai “tướng lĩnh” phụ trách độc lập, ngang hàng, cùng báo cáo cho CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh), dưới sự chỉ huy và điều phối của CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh).

    Dù là hai bộ phận độc lập và ngang hàng, nhưng phải luôn nhớ rằng hai bộ phận này liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hỗ trợ cho nhau. Marketing làm chiến lược, vạch lối, chỉ đường và hỗ trợ về mặt truyền thông, xây dựng thương hiệu để cho sales bán hàng thật tốt. Đội ngũ sales phải phủ hàng rộng khắp (coverage), phải bố trí đủ các chủng loại hàng hóa (SKU distribution)ở các nhà bán lẻ và phải trưng bày (merchandising) thật bắt mắt ở các điểm bán. Họ phải chiến thắng tại các điểm bán (point of sales), đồng thời chăm sóc khách hàng thật tốt để góp phần vào sự thành công của các chiến dịch marketing và của cả công ty.

    Nếu hình dung hoạt động bán hàng như một trận chiến, marketing phải hỗ trợ đường đi, nước bước, trang bị vũ khí cho sales tại mặt trận. Khi lâm trận, marketing phải hỗ trợ sales bằng cách “dội bom” bằng quảng cáo, truyền thông, PR, sự kiện … Còn sales phải tác chiến chuyên nghiệp nhanh nhẹn, hiệu quả ở ngay tại chiến trường…

    Và đừng quên, sales còn có một vai trò rất quan trọng là nắm bắt thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ, xu hướng tiêu dùng… để phản hồi và cung cấp thông tin cho marketing, để marketing điều chỉnh hay thay đổi chiến lược khi cần! Sales thường có lực lượng đông đảo, rộng khắp. Những công ty lớn có thể có đội ngũ sales lên đến hàng nghìn người hoạt động khắp các vùng miền, nên sát thị trường hơn, nhiều thông tin hơn, hiểu khách hàng và người tiêu dùng hơn.

    Những kế hoạch dự báo bán hàng do bộ phận Sales lập không bao giờ được phép để thiếu sự tham gia của bộ phận marketing và cả các bộ phận khác như sản xuất, cung ứng, hành chính nhân sự…Những chương trình marketing trong giai đoạn dự báo, nếu có, sẽ tác động rất mạnh đến sức tiêu thụ các mặt hàng và số lượng bán ra cho người tiêu dùng. Nếu bộ phận bán hàng không nắm bắt các chương trình này, không bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng với bộ phận marketing, mà chỉ làm dự báo một mình, dựa trên khả năng bán hàng của mình và khả năng tiêu thụ của thị trường, sẽ có sự sai lệch rất lớn, gây khó khăn cho các loại hoạt động liên quan như sản xuất, cung ứng, kho vận, nhân lực, tài chính…

    Sự phối hợp giữa marketing và sales là rất cần thiết và quan trọng.

    Với kinh nghiệm của tôi, nếu lực lượng sales đã được hàng ra thị trường theo các kênh phân phối và đã bày hàng đầy đủ trên các quầy, kệ tại các điểm bán mà người tiêu dùng vẫn không mua hàng, sản phẩm vẫn không tiêu thụ được thì phần lớn lỗi là bộ phận marketing! Có thể marketing đã mắc những sai lầm như:

      Chiến lược marketing sai từ đầu; ví dụ, sai từ phát hiện nhu cầu, và chọn nhóm khách hàng mục tiêu;
      Chọn sản phẩm sai.
      Định giá bán sai.
      Chọn kênh phân phối sai.
      Quảng cáo, truyền thông không hiệu quả.
      Sai đồng thời nhiều khâu, hay tất cả các câu trên khi.

    Khi marketing sai, tức chọn con đường đi sai, mọi nỗ lực của sales trở thành vô nghĩa! Ngược lại nếu Marketing làm đúng mà sales làm sai, tức thực thi không đúng hay không hiệu quả, cả các chương trình marketing khó có thể thành công.

    Tuy vậy, sales và marketing cũng cần có những tranh luận “cho ra lẽ” trong nhiều trường hợp để “làm rõ trắng đen” những bất đồng về quan điểm giữa hai bên, vì nếu cứ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, có thể công ty sẽ thiệt hại rất lớn. Tôi thường tham dự và chủ trì cuộc họp có sự tranh luận nảy lửa giữa giám đốc marketing và giám đốc sales. Tôi không lấy đó làm lo ngại, mà thậm chí còn khuyến khích các bên đưa ra quan điểm thẳng thắn về những bất đồng để tìm ra giải pháp tốt nhất. Có khi những phản biện của sales đối với marketing là rất hợp lý, và cũng có khi, những phản biện của marketing đối với sự là rất có lý. Khi có sự bất đồng về quan điểm giữa sales và marketing về một vấn đề, ví dụ về sản phẩm, về kể về kế hoạch tung hàng, về chương trình khuyến mại …, CEO hay cấp trên trực tiếp của hai bộ phận này phải họp (có thể có sự tham gia của các bộ phận khác) để lắng nghe quan điểm của hai bên và cân nhắc các thông tin để ra quyết định.

    Phía sales thường phàn nàn là marketing ít hỗ trợ, hoặc hỗ trợ không hiệu quả nên sales không bán được hàng. Ngược lại, phía marketing thường phàn nàn rằng sales không nỗ lực, không phủ hàng đủ rộng, không phân bố không đủ chủng loại, không tích cực trưng bày, không cố gắng đi “rout” (lộ trình bán hàng)…, nên không bán được hàng, làm cho các chương trình marketing trở thành lãng phí vì quá tốn kém mà không có hiệu quả.

    Nói gì thì nói, marketing và sales như hai mặt của một đồng tiền, không thể thiếu bên nào trong hoạt động của công ty. Và một công ty muốn hoạt động hiệu quả, hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, cho dù về mặt cơ cấu tổ chức, chúng được tách rời hay gộp chung vào một bộ phận.

    Hits: 1

    Bạn có tin:chó cũng bị trầm cảm?

    Trầm cảm chó

    Chó được coi là người bạn động vật tốt nhất của con người, chúng luôn ở bên cạnh an ủi bạn bất cứ lúc vui hay lúc buồn. Cảm giác của bạn có thể được vỗ về bởi những con vật này, nhưng bạn có thể đáp lại sự quan tâm này không, bạn có biết lúc nào những con chó đang buồn hay thất vọng không?
    Từ trước đến giờ, con người có thể đã nói nhiều về sức khỏe thể chất của những con vật nhưng sức khỏe tinh thần của chó không thực sự được để ý. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ nhà thần kinh học Gregory Berns của Đại học Emory phát hiện, cho cũng có cảm xúc như con người và những cảm biến của chúng nằm trong não giống con người.
    Mặc dù chó thường không trải qua cảm giác kiểu như trầm cảm lâm sàng ở người, nhưng chúng cũng có thể trải qua những nỗi buồn nhất định. Vậy làm thế nào để con người giúp chúng cảm thấy tốt hơn? Các bác sĩ thú y đã cho biết những triệu chứng khi một con chó đang trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần, cách con người có thể giúp chúng thoát khỏi nó.

    Tại sao sức khỏe tinh thần của chó lại quan trọng?

    Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất lớn đối với cuộc sống loài chó. Việc trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng cũng như chính bạn, gây ra những lo ngại về an toàn cho người khác, cũng như những vật nuôi khác xung quanh con vật cưng của bạn. Những con chó bình thường nếu gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hành vi phá phách, phản ứng và sợ hãi và cần được giúp đỡ.

    Làm sao để biết con chó của bạn đang có vấn đề?

    Các dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần ở chó tương tự như ở người một cách đáng ngạc nhiên. Giống như khi chúng ta bị trầm cảm, chó sẽ thể hiện những thay đổi trong hành vi.
    Một chú chó từng có cuộc sống rất vui tươi và năng động bỗng trở nên lạnh lùng, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thu mình hoặc kém hoạt động. Ngoài ra, chúng có thể có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ.

    Những lý do chính khiến chó bị căng thẳng, trầm cảm

    Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng ở chó là do thiếu tập thể dục, thiếu sự kích thích và huấn luyện, cũng như không có lối thoát cho năng lượng và thiếu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thú y khuyên rằng, chó con nên được tiếp xúc với những con chó khác, con người, tiếng ồn và môi trường khác nhau.
    Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày bình thường của chó cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng và trầm cảm. Chẳng hạn như các sự kiện xảy ra trong gia đình, như chuyển đến nhà mới, vật nuôi mới hoặc người mới gia nhập gia đình, một thành viên trong gia đình (có thể là động vật hoặc người) mới mất, người chủ thay đổi lịch trình làm việc, đều có thể gây ra những trầm cảm và lo lắng ở vật nuôi.

    Làm cách nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của loài chó?

    Hầu hết vật nuôi sẽ trở lại sau những cơn trầm cảm hoặc lo lắng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, trong khi những con khác có thể cần sự giúp đỡ từ chủ nhân. Bạn nên thực hiện nhiều hơn một chút đối với các hoạt động thường ngày mà chú chó của bạn thích làm, như bế hoặc đi bơi, hãy tăng tường tập thể dục, đi dạo ngoài trời với chú chó.
    Bác sĩ thú y cũng khuyên bạn nên củng cố các hành vi tích cực, khen thưởng những hành động tốt bằng đồ ăn vặt, thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đồng thời, việc giao lưu với những vật nuôi khác ở gần đó cũng giúp ích cho chú chó đang có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những con vật đang đau buồn vì thương tiếc một người bạn đồng hành đã mất. Chơi với những con chó khác là cách tốt để giúp con chó của bạn tập thể dục và quên đi những lo lắng hiện tại của chúng.
    Sức khỏe thần của chó chủ yếu liên quan đến việc tập thể dục, bồi bổ sức khỏe thể chất và giao tiếp. Các khóa học luyện tập sự nhanh nhẹn và đi bộ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang có một khoảng sân rộng. Đi dạo là sự kích thích tinh thần tốt hơn khi ở nhà.
    Ngoài ra, hãy làm giàu kiến thức cho những chú chó, kích thích não bộ bằng các câu đố và trò chơi, chẳng hạn như giấu đồ ăn vặt và đồ chơi xung quanh nhà hoặc sân và thách thức con chó tìm nó và lấy đồ vật đó.

    Người nuôi chó nên tránh làm gì?

    Chó là loài vật rất biết đồng cảm và có thể tiếp nhận cảm xúc của con người khá nhanh, cho nên bạn nên tránh thể hiện cảm xúc của chính mình lên thú cưng. Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Thụy Điển, xem xét nồng độ hormone gây căng thẳng lâu dài ở người và vật nuôi của họ, phát hiện ra rằng những con chó có mức độ căng thẳng tương tự như chủ của chúng.
    Chó có xu hướng đón nhận những cảm giác tiêu cực mà chủ nhân của chúng gây ra, có thể biểu hiện như trầm cảm và chán ăn. Chúng rất nhạy cảm với cảm giác lo lắng và tức giận nữa.
    Trên thực tế có thể bạn đã luôn dành tình yêu thương cho thú cưng của mình, nhưng nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe tinh thần của những chú chó và đang chứng kiến những hành vi đáng lo ngại, bạn nên để cho chú chó của mình một khoảng lặng. Có nghĩa là nên tránh dùng sự quan tâm và đối xử quá mức với thú cưng đang hờn dỗi, nếu bạn càng đến gần, chó có sẽ nghĩ rằng bạn đang khuyến khích và khen thưởng hành vi đó.

    Lúc nào bạn nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ thú y

    Các vấn đề về sức khỏe tinh thần của loài chó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu bị bỏ qua quá lâu. Nếu thú cưng của bạn không thể khỏi trầm cảm hoặc lo lắng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với chuyên gia hành vi hoặc bác sĩ thú y..
    Các bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng. Điều quan trọng là phải khám thú y cho những con chó này, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm máu trước để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe y tế nghiêm trọng nào.

    Hits: 3

    TIẾNG NÓI CHỈ TRÍCH BÊN TRONG BẠN

    CÁCH CÂN BẰNG SỰ CHỈ TRÍCH BÊN TRONG BẠN

    Trong mỗi chúng ta luôn có 2 tiếng nói bên trong song song cùng tồn tại và bổ trợ cho nhau: tiếng nói nuôi dưỡng và tiếng nói chỉ trích.

    Tiếng nói nuôi dưỡng giúp ta hình thành lòng trắc ẩn, thúc đẩy và khích lệ bản thân. Ngược lai, tiếng nói chỉ trích là sự đánh giá, phê bình, đưa ra nhận xét về những việc chúng ta đã làm, từ đó giúp ta nhìn nhận lại mình sai ở đâu và cần điều chỉnh như thế nào cho đúng.

    Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hầu hết trong con người chúng ta, tiếng nói chỉ trích luôn có “sự lấn át”. Các nhà phê bình thường “quá đà” trong việc đánh giá bản thân, biến những việc không thật sự to lớn trở nên vĩ đại. Việc “nuôi dưỡng” nhỏ bé dưới bóng “chỉ trích” dẫn đến suy giảm tâm trạng, khiến bạn hoài nghi về giá trị bản thân và khả năng phục hồi của bạn.

    Dưới đây là một vài phương pháp chính để bạn thiết lập lại sự cân bằng “tiếng nói bên trong bạn”

    Hãy quan sát cách “nhà phê bình” hoạt động

    Có phải bạn đang gạt bỏ hoặc cố gắng làm giảm thiểu nỗi đau, nhu cầu và quyền chính đáng của mình hay không?

    Với bất kỳ chuyện gì xảy ra, bất luận kết quả tốt hay xấu, ngay cả khi sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất không cho phép, bạn luôn có suy nghĩ: “Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó mà!”, “Dù sao thì nó cũng chưa hoàn hảo!”, “Tại sao không cố gắng hơn khi điều đó hoàn toàn khả dĩ?”…

    Bằng việc quan sát “sự chỉ trích”, bạn biết thiên hướng nó hoạt động để có những hành động rõ ràng hơn bảo vệ “sự khích lệ”: “Mình đã rất cố gắng!”, “Dù kết quả chưa đạt 100% nhưng 80% cũng đã là một con số lớn, kết quả đó xứng đáng với công sức mình bỏ ra”,…

    TIẾNG NÓI CHỈ TRÍCH BÊN TRONG BẠN
    làm bạn với tiếng nói nhỏ bên trong

    Hiểu rằng sự tức giận với bản thân không tương xứng

    Nó thường xảy ra khi “sự chỉ trích” làm quá lên những việc có phần nhỏ nhặt. Giống như ai đó đang la mắng bạn – tiếng nói bên trong đang chì triết, phán xét, làm bạn xấu hổ với giọng điệu khinh miệt.

    Lúc này, trước tiên bạn phải xác định nó là hành vi lên án quá mức: “bạn nên xấu hổ vì bản thân mình!”, “Bạn là một người xấu!”. Sau khi quan sát, bạn gán nhãn cho những tiếng nói đó như “tôi đang tự phê bình”, “nhà phê bình nói nỗi đau của tôi không quan trọng!”. Quán trong suy nghĩ hay tốt nhất là nói ra thành lời, điều đó sẽ có tác dụng rất lớn.

    Bạn có thể nghe lời chỉ trích, nhưng bạn không phải người như vậy. Quan sát một cách bình tĩnh giúp tiếng nói chỉ trích bên trong bạn bớt dữ dội và trở nên hợp lý hơn.

    Tranh luận chống lại nhà phê bình bên trong bạn

    Viết ra những dòng chỉ trích tiêu biểu bên trong bạn (VD: bạn luôn thất bại) và viết 2-3 câu phản bác ý kiến đó. Có thể là 1 số thành công bạn đã đạt được, hay chỉ ra việc thất bại phần lớn phụ thuộc vào ngoại cảnh.

    Nói chuyện với bản thân với những lời nói hữu ích: “Lời chỉ trích này có một phần sự thật trong đó, nhưng mọi thứ khác đều bị phóng đại hoặc không đúng sự thật” hoặc “điều này không giúp ích cho tôi ở thời điểm hiện tại, tôi không muốn nghe chúng lúc này”.

    Hãy coi lời chỉ trích khi đó như 1 nhân vật phản diện trong phim hoạt hình.

    Nhận ra những phẩm chất tốt của bản thân

    Bạn có thể nhìn nhận bản thân thông qua lắng kính, goác nhìn của người ngoài đối với bạn, về căn bản là tốt và xứng đáng. Nếu bạn nhận ra tính tốt cơ bản ở một người khác thì điều đó hoàn toàn là lễ đương nhiên đối với bạn, hãy tin và chấp nhận rằng trong mắt mọi người, mình cũng là người tốt đấy chứ!

    Hãy công nhận giá trị của bản thân, ngay cả khi chúng không rõ ràng

    Tôi biết rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc nghĩ rằng: “bản thân thật vô dụng!”, “mình không xứng đáng nhận điều đó” hay “mình không làm được gì cả”… Suy cho cùng thì chẳng phải “sống qua ngày” cũng là một loại năng lực sao? Khi đó giá trị của bản thân nằm ở ý chí không đầu hàng, không khuất phục. Và đó là điều kiện tiên quyết để “làm rõ” giá trị thực sự bạn đạt được.

    Hãy để cảm giác tự tin vào giá trị vốn có của bạn lớn lên và lấp đầy tâm trí; cố gắng làm điều này thường xuyên mỗi ngày. Bất kể thăng trầm, thành bại, tình yêu hay mất mát, bạn có thể tìm kiếm sự an ủi và sức mạnh khi biết mình là một người tốt.

    Hits: 13

    Bài tập Tự trắc ẩn (Self-compassion)

    Thực hành lòng trắc ẩn, từ bi với chính mình

    Trên thực tế, chúng ta thường đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn so với đánh giá người khác, đặc biệt là những lúc chúng ta phạm sai lầm hoặc cảm thấy căng thẳng. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, không hạnh phúc và thậm chí căng thẳng hơn; nó thậm chí có thể khiến chúng ta cố gắng cảm thấy tốt hơn về bản thân bằng cách: chê bai người khác.

    Thay vì tự phê bình gay gắt, một phản ứng lành mạnh hơn là đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn và thấu hiểu.

    Theo nhà tâm lý học Kristin Neff, “lòng trắc ẩn dành cho chính mình” này có ba thành phần chính:

    1 – chánh niệm (mindfulness),

    2 – cảm nhận nhân tính chung

    3 – lòng tử tế dành cho bản thân.

    Bài tập này dẫn bạn đi qua cả ba thành phần đó khi bạn trải qua một trải nghiệm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn thay vì tự chỉ trích trong những thời điểm khó khăn, sẽ có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh hơn.

    Thời gian cần thiết: 5-15 phút. Mặc dù có thể khá thử thách để thực hiện thực hành này mỗi khi bạn đối mặt với tình huống căng thẳng, mục tiêu ban đầu có thể là thử ít nhất một lần mỗi tuần.

    Bao gồm 5 bước

    1. Hãy nghĩ về một tình huống khó khăn trong cuộc sống của bạn và đang khiến bạn căng thẳng.
    2. Gọi lại tình huống đó trong tâm trí và quan sát, nếu bạn thực sự có thể cảm thấy căng thẳng và khó chịu về mặt cảm xúc trong cơ thể của bạn. 
    3. Thực hành chánh niệm (mindfulness): Bây giờ hãy tự nói với bản thân mình “Đây là một khoảnh khắc đau khổ/không vui/mệt mỏi”.Sự thừa nhận này là một hình thức chánh niệm, chỉ đơn giản là nhận thấy những gì đang diễn ra cho bạn về mặt cảm xúc trong thời điểm hiện tại, mà không đánh giá/phán xét trải nghiệm đó là tốt hay xấu. Bạn cũng có thể tự nói với mình “Đây là một nỗi đau”, hay “Đây là sự căng thẳng”. Sử dụng bất cứ điều gì cảm thấy tự nhiên nhất đối với bạn.
       
    4. Thực hành nhân tính chung (common humanity): Tiếp theo, hãy tự nói với mình, “Đau khổ là một phần của cuộc sống”.Đây là sự thừa nhận về nhân tính chung (common humanity) của bạn với những người khác, điều mà tất cả mọi người đều đang cố gắng trải qua và những trải nghiệm này mang đến cho bạn một điểm chung với phần còn lại của nhân loại, thay vì gắn nhãn bạn là bất thường hay thiếu sót.
      Các lựa chọn khác cho tình huống này bao gồm cả “Những người khác cũng cảm thấy như thế này”, “Tôi không chỉ có một mình”, hoặc “Chúng ta đều vật lộn với cuộc sống của mình”.
       
    5. Thực hành tử tế với chính mình: Bây giờ, hãy đặt tay lên trái tim của bạn, cảm nhận sự ấm áp của bàn tay và xoa nhẹ nhàng trên ngực áo của bạn, và nói “Tôi có thể tử tế với chính mình”.Đây là một cách để thể hiện lòng tốt với chính mình. Bạn cũng có thể xem xét liệu có một cụm từ cụ thể khác sẽ nói với chính bạn trong tình huống cụ thể.
      Một số ví dụ: “Tôi có thể cho bản thân lòng trắc ẩn mà tôi cần”, “Tôi chấp nhận bản thân như tôi vốn là”, “Tôi có thể tha thứ cho chính mình”, “Tôi có đủ mạnh mẽ” và “Tôi có thể kiên nhẫn với chính mình”.

    Bài thực hành này có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, cả ngày hay đêm. Nếu bạn thực hành được bài tập này trong những giây phút hiện tại, hoặc ở trạng thái tương đối bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm ba phần của lòng trắc ẩn dành cho chính mình – với sự chánh niệm, nhân tính phổ quát và lòng tử tế dành cho bản thân – khi bạn cần chúng nhất.

    Trải qua các bước này để đáp ứng với trải nghiệm căng thẳng có thể giúp mọi người thay thế giọng nói tự phê phán của họ bằng giọng nói từ bi trắc ẩn hơn, đó là một tiếng nói an ủi và trấn an thay vì mắng mỏ chính mình vì những thiếu sót.

    Hits: 22

    TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

    Tâm lý học hành vi là gì?

    Tâm lý học hành vi (Behavioral psychology) là nghiên cứu về mối liên hệ giữa hành vi và lý trí của con người. Tại sao chúng ta lại có những hành vi hay cư xử như vậy? Tại sao không làm như thế này mà lại phải làm như thế kia? Để từ đó những nhà tâm lý học tìm ra được những cách xây dựng thói quen hành vi tốt hơn và tích cực hơn trong cuộc sống.

    Xét về cái nhìn tổng quan thì hành vi bao gồm: Quyết Đoán, Bị Động, Thụ Động – Tích Cực, Hung Hăng.

    Một số nền tảng cơ bản trong tâm lý học hành vi

    • Hành vi quan sát được còn lý trí thì không

    Những nhà tâm lý hành vi chấp nhận việc cảm xúc và nhận thức có tồn tại và nó có ảnh hưởng đến hành vi hay không. Thế nhưng cảm xúc và nhận thức thì không nhìn thấy được còn hành vi thì có thể quan sát được. 

    • Kết quả của môi trường sống đã tạo nên hành vi của chúng ta

    Tâm lý học hành vi con người nhấn mạnh yếu tố môi trường sẽ ảnh hưởng lớn đến hành vi của chúng ta bỏ qua yếu tố di truyền.

    • Việc học tập có ít sự khác biệt ở người và động vật

    Sau nhiều những nghiên cứu thì những nhà tâm lý học nhận thấy rằng việc học tập giữa người và động vật cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Đấy chính là lý do vì sao người ta thường có những thí nghiệm trên những con chuột. 

    • Là sự kết quả của kích thích gây ra phản ứng

    Cho dù hành vi có phức tạp hay không thì nó đều là chuỗi những kích thích. Những nhà tâm lý học thường đưa ra kích thích để xem những phản ứng nào sẽ diễn ra. 

    TÂM LÝ HỌC HÀNH VI

    Tâm lý học hành vi có ưu nhược điểm gì?

    • Ưu điểm

    Trước hết là tâm lý học hành vi có thể học tập được. Như vậy sẽ khiến cho con người không ngừng sống hoàn thiện và sống tốt hơn. Nếu như bỏ qua tất cả những yếu tố di truyền thì tất cả chúng ta nếu ở trong điều kiện thuận lợi thì đều có thể trở thành những chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó.

    Cho dù là bạn chưa biết tâm lý học sẽ đi đến đâu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những lập luận này mang tính giá trị cao trong giáo dục và xây dựng tâm lý xã hội.

    Điểm khác là tâm lý học hành vi ra đời đã tạo điều kiện cho một số tư duy về tâm lý học. Không chỉ có chủ nghĩa tâm lý hành vi học duy tâm độc bước. Một số vấn đề tâm lý có thể áp dụng chủ nghĩa hành vi để trị liệu như: Stress, rối nhiễu tâm lý….

    Điểm mạnh nhất trong tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường rõ ràng các hành vi. Chính vì dựa trên các hành vi có thể quan sát được, do đó đôi khi dễ dàng hơn để định lượng và thu thập dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu.

    Ngành tâm lý học là một lĩnh vực nghề nghiệp còn nhiều mới mẻ tại Việt Nam nên việc có thể xác định mức lương chính xác nhất của công việc này cũng không hề đơn giản. Lĩnh vực này mang đến nhiều cơ hội việc làm khác nhau cho người lao động. Với mỗi chuyên ngành sẽ có những nhiệm vụ và mức lương khác nhau. Cùng khám phá lương ngành tâm lý học qua bài viết nhé!

    • Nhược điểm

    Tâm lý học đồng hóa hành vi của con người và động vật. Cơ sở của sự việc này chỉ mới căn cứ vào những quan sát bên ngoài. Chính vì vậy mà khi xét về mặt khóa học thì dữ liệu và kết luận vẫn chưa đủ sự thuyết phục.

    Nếu như xóa những ranh giới giữa con người và động vật sẽ làm cho tâm lý học hành vi gặp rất nhiều khó khăn. 

    Những mặt khác hành vi còn chưa kể đến yếu tố đạo đức con người và ý thức, nhận thức nên không thể có kết quả chính xác được cho tất cả các trường hợp. 

    Có rất nhiều nhà phê bình cho rằng chủ nghĩa hành vi là cách thức tiếp cận 1 chiều để hiểu hành vi của con người. Những nhà phê bình về chủ nghĩa hành vi lại cho rằng những lý thuyết hành vi không tính đến ý chí tự do và những ảnh hưởng bên trong như tâm trạng hay suy nghĩ và cảm xúc.

    Thời gian gần đây, tâm lý sinh học đã nhấn mạnh sức mạnh tư tưởng của não bộ và di truyền trong việc xác định và ảnh hưởng đến hành động của con người. Những phương pháp tập chung vào những quá trình tinh thần suy nghĩ và ra quyết định, ngôn ngữ và giải quyết những vấn đề. 

    Hơn thế nữa tâm lý học hành vi không tín đến các loại hình học tập khác xảy ra mà không sử dụng củng cố và trừng phạt. Tuy nhiên còn người và động vật đều có thể tùy chỉnh hành vi của họ khi thông tin mới được đưa ra, ngay cả khi hành vi đó được thiết lập thông qua sự củng cố.

    Các ứng dụng tâm lý học hành vi trong cuộc sống

    • Bản thân con người rất thích kể về chính bản thân mình vì lúc đó kể về những thành tích và thành công của mình mà không thấy mệt mỏi. Chính vì thế nếu muốn ai đó thích bạn thì hãy khuyến khích họ kể về chính mình.
    • Nếu muốn biết ai đó đang nhìn bạn hay là có ai đó đang nhìn mình? Điều đơn giản nhất là hãy thử ngáp hoặc cười vì có thể họ sẽ làm theo bạn đấy nhé.
    • Nếu như bạn muốn có câu trả lời thì hãy nhìn vào họ thật lâu, vì khi ấy họ sẽ cảm thấy lúng túng và tìm cách nói và phân bua với bạn nhiều hơn.
    • Hiệu ứng bắt đầu kích thích hành vi: Bạn có thấy rằng những ngày đầu tiên của tháng mới hay năm mới có rất nhiều năng lượng không. Hãy tận dụng những ngày này để có thể đưa ra những mục tiêu hay lập kế hoạch và thậm chí là đẩy mạnh bán hàng.
    • Thời điểm ghi chép tốt nhất là vào buổi sáng và cuối ngày vì lúc này chúng ta sẽ ghi nhớ tốt nhất.
    • Nếu như bạn muốn biết trong đám đông ai là người thích bạn thì hãy hét thật to, những lúc đó người nhìn bạn sẽ có khuynh hướng thích bạn.

    Hits: 15

    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN

    Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo. Quyền năng đó gắn liền với một loại âm nhạc mang tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). Cùng Hương Kunkuns tìm hiểu về phương thức điều chỉnh tâm trạng bằng sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và nghệ thuật này nhé!


    Nhạc sóng não – khái niệm “lạ mà quen”Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giai điệu của loại âm nhạc này từng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đến thời Hy Lạp, Pythagoras đã tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre giúp làm dịu tâm trạng nóng giận của con người. Từ đó, âm nhạc được nhìn nhận như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc.

    Đến năm 1930, khoa học đã xác định được mọi suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn vào năm 1960, rằng từng trạng thái tâm lý (ngủ, làm việc, sáng tạo, tập trung, buồn, căng thẳng, …) đều phát ra một loại sóng não đặc thù. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong việc trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể dùng tần số đối trọng để cân bằng trạng thái não. Mãi đến thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.

    Nhiều năm qua, nhạc sóng não đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc. Dễ thấy nhất là tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở người hay bị áp lực, căng thẳng, âu lo. Các bác sĩ tâm lý còn dùng nhạc sóng não để giúp bệnh nhân thả lỏng tâm trí trong quá trình điều trị trầm cảm. Loại nhạc này được xem như một công cụ hỗ trợ giúp việc tập thiền đạt kết quả tốt hơn.

    Tuy nhiên, mỗi hoạt động của chúng ta đều gắn liền với một loại sóng não đặc thù. Làm thế nào để tận dụng nhạc sóng não hiệu quả?

    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN


    Chọn nhạc phù hợp với nhu cầuMỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhất định. Tất nhiên, bạn không thể đo điện não mỗi khi cần biết trạng thái não của mình và chọn nhạc sóng não phù hợp. Để dễ dàng hơn cho bạn, sau đây là 5 loại nhạc sóng não ứng với 5 nhu cầu cơ bản bạn có thể ứng dụng ngay:

    SÓNG NHẠC ALPHA – nghe lúc cần xả stress

    Khi bạn căng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng alpha. Lúc này, bạn cần nghe nhạc có sóng Alpha (8–12 Hz) để đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não.

    Lưu ý: Nghe nhạc sóng Alpha quá mức sẽ khiến trí não lờ đờ, phản ứng chậm.SÓNG NHẠC BETA – nghe khi cần tập trung cao độ


    Khi cảm thấy không đủ tỉnh táo để tập trung giải quyết vấn đề, bạn cần tìm đến nhạc sóng Beta (12–40 Hz). Đây là dạng sóng xuất hiện ở những người đang tập trung cao độ cho một màn diễn thuyết, bàn đấu thể thao hay giải quyết công việc. Nói cách khác, sóng Beta được xem như ‘chất kích thích’ khi não thiếu chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.

    Lưu ý: Lạm dụng sóng Beta khiến adrenaline tăng cao, gây bồn chồn, bất an.SÓNG NHẠC THETA – nghe để giữ tâm trí tỉnh táo


    Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, bạn cần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Theta (4–8 Hz) để đưa não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại sóng nhạc này giúp bạn gạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Theta còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.

    Lưu ý: Nghe nhiều sóng nhạc Thena quá mức nhu cầu sẽ dẫn đến trầm cảm.SÓNG NHẠC DELTA – nghe để có giấc ngủ sâu


    Loại nhạc sóng não này có tần số 0–4Hz (tần số thấp nhất), giúp bạn có giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở và các hoat động khác. Hơn thế, nghiên cứu còn cho thấy sóng nhạc Delta có tác dụng làm giảm các lượng hormon cortisol trong cơ thế, được cho là nguyên nhân gây lão hóa sớm.

    Lưu ý: Nghe sóng nhạc Delta quá nhiều dẫn đến hội chứng rối loạn giảm chú ý.SÓNG NHẠC GAMMA – nghe để khai mở tiềm năng não bộ


    Sóng não Gamma (40–100 Hz) có tần số cao nhất trong các loại sóng não, liên quan mật thiết đến năng lực xử lý cấp cao, như trí nhớ, học tập và liên kết thông tin. Về cơ chế, sóng Gamma giúp kích hoạt não bộ toàn diện và kết nối các giác quan cùng lúc để não đạt đến mức độ tri thức cao. Do đó, nghe nhạc sóng Gamma giúp việc học hỏi các đề tài mới nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời khai mở năng lực não bộ ở mức cao.

    Lưu ý: Não dung nạp quá nhiều sóng Gamma sẽ dẫn đến stress.


    LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦNNghe nhạc sóng não đúng cáchVới những ưu điểm trên, nhạc sóng não được xem là cách hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, bạn cần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:

    Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao.Chỉ dành cho người trên 26 tuổi vì đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Dùng nhạc sóng não sớm hơn tuổi này sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt.Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…

    Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu thêm liệu bạn có đang dùng đúng nhạc sóng não không hoặc xin lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.

    Chúc bạn có thêm sự lựa chọn cho cuộc sống cân bằng với nhạc sóng não!

    Hits: 7