Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Thẻ: yêu thương

Marketing và Sales – 2 mặt của 1 đồng tiền

Marketing và Sales (bán hàng) là 2 hoạt động vô cùng quan trọng trong Doanh nghiệp, nó được xem như 2 mặt của 1 đồng tiền, nếu thiếu bên nào thì đồng tiền cũng không còn giá trị.

Thế nhưng, ở hầu hết các Doanh nghiệp hiện nay, từ quy mô siêu nhỏ đến quy mô lớn đều mắc phải “lỗi” là hai bộ phận Marketing và Sales thiếu gắn kết, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Hai bên cứ mãi ở 2 đầu “chiến tuyến”. Và rồi chi phí thì tốn kém mà hiệu quả lại rất thấp.

Nhiều người xem sales (tạm dịch là bán hàng) là một hoạt động độc lập, tách rời khỏi Marketing. Và trong thực tế, hầu như ở các doanh nghiệp lớn, phòng sales độc lập với phòng Marketing, nhân viên sales không thuộc phòng Marketing và ngược lại. Trong cơ cấu tổ chức của nhiều công ty lớn mà tôi từng làm việc hoặc có quan hệ, kể cả công ty nước ngoài lẫn công ty Việt Nam, có hai khối (hay phòng) độc lập với hai chức danh Giám đốc hay trưởng phòng độc lập là Giám đốc (hay Trưởng phòng) Marketing và giám đốc hay trưởng phòng bán hàng. Họ làm việc và phối hợp với nhau một cách “ngang hàng” và bình đẳng trong cơ cấu tổ chức, và cùng báo cáo cho CEO hay Tổng giám đốc.

Một số công ty thì gộp chung Marketing và Sales vào một phòng, gọi đó là phòng kinh doanh nhưng đứng đầu hai bộ phận này trong phòng kinh doanh cũng là hai trưởng bộ phận độc lập và ngang hàng.

Rõ ràng là theo thông lệ về cơ cấu tổ chức, 2 hoạt động Sales và Marketing là độc lập và ngang hàng, không hoạt động nào là “trùm” của hoạt động nào, không trưởng bộ phận nào là cấp trên của trưởng bộ phận nào, không ai báo cáo cho ai mà hai bên cùng báo cáo cho cấp trên của cả hai là giám đốc Kinh doanh hay Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh hoặc báo cáo trực tiếp cho tổng giám đốc hay CEO, tùy theo từng công ty.

Cũng chính vì thực tế này mà nhiều người cho rằng Marketing và Sales là hai hoạt động độc lập, tương tự như Marketing và Tài chính (mặc dù có liên quan đến nhau).

Thực ra, nếu theo định nghĩa và cách hiểu phổ biến về Marketing thì Sales là một phần của Marketing, thuộc Marketing và không tách rời khỏi Marketing. Marketing là quá trình xuyên suốt, đi từ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, tạo sản phẩm, đưa ra thị trường, quảng bá sản phẩm, bán cho khách hàng để đáp ứng nhu cầu của họ, và còn tiếp tục chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, phát triển khách hàng… Do vậy, quá trình Marketing bao gồm cả quá trình bán hàng và chăm sóc khách hàng. Hay nói cách khác bán hàng và chăm sóc khách hàng là một phần không tách rời của quá trình Marketing.

Vậy thì vì sao các công ty, nhất là các công ty lớn luôn tách rời marketing và sales và bố trí thành hai bộ phận (khối, phòng) độc lập?

Đơn giản là vì hoạt động Sales quá quan trọng và vì nó thiên về “thực chiến”, “thực địa”, sát với khách hàng, người tiêu dùng, và cả đối thủ hơn! Lực lượng Sales là lực lượng chiến trường. Tướng của sales là “tướng chỉ huy” ngoài mặt trận, nhiều gian khổ và thách thức, ngày đêm chạm mặt đối thủ, ngày đêm dốc sức cho từng “mặt trận”, từng “trận đánh”, ở từng khu vực để giành chiến thắng. Còn marketing chỉ thiên về định hướng, chiến lược, vạch đường, chỉ lối (như bộ tổng tham mưu), tập trung vào nghiên cứu và xác định bán gì (sản phẩm), bán cho ai khách (hàng mục tiêu), bán giá nào (giá), bán ở đâu (thị trường, hệ thống phân phối, kênh phân phối), quảng bá thế nào (quảng cáo, khuyến mại…).

Vì cả hai hoạt động đều quá quan trọng nên về mặt tổ chức các công ty tách riêng ra cho hai “tướng lĩnh” phụ trách độc lập, ngang hàng, cùng báo cáo cho CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh), dưới sự chỉ huy và điều phối của CEO (hay phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh).

Dù là hai bộ phận độc lập và ngang hàng, nhưng phải luôn nhớ rằng hai bộ phận này liên quan mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hỗ trợ cho nhau. Marketing làm chiến lược, vạch lối, chỉ đường và hỗ trợ về mặt truyền thông, xây dựng thương hiệu để cho sales bán hàng thật tốt. Đội ngũ sales phải phủ hàng rộng khắp (coverage), phải bố trí đủ các chủng loại hàng hóa (SKU distribution)ở các nhà bán lẻ và phải trưng bày (merchandising) thật bắt mắt ở các điểm bán. Họ phải chiến thắng tại các điểm bán (point of sales), đồng thời chăm sóc khách hàng thật tốt để góp phần vào sự thành công của các chiến dịch marketing và của cả công ty.

Nếu hình dung hoạt động bán hàng như một trận chiến, marketing phải hỗ trợ đường đi, nước bước, trang bị vũ khí cho sales tại mặt trận. Khi lâm trận, marketing phải hỗ trợ sales bằng cách “dội bom” bằng quảng cáo, truyền thông, PR, sự kiện … Còn sales phải tác chiến chuyên nghiệp nhanh nhẹn, hiệu quả ở ngay tại chiến trường…

Và đừng quên, sales còn có một vai trò rất quan trọng là nắm bắt thị trường, thu thập thông tin về khách hàng, người tiêu dùng, đối thủ, xu hướng tiêu dùng… để phản hồi và cung cấp thông tin cho marketing, để marketing điều chỉnh hay thay đổi chiến lược khi cần! Sales thường có lực lượng đông đảo, rộng khắp. Những công ty lớn có thể có đội ngũ sales lên đến hàng nghìn người hoạt động khắp các vùng miền, nên sát thị trường hơn, nhiều thông tin hơn, hiểu khách hàng và người tiêu dùng hơn.

Những kế hoạch dự báo bán hàng do bộ phận Sales lập không bao giờ được phép để thiếu sự tham gia của bộ phận marketing và cả các bộ phận khác như sản xuất, cung ứng, hành chính nhân sự…Những chương trình marketing trong giai đoạn dự báo, nếu có, sẽ tác động rất mạnh đến sức tiêu thụ các mặt hàng và số lượng bán ra cho người tiêu dùng. Nếu bộ phận bán hàng không nắm bắt các chương trình này, không bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng với bộ phận marketing, mà chỉ làm dự báo một mình, dựa trên khả năng bán hàng của mình và khả năng tiêu thụ của thị trường, sẽ có sự sai lệch rất lớn, gây khó khăn cho các loại hoạt động liên quan như sản xuất, cung ứng, kho vận, nhân lực, tài chính…

Sự phối hợp giữa marketing và sales là rất cần thiết và quan trọng.

Với kinh nghiệm của tôi, nếu lực lượng sales đã được hàng ra thị trường theo các kênh phân phối và đã bày hàng đầy đủ trên các quầy, kệ tại các điểm bán mà người tiêu dùng vẫn không mua hàng, sản phẩm vẫn không tiêu thụ được thì phần lớn lỗi là bộ phận marketing! Có thể marketing đã mắc những sai lầm như:

    Chiến lược marketing sai từ đầu; ví dụ, sai từ phát hiện nhu cầu, và chọn nhóm khách hàng mục tiêu;
    Chọn sản phẩm sai.
    Định giá bán sai.
    Chọn kênh phân phối sai.
    Quảng cáo, truyền thông không hiệu quả.
    Sai đồng thời nhiều khâu, hay tất cả các câu trên khi.

Khi marketing sai, tức chọn con đường đi sai, mọi nỗ lực của sales trở thành vô nghĩa! Ngược lại nếu Marketing làm đúng mà sales làm sai, tức thực thi không đúng hay không hiệu quả, cả các chương trình marketing khó có thể thành công.

Tuy vậy, sales và marketing cũng cần có những tranh luận “cho ra lẽ” trong nhiều trường hợp để “làm rõ trắng đen” những bất đồng về quan điểm giữa hai bên, vì nếu cứ xuê xoa, “dĩ hòa vi quý”, có thể công ty sẽ thiệt hại rất lớn. Tôi thường tham dự và chủ trì cuộc họp có sự tranh luận nảy lửa giữa giám đốc marketing và giám đốc sales. Tôi không lấy đó làm lo ngại, mà thậm chí còn khuyến khích các bên đưa ra quan điểm thẳng thắn về những bất đồng để tìm ra giải pháp tốt nhất. Có khi những phản biện của sales đối với marketing là rất hợp lý, và cũng có khi, những phản biện của marketing đối với sự là rất có lý. Khi có sự bất đồng về quan điểm giữa sales và marketing về một vấn đề, ví dụ về sản phẩm, về kể về kế hoạch tung hàng, về chương trình khuyến mại …, CEO hay cấp trên trực tiếp của hai bộ phận này phải họp (có thể có sự tham gia của các bộ phận khác) để lắng nghe quan điểm của hai bên và cân nhắc các thông tin để ra quyết định.

Phía sales thường phàn nàn là marketing ít hỗ trợ, hoặc hỗ trợ không hiệu quả nên sales không bán được hàng. Ngược lại, phía marketing thường phàn nàn rằng sales không nỗ lực, không phủ hàng đủ rộng, không phân bố không đủ chủng loại, không tích cực trưng bày, không cố gắng đi “rout” (lộ trình bán hàng)…, nên không bán được hàng, làm cho các chương trình marketing trở thành lãng phí vì quá tốn kém mà không có hiệu quả.

Nói gì thì nói, marketing và sales như hai mặt của một đồng tiền, không thể thiếu bên nào trong hoạt động của công ty. Và một công ty muốn hoạt động hiệu quả, hai hoạt động này phải phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ với nhau, cho dù về mặt cơ cấu tổ chức, chúng được tách rời hay gộp chung vào một bộ phận.

Hits: 1

Bài tập Tự trắc ẩn (Self-compassion)

Thực hành lòng trắc ẩn, từ bi với chính mình

Trên thực tế, chúng ta thường đánh giá bản thân khắc nghiệt hơn so với đánh giá người khác, đặc biệt là những lúc chúng ta phạm sai lầm hoặc cảm thấy căng thẳng. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy bị cô lập, không hạnh phúc và thậm chí căng thẳng hơn; nó thậm chí có thể khiến chúng ta cố gắng cảm thấy tốt hơn về bản thân bằng cách: chê bai người khác.

Thay vì tự phê bình gay gắt, một phản ứng lành mạnh hơn là đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn và thấu hiểu.

Theo nhà tâm lý học Kristin Neff, “lòng trắc ẩn dành cho chính mình” này có ba thành phần chính:

1 – chánh niệm (mindfulness),

2 – cảm nhận nhân tính chung

3 – lòng tử tế dành cho bản thân.

Bài tập này dẫn bạn đi qua cả ba thành phần đó khi bạn trải qua một trải nghiệm căng thẳng. Nghiên cứu cho thấy rằng những người đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn thay vì tự chỉ trích trong những thời điểm khó khăn, sẽ có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh hơn.

Thời gian cần thiết: 5-15 phút. Mặc dù có thể khá thử thách để thực hiện thực hành này mỗi khi bạn đối mặt với tình huống căng thẳng, mục tiêu ban đầu có thể là thử ít nhất một lần mỗi tuần.

Bao gồm 5 bước

  1. Hãy nghĩ về một tình huống khó khăn trong cuộc sống của bạn và đang khiến bạn căng thẳng.
  2. Gọi lại tình huống đó trong tâm trí và quan sát, nếu bạn thực sự có thể cảm thấy căng thẳng và khó chịu về mặt cảm xúc trong cơ thể của bạn. 
  3. Thực hành chánh niệm (mindfulness): Bây giờ hãy tự nói với bản thân mình “Đây là một khoảnh khắc đau khổ/không vui/mệt mỏi”.Sự thừa nhận này là một hình thức chánh niệm, chỉ đơn giản là nhận thấy những gì đang diễn ra cho bạn về mặt cảm xúc trong thời điểm hiện tại, mà không đánh giá/phán xét trải nghiệm đó là tốt hay xấu. Bạn cũng có thể tự nói với mình “Đây là một nỗi đau”, hay “Đây là sự căng thẳng”. Sử dụng bất cứ điều gì cảm thấy tự nhiên nhất đối với bạn.
     
  4. Thực hành nhân tính chung (common humanity): Tiếp theo, hãy tự nói với mình, “Đau khổ là một phần của cuộc sống”.Đây là sự thừa nhận về nhân tính chung (common humanity) của bạn với những người khác, điều mà tất cả mọi người đều đang cố gắng trải qua và những trải nghiệm này mang đến cho bạn một điểm chung với phần còn lại của nhân loại, thay vì gắn nhãn bạn là bất thường hay thiếu sót.
    Các lựa chọn khác cho tình huống này bao gồm cả “Những người khác cũng cảm thấy như thế này”, “Tôi không chỉ có một mình”, hoặc “Chúng ta đều vật lộn với cuộc sống của mình”.
     
  5. Thực hành tử tế với chính mình: Bây giờ, hãy đặt tay lên trái tim của bạn, cảm nhận sự ấm áp của bàn tay và xoa nhẹ nhàng trên ngực áo của bạn, và nói “Tôi có thể tử tế với chính mình”.Đây là một cách để thể hiện lòng tốt với chính mình. Bạn cũng có thể xem xét liệu có một cụm từ cụ thể khác sẽ nói với chính bạn trong tình huống cụ thể.
    Một số ví dụ: “Tôi có thể cho bản thân lòng trắc ẩn mà tôi cần”, “Tôi chấp nhận bản thân như tôi vốn là”, “Tôi có thể tha thứ cho chính mình”, “Tôi có đủ mạnh mẽ” và “Tôi có thể kiên nhẫn với chính mình”.

Bài thực hành này có thể được sử dụng bất cứ lúc nào, cả ngày hay đêm. Nếu bạn thực hành được bài tập này trong những giây phút hiện tại, hoặc ở trạng thái tương đối bình tĩnh, bạn có thể dễ dàng trải nghiệm ba phần của lòng trắc ẩn dành cho chính mình – với sự chánh niệm, nhân tính phổ quát và lòng tử tế dành cho bản thân – khi bạn cần chúng nhất.

Trải qua các bước này để đáp ứng với trải nghiệm căng thẳng có thể giúp mọi người thay thế giọng nói tự phê phán của họ bằng giọng nói từ bi trắc ẩn hơn, đó là một tiếng nói an ủi và trấn an thay vì mắng mỏ chính mình vì những thiếu sót.

Hits: 22

Tôi Đã Có Những Ngày Tháng Tối Tăm Như Thế

Tôi đã có giai đoạn sống chung với trầm cảm. Có đôi khi nó rất nặng nề, có đôi khi nó nhẹ nhàng, đến lúc đôi khi tôi chẳng thể nhận ra mình đang mắc trầm cảm. Tôi bắt đầu có dấu hiệu đầu tiên từ khi ôn thi Đại học, nhưng chỉ diễn ra vài tháng rồi ẩn nấp trong tôi đến sau khi sinh con thì nó trỗi dậy dữ dội. Nếu tính từ lúc bắt đầu, đến khi tôi được chẩn đoán lâm sàng cũng đến 10 năm. Và sau đó là cả một chặng đường dài đấu tranh và vượt qua nó. Khi ý thức được mình bị bệnh, tôi chủ động tìm hiểu kiến thức về trầm cảm. Nó giống như màn sương mù dày đặc âm thầm cuốn lấy và ám ảnh cuộc sống của tôi từng ngày. Rất khó để tôi nhìn thấy được lối ra và nó che lấy tầm nhìn tôi về một tương lai tích cực. Bế tắc vô cùng.

Suốt nhiều năm tìm hiểu cách tự điều trị, tôi đã cố gắng rất nhiều để có thể hiểu được mình cảm thấy như thế nào khi trầm cảm trở lại và tôi đã học lấy cách chăm sóc bản thân tốt nhất khi mình bệnh.

Một thời gian tôi dùng thuốc, cũng có sự cải thiện mặc dù tác dụng phụ không ít. Tôi dần ổn định trở lại và hoà nhập cuộc sống. Nhưng … Mỗi khi tôi cảm nhận được trong lòng mình một thoáng buồn bã không lý do, hay khi tôi cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường thì đó là một sự cảnh báo sớm với tôi. Tôi lo lắng, sợ hãi khi nghĩ con quái vật đó sắp quay trở lại. Tôi càng hoảng loạn, nó càng đến nhanh. Tôi suy nghĩ miên man luẩn quẩn đến những tình huống tệ nhất. Tôi cảm thấy nguy hiểm đang rình rập. Đây là giai đoạn quan trọng. Và việc nó có quay lại không hoàn toàn phụ thuộc vào phản ứng của tôi. Tìm đến thuốc hay làm thế nào đây? Tôi phải lựa chọn. Và sau rất nhiều lần thoái chí, thì tôi cũng quyết định đối mặt với nó lần nữa. Hoá ra, nỗi sợ chỉ thực sự đáng sợ khi ta cứ cố tình né tránh nó. Tôi dừng lại và hít thở thật sâu. Cứ như thế 10 lần. Tôi nhớ lại bản thân mình mạnh mẽ như thế nào, trải nghiệm trong quá khứ ra sao. Tôi tự nói với mình trong gương: “Sợ hãi tái phát trầm cảm là điều bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. Cảm thấy lo âu là điều tự nhiên. Mày là người sống sót. Hãy nhớ lại những gì  mà mày đã học được. Bất kể chuyện gì xảy ra sau này, nhớ rằng mày có thể giải quyết nó“.

Tôi nhận ra rằng tôi cần học cách cảm nhận chính mình, nhận ra được thời điểm nào tôi bắt đầu rơi xuống, đồng thời cần có phương án đỡ lấy bản thân trước khi chạm xuống đáy. Đây thực sự là một kỹ năng quan trọng. Dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của tôi là suy nghĩ thê thảm: Không ai hiểu mình cả. Ai cũng hạnh phúc hơn mình. Mình sẽ chẳng thể bao giờ hồi phục được. Nhưng có ai quan tâm chứ? Dù mình có cố gắng cách mấy cũng vậy thôi. Mình sẽ chẳng bao giờ đủ tốt cả.

Một khi tôi bắt đầu suy nghĩ hay nói những điều như thế, tôi biết rằng cơn trầm cảm của mình đang chuẩn bị phát tác. Một dấu hiệu khác là khi tôi tụt mood trong vài ngày và tôi nhận thấy khó có thể hoàn thành công việc hằng ngày, tôi cố gắng dừng và hồi tưởng lại, viết ra những gì có thể gây nên những suy nghĩ hay hành vi này. Tôi gọi cho một người bạn tin tưởng, nói chuyện luyên thuyên xả stress. Vì tôi biết, tránh né hoặc phủ nhận chúng chỉ càng làm cơn trầm cảm tệ hơn mà thôi.

Trong một thời gian dài, tôi không hề nghĩ rằng trầm cảm là một bệnh tâm thần, giống như một khuyết tật. Giờ nhìn lại, tôi có thể thấy được góc nhìn ấy khiến cho những triệu chứng trầm cảm tồi tệ hơn. Buồn bã, tội lỗi, và cảm giác bị cô lập bùng lên và phản ứng hoảng sợ càng lớn dần. Thông qua rất nhiều bài đọc và các cuộc trò chuyện, tôi đã bắt đầu chấp nhận rằng trầm cảm thực sự là một dạng rối loạn có thể điều trị được. Thay đổi góc nhìn đã giúp tôi phản ứng ít sợ hãi hơn khi những triệu chứng xuất hiện và tôi có thể cải thiện bằng cách tự chăm sóc bản thân

Dù cho tôi có muốn như thế nào thì trầm cảm sẽ không tự biến mất. Và chấp nhận sự hiện diện của nó làm nhẹ đi phần nào những đau đớn mà tôi đang chịu đựng. Với tôi, những triệu chứng này không tồn tại mãi mãi. Tôi đã vượt qua trầm cảm trong quá khứ và dù nghe có vẻ rất đau đớn và khó nhằn, nhưng tôi có thể vượt qua nó lần nữa. Tôi nói với bản thân mình rằng cảm nhận sợ hãi, giận dữ hay khủng hoảng không sao cả và cho phép bản thân trải nghiệm nó.

Đã có lúc, tôi lờ đi và phủ nhận những triệu chứng của trầm cảm. Tôi ép buộc bản thân phải cố hơn, gánh thêm nhiều trách nhiệm hơn. Tôi từng có rất nhiều cách chống chọi trầm cảm tiêu cực như uống rượu, mua sắm và làm việc bán mạng. Và đến một ngày tôi gục ngã, và héo mòn. Tôi đã mất hai năm để hồi phục và cân bằng lại. Và đây là lý do vì sao, hiện nay, với tôi không điều gì quan trọng hơn yêu thương chính mình. Tôi phải bắt đầu lại từ dưới đáy, bò lên từ dưới hố sâu và tái tạo lại cuộc đời của mình.

Với tôi, tự chăm sóc bản thân có nghĩa rằng trung thực về vấn đề của mình. Tôi không tự dối lừa việc mình mắc trầm cảm. Tôi trân trọng bản thân, biết mình là ai và tôi đang sống với cái gì. Tự chăm sóc bản thân có nghĩa rằng nói không với người khác khi tôi cảm thấy quá tải. Tôi dành thời gian để thư giãn, tập thể dục, sáng tạo và kết nối với mọi người. Tự chăm sóc bản thân là dùng tất cả các giác quan của tôi để làm dịu tâm trí, thể xác, và linh hồn tôi. Và tôi luyện tập những kỹ năng ứng phó hằng này, không chỉ khi tôi cảm thấy tệ hại. Đây là điều khiến cho chúng trở nên hiệu quả hơn khi cơn trầm cảm quay lại.

Những suy nghĩ tự tử là triệu chứng thường thấy của trầm cảm. Và đây là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng nhất. Khi tôi bị bệnh, nhận thức về bệnh này còn hạn chế trong xã hội. Không có hoặc rất hiếm những nguồn lực trợ giúp ngoài bệnh viện và thuốc tây. Vật lộn với nó thật không đơn giản, cũng nhiều lần u đầu, chảy máu, vài lần chấm dứt cuộc sống này mà không được. Cuối cùng, tôi nghĩ, chết không được thì sống phải đàng hoàng. Tôi bắt đầu tìm kiếm thông tin để giúp đỡ mình. Chính quãng thời gian chiến đấu với con quỷ dữ đó với đủ mọi cung bậc cảm xúc nên tôi hiểu sâu sắc nỗi đau đớn của một người mắc phải căn bệnh này. Và đó là lý do tôi muốn giúp đỡ những người trầm cảm tìm lại cuộc đời của họ. Từ yêu thương chính mình, tôi biết yêu thương cả những người xa lạ với mình. Từ bao dung với chính mình, tôi biết bao dung với những người làm tổn thương tôi. Tôi biết trăn trở, đau lòng khi thấy những hoàn cảnh éo le đang chìm dần trong bóng tối trầm cảm. Chỉ cần bạn không quay lưng, chỉ cần bạn chìa tay ra, nhất định tôi sẽ không bỏ qua và để bạn lại một mình.

Lời kết: Tôi đã sống sót an toàn qua những ngày tệ hại, đen tối nhất trong đời. Cho đến giờ, tôi vẫn rất ổn. Tôi đã trở thành chuyên gia trong những trải nghiệm của mình. Phát triển nhận thức, chấp nhận, tự chăm sóc bản thân và giúp đỡ được nhiều người. Hành trình này còn dài và khó khăn, nhưng tôi có niềm tin vào bản thân và vào những người bệnh, vì tôi hiểu họ chỉ có một khát khao, được sống bình yên, không lắng lo muộn phiền.

Hits: 2

TẠI SAO BẠN CẦN DÀNH THỜI GIAN RIÊNG CHO BẢN THÂN?

1. Bạn được tìm hiểu bản thân mình.

Bạn là người quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn, là người hùng trong câu chuyện đời bạn, và bằng cách dành thời gian cho riêng mình, để là chính mình và để biết chính mình, bạn sẽ chạm sâu vào trái tim và tâm hồn của bản thân, và bạn sẽ được trải nghiệm cái đẹp, sự vĩ đại và kỳ diệu của bạn. Còn gì đẹp hơn thế?

2. Bạn học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn.

Orson Welles đã đúng khi nói rằng: “Chúng ta được sinh ra chỉ có một mình và chết đi chỉ có một mình. Ta bước vào thế giới này một mình, và dù ta có được sự đồng hành từ bạn bè, gia đình và những người ta gặp trên đường đời, nhưng vẫn sẽ có những thời điểm ta chỉ có một mình mà thôi. Và dù cho đây là một suy nghĩ đáng sợ, nhưng nếu ta dành riêng chút thời gian cho bản thân để yêu, chấp nhận, nâng niu và hòa giải với con người của chính mình, thì sau cùng ta sẽ học được cách ở một mình mà không cảm thấy cô đơn. Và ta sẽ không phải sống trong sợ hãi nữa…”

3. Bạn học được cách yêu thương và chấp nhận bản thân.

Tin hay không tùy bạn, nhưng càng dành thời gian cho bản thân, bạn sẽ càng học được cách trân trọng, chấp nhận và hòa giải với những thiếu sót, sai lầm và bất toàn của mình và bạn sẽ càng có nhiều tình yêu trong tim dành cho không chỉ những người xung quanh và còn cho cả chính bạn nữa.

4. Bạn học được cách sống đúng với mục đích của cuộc đời mình

Trái tim và tâm hồn bạn biết rõ về con đường bạn nên đi, cuộc đời bạn đã được sinh ra để sống và công việc bạn cần làm trong thế giới này. Và nếu bạn lùi lại vài bước để nhìn nhận những thói quen thường nhật, những con người bên xung quanh bạn, và những tạp nhiễu vây kín bạn, bạn sẽ có được khả năng kết nối với một khía cạnh khác của chính bạn – là thứ biết được vì sao bạn có mặt trên hành tinh này, mục đích của cuộc đời bạn là gì và lý do gì mà bạn hiện hữu.

5. Bạn học được cách trở thành chính mình mình, chứ không phải kẻ mà người khác nghĩ bạn nên trở thành

Từ nhỏ, chúng ta được dạy phải nghe lời, chúng ta được dạy phải giống với những người khác hơn và bớt giống với chính mình. Và điều thật đẹp trong việc dành thời gian cho riêng mình là bạn sẽ được giải phóng khỏi những cái bẫy tâm trí, những niềm tin và những hạn định về những gì bạn phải giống với người khác.

Và bạn sẽ tìm thấy trong chính mình sức mạnh và lòng dũng cảm để trân trọng và trở thành con người đích thực của mình chứ không phải là kẻ mà những người khác nghĩ bạn nên trở thành. Không còn phải giả vờ, không còn phải trốn tránh chính bản thân mình nữa.

6. Bạn khám phá được rằng mình lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân

Thật tuyệt khi được bạn bè và gia đình giúp đỡ trong những lúc bạn phải đối mặt với khó khăn và thử thách. Nhưng cũng sẽ có những thời điểm trong đời mà không một ai có thể giúp bạn.

Sẽ có những thời điểm bạn phải tự mình đương đầu với những thử thách của bản thân. Và bằng cách dành thêm thời gian cho riêng mình, bằng cách củng cố ý thức về cái tôi của mình, và bằng cách giải phóng lòng quả cảm, trí tuệ và sức mạnh ẩn sâu trong mình, rốt cuộc bạn sẽ nhận ra rằng bạn lớn lao hơn mọi vấn đề của bản thân và rằng bạn có sẵn tất thảy mọi thứ cần thiết để với bất cứ thách thức nào được cuộc đời gửi đến bạn. Và bạn sẽ không còn cảm thấy sợ sệt nữa.

7. Bạn khám phá được giá trị và sức mạnh của sự im lặng

Khi tâm trí tĩnh lặng, khi không còn bất cứ ý nghĩ và lời nói nào, đó là khi bạn nghe thấy tiếng trái tim nói chuyện với chính bạn. Đó là khi bạn nghe thấy tâm hồn và trực giác đang giao tiếp với bạn. Sự tĩnh lặng là một người thầy tuyệt vời, thì thầm bên tai bạn và giúp bạn hiểu được những điều mà bạn sẽ không thể khám phá ở bất cứ nơi nào khác.

8. Bạn học được cách tôn vinh và tôn trọng bản thân.

Nhiều người đã quen với việc cầu xin sự tán thành và chấp thuận từ bên ngoài, tất bật tìm kiếm tình yêu thương sai chỗ, đến mức họ không còn có thể kết nối với chính khía cạnh bên trong mình – khía cạnh vốn chỉ biết rằng họ cần bản thân là đủ.

Nâng cao hình ảnh bản thân và lòng tự trọng để không cho phép bất kỳ thứ gì hay bất kỳ ai khiến bạn cảm thấy mình không đủ – không đủ tốt, không đủ thông minh, không xứng đáng, không đủ xinh đẹp, v.v…

9. Bạn học được cách buông bỏ

Một trong những điều khó khăn nhất trên đời là buông bỏ những con người, những kỷ niệm, đồ vật, trải nghiệm và địa điểm chúng ta yêu quý nhất. Chúng ta níu giữ mọi thứ và mọi người quá chặt, sợ rằng nếu không còn những thứ mà ta đang bám vào, ta sẽ chẳng là gì cả. Thất bại trong việc nhận ra rằng sự bám víu đó bị ảnh hưởng bởi tình yêu chúng ta dành cho thứ ta đang níu giữ sẽ làm mất đi sự thuần khiết và vẻ đẹp của tình yêu.

Nhưng nếu bạn dành nhiều thời gian cho riêng mình hơn, mở rộng trái tim và kết nối với trí tuệ nội tại ở một mức độ sâu sắc hơn, bạn sẽ có thể phân biệt giữa sự bám víu và tình yêu đích thực.

Hits: 3

LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN

Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo. Quyền năng đó gắn liền với một loại âm nhạc mang tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). Cùng Hương Kunkuns tìm hiểu về phương thức điều chỉnh tâm trạng bằng sự kết hợp độc đáo giữa khoa học và nghệ thuật này nhé!


Nhạc sóng não – khái niệm “lạ mà quen”Nhạc sóng não (Brainwave music) không phải là một khái niệm mới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, giai điệu của loại âm nhạc này từng được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ thời đại đồ đồng. Đến thời Hy Lạp, Pythagoras đã tạo ra quy luật âm điệu riêng từ đàn lyre giúp làm dịu tâm trạng nóng giận của con người. Từ đó, âm nhạc được nhìn nhận như một liệu pháp để cân bằng cảm xúc.

Đến năm 1930, khoa học đã xác định được mọi suy nghĩ của con người đều phát ra một dạng sóng đặc biệt. Các nghiên cứu đã đưa ra những kết luận cụ thể hơn vào năm 1960, rằng từng trạng thái tâm lý (ngủ, làm việc, sáng tạo, tập trung, buồn, căng thẳng, …) đều phát ra một loại sóng não đặc thù. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới trong việc trị liệu tâm lý khi các chuyên gia có thể dùng tần số đối trọng để cân bằng trạng thái não. Mãi đến thập niên 70, khi sóng âm được mã hóa trên nền kỹ thuật số sơ khai, nhạc sóng não mới thật sự ra đời và ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều năm qua, nhạc sóng não đã chứng minh được hiệu quả trong việc điều chỉnh trạng thái tinh thần và cảm xúc. Dễ thấy nhất là tác dụng chữa bệnh mất ngủ ở người hay bị áp lực, căng thẳng, âu lo. Các bác sĩ tâm lý còn dùng nhạc sóng não để giúp bệnh nhân thả lỏng tâm trí trong quá trình điều trị trầm cảm. Loại nhạc này được xem như một công cụ hỗ trợ giúp việc tập thiền đạt kết quả tốt hơn.

Tuy nhiên, mỗi hoạt động của chúng ta đều gắn liền với một loại sóng não đặc thù. Làm thế nào để tận dụng nhạc sóng não hiệu quả?

LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦN


Chọn nhạc phù hợp với nhu cầuMỗi trạng thái của não đều tương ứng với một tần số nhất định. Tất nhiên, bạn không thể đo điện não mỗi khi cần biết trạng thái não của mình và chọn nhạc sóng não phù hợp. Để dễ dàng hơn cho bạn, sau đây là 5 loại nhạc sóng não ứng với 5 nhu cầu cơ bản bạn có thể ứng dụng ngay:

SÓNG NHẠC ALPHA – nghe lúc cần xả stress

Khi bạn căng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng alpha. Lúc này, bạn cần nghe nhạc có sóng Alpha (8–12 Hz) để đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não.

Lưu ý: Nghe nhạc sóng Alpha quá mức sẽ khiến trí não lờ đờ, phản ứng chậm.SÓNG NHẠC BETA – nghe khi cần tập trung cao độ


Khi cảm thấy không đủ tỉnh táo để tập trung giải quyết vấn đề, bạn cần tìm đến nhạc sóng Beta (12–40 Hz). Đây là dạng sóng xuất hiện ở những người đang tập trung cao độ cho một màn diễn thuyết, bàn đấu thể thao hay giải quyết công việc. Nói cách khác, sóng Beta được xem như ‘chất kích thích’ khi não thiếu chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.

Lưu ý: Lạm dụng sóng Beta khiến adrenaline tăng cao, gây bồn chồn, bất an.SÓNG NHẠC THETA – nghe để giữ tâm trí tỉnh táo


Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, bạn cần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Theta (4–8 Hz) để đưa não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại sóng nhạc này giúp bạn gạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Theta còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.

Lưu ý: Nghe nhiều sóng nhạc Thena quá mức nhu cầu sẽ dẫn đến trầm cảm.SÓNG NHẠC DELTA – nghe để có giấc ngủ sâu


Loại nhạc sóng não này có tần số 0–4Hz (tần số thấp nhất), giúp bạn có giấc ngủ sâu, từ đó não tiết các hormon giúp cân bằng hoạt động sinh học của cơ thể, như điều hoà nhịp tim, tiêu hóa, hơi thở và các hoat động khác. Hơn thế, nghiên cứu còn cho thấy sóng nhạc Delta có tác dụng làm giảm các lượng hormon cortisol trong cơ thế, được cho là nguyên nhân gây lão hóa sớm.

Lưu ý: Nghe sóng nhạc Delta quá nhiều dẫn đến hội chứng rối loạn giảm chú ý.SÓNG NHẠC GAMMA – nghe để khai mở tiềm năng não bộ


Sóng não Gamma (40–100 Hz) có tần số cao nhất trong các loại sóng não, liên quan mật thiết đến năng lực xử lý cấp cao, như trí nhớ, học tập và liên kết thông tin. Về cơ chế, sóng Gamma giúp kích hoạt não bộ toàn diện và kết nối các giác quan cùng lúc để não đạt đến mức độ tri thức cao. Do đó, nghe nhạc sóng Gamma giúp việc học hỏi các đề tài mới nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời khai mở năng lực não bộ ở mức cao.

Lưu ý: Não dung nạp quá nhiều sóng Gamma sẽ dẫn đến stress.


LỢI ÍCH CỦA NHẠC SÓNG NÃO VỚI SỨC KHỎE TINH THẦNNghe nhạc sóng não đúng cáchVới những ưu điểm trên, nhạc sóng não được xem là cách hiệu quả để kiểm soát và điều chỉnh tâm lý của bản thân. Tuy nhiên, nếu là người mới làm quen với nhạc sóng não, bạn cần nắm rõ phương pháp nghe để đạt hiệu quả cao nhất:

Không nghe quá lâu vì sẽ dẫn đến các tác dụng phụ. Thời gian lý tưởng cho một lần nghe là 3–5 phút để điều chỉnh lại hoạt động của não bộ.Nghe bằng tai nghe để giúp nhạc sóng não tác động trực tiếp đến não bộ của bạn. Nếu nghe bằng loa, sóng nhạc sẽ bị nhiễu bởi thanh âm xung quanh và không đạt hiệu quả cao.Chỉ dành cho người trên 26 tuổi vì đây là độ tuổi não đã phát triển toàn diện. Dùng nhạc sóng não sớm hơn tuổi này sẽ khiến thay đổi cấu trúc não, dẫn đến kết quả không tốt.Dừng nghe ngay khi cảm thấy bất ổn như chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi,…

Trong trường hợp này, bạn cần tìm hiểu thêm liệu bạn có đang dùng đúng nhạc sóng não không hoặc xin lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý.

Chúc bạn có thêm sự lựa chọn cho cuộc sống cân bằng với nhạc sóng não!

Hits: 7

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NUÔI DƯỠNG NHỮNG ĐIỀU NHỎ BÉ

1. Sống chậm
Cuộc sống di chuyển quá nhanh đến nỗi mà tưởng như lúc nào chúng ta cũng ở chế độ tự động. Thậm chí, bạn còn có thể có cảm giác không đủ thời gian mỗi ngày để hoàn thành mọi việc. Tuy nhiên, nếu luôn ở trong trạng thái cứ mãi làm việc thì chúng ta có thể hủy hoại chính mình và quên đi việc tận hưởng những khoảnh khắc mà giúp cuộc sống thêm ý nghĩa.
Công việc chẳng biến đi đâu mất. Nó vẫn luôn ở đó. Vậy thì tại sao không chậm lại một vài phút và thưởng thức sự thảnh thơi, giản đơn của mọi thứ xung quanh bạn mỗi ngày? Chúng xuất hiện bên cạnh bạn là có lý do và chúng xứng đáng để được nhận biết.
2. Giúp đỡ người khác
Hãy nghĩ về khoảnh khắc khi mà bạn giúp đỡ một người. Bạn đón nhận nó như thế nào và bạn cảm thấy điều gì sau khi giúp đỡ họ? Chắc chắn là bạn rất vui sướng và biết mình có thể làm nhiều điều tốt hơn nữa. Không có sự đóng góp nào là quá nhỏ.
Khi bước ra ngoài thế giới của bản thân và đóng góp giá trị cho cuộc sống của những người khác, bạn sẽ bắt đầu mường tượng được về mục đích sống của mình. “Ngày hôm nay, tôi có thể giúp ai và giúp điều gì?” Bằng cách hướng sự tập trung sang những người khác, bạn sẽ có được góc nhìn rộng mở hơn về những thử thách của bạn và nhận ra nó không tệ đến nỗi như bạn nghĩ.
Hơn nữa, một hành động giúp đỡ người khác cũng có tính lan truyền. Một người mà được nhận sự đồng cảm của bạn cũng sẽ được truyền cảm hứng để đồng cảm nhiều hơn với chính họ. Đấy chính là một điều nhỏ bé mà có thể mang đến ảnh hưởng vô cùng lớn lao.
3. Rèn luyện thái độ biết ơn
Càng biết ơn điều mà bạn đang có thì càng ít khả năng bạn bị dính mắc vào điều bạn không có. Đó là lý do tại sao mình rất tin vào sức mạnh của những thói quen buổi sáng tốt đẹp.
Bạn có thể bắt đầu mỗi ngày với việc ghi chép lại những điều mà bạn cảm thấy trân trọng. Chẳng hạn như “cám ơn vì đêm qua mình đã có một giấc ngủ thật ngon và một giấc mơ thật đẹp”, “cám ơn vì sáng nay những bông hoa của mình đã nở, hương thơm thật tuyệt vời biết bao”, “cám ơn vì sáng nay ngủ dậy không bị đau lưng, tinh thần
sảng khoái và được lắng nghe những âm thanh tuyệt vời”. Bằng cách rèn luyện thói quen như vậy, bạn sẽ thấy trái tim mình đầy lạc quan và hạnh phúc.
Từ sau đó, mỗi khi bạn chán nản hay cảm thấy như thể không còn sức lực để tiếp tục những gì đang làm thì hãy dừng lại một khoảnh khắc và nghĩ về tất cả những gì bạn biết ơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhớ rèn luyện thái độ sống biết ơn đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Quả ngọt vẫn luôn chờ những ai sẵn sàng cống hiến và chờ đợi.
4. Sống trong hiện tại
Một nghiên cứu ở đại học Harvard đã nhận thấy con người dành 47% thời gian lúc tỉnh táo để nghĩ về điều không diễn ra. Hay nói cách khác, chúng ta không thực sự hiện diện trong gần như nửa cuộc đời, chứng minh rằng tâm trí thơ thẩn (wandering mind) không phải là tâm trí hạnh phúc. Chelsea Hudon – một nhà trị liệu ở Chicago cũng nhấn mạnh, “Chúng ta thường bỏ lỡ những kho báu nhỏ bé trong cuộc sống, bởi vì thay vì sử dụng các giác quan để gắn kết với thế giới xung quanh thì chúng ta lại cứ mãi luẩn quẩn ở trong đầu, lo lắng về tương lai hoặc trầm ngâm suy nghĩ về quá khứ.”
Hiện diện bắt đầu với nhận thức bản thân (self awareness), cụ thể là chú tâm vào điều sắp xảy ra xung quanh bạn mà không cố gắng thay đổi bất cứ điều gì.
5. Cười nhiều hơn
Một nghiên cứu khẳng định khi cười sẽ giải phóng serotonin, một loại nơ-ron dẫn truyền thần kinh chịu trách nhiệm cho cảm giác hạnh phúc và hài lòng. Những người tìm thấy lý do để cười, bất kể hoàn cảnh hiện tại của họ như thế nào thì thường cũng là người có sức bật tốt nhất. Mỗi lần đối mặt với vấp ngã, mặc dù có lẽ cũng thất vọng nhưng họ vẫn sẽ giữ được niềm hy vọng và sự quyết tâm đi tìm điều may mắn, tích cực trong hoàn cảnh đó. Tại sao? Bởi vì họ đã lập trình tâm trí của họ đó là luôn tìm kiếm những điều tốt đẹp.
Mẹ Teresa từng nói, “tôi sẽ không bao giờ hiểu được tất cả những điều tốt đẹp mà một nụ cười giản đơn có thể mang đến.” Chỉ cần một nụ cười thôi, bạn cũng có thể làm bừng sáng những ngày tăm tối của một ai đó.
6. Dừng so sánh bản thân với người khác
Bạn có nhìn vào những người khác và cảm thấy ghen tị hay đố kỵ với những gì họ có? Nếu có thì đã đến lúc bạn nên dừng lại. So sánh bản thân mình với những người
khác sẽ chỉ làm bạn thêm đau khổ và tổn thương. Thay vì vậy, hãy tập trung vào việc bạn đã tiến xa như thế nào và tiếp tục dấn thân vào những thứ mà định nghĩa nên thành công của riêng bạn.
Hãy ngồi lại và nghĩ về tất cả những điều nhỏ bé mà làm cho chuyến hành trình cuộc đời của bạn trở nên đặc biệt. Đấy là hành động yêu bản thân (self-love). Nếu chỉ tập trung vào thứ bạn không có thì bạn sẽ chẳng bao giờ có đủ. Một tinh thần yếu ớt như vậy sẽ ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn.
Nếu bạn so sánh mình với bất cứ ai thì cũng hãy trân trọng và so sánh bản thân bạn với chính bạn! Đừng vứt đi sức mạnh của bạn. Hãy yêu câu chuyện của bạn và tin rằng bạn đang trên đường chạm tới thành công, bất kể con đường đó có ngoằn ngoèo như thế nào.
7. Hòa mình vào thiên nhiên
Bạn đã bao giờ trải nghiệm một cơn sóng của cảm xúc tích cực ngay khi bạn đắm chìm trong thiên nhiên, bất kể đó là đi bộ trên núi hay chạy trong rừng chưa? Hành động hít vào trong bầu không khí trong lành và cảm nhận đất ở dưới chân chúng ta là sự gợi nhắc về tất cả những kỳ quan nhỏ bé của thế giới mà chúng ta được thừa hưởng.
Dành thời gian với thiên nhiên là cách lý tưởng để kết nối lại với bản thân bạn và điều quan trọng với bạn.
Hơn 100 nghiên cứu đã chỉ ra rằng hòa mình vào thiên nhiên, sống gần thiên nhiên hay ngắm nhìn tự nhiên trong các bức tranh và video có các tác động tích cực tới bộ não, cơ thể, cảm xúc, quá trình suy nghĩ và tương tác xã hội. Hãy chú tâm tới những khoảnh khắc nhỏ này bởi vì chúng có thể giúp bạn tích lũy cảm giác kết nối sâu hơn với bản thân bạn và với cả thế giới rộng lớn.
Trân trọng những điều nhỏ bé nghĩa là bạn dành sự chú tâm vào những thứ nuôi dưỡng và duy trì sức sống của bạn – vào tất cả mọi thứ mà mang đến cho bạn dù chỉ một lượng nhỏ nhất sự hài lòng. Điều này cũng có nghĩa là bạn cần rèn luyện thái độ biết ơn bằng cách để ý đến những thứ thường ngày mà quá dễ dàng để bạn coi chúng hiển nhiên thuộc về bạn.

Hits: 1

KHI TÔI BẮT ĐẦU YÊU CHÍNH MÌNH (Charlie Chaplin)

AS I BEGAN TO LOVE MYSELF

Cách đây vài ngày, thế giới kỷ niệm năm ngày sinh của tài năng Charlie Chaplin (20/8). Và một lần nữa, bài thơ ông viết đúng 100 năm trước đây được chia sẻ tạo nên một cơn bùng nổ trên Internet. Bài thơ kinh điển mang tên “As I BEGAN TO LOVE MYSELF” (Khi tôi bắt đầu yêu chính mình).

Khi tôi bắt đầu yêu bản thương chính mình, tôi nhận ra rằng sự chịu đựng cảm xúc và những đớn đau là những dấu hiệu cho thấy tôi đang đi ngược với sự thật bên trong chính mình. Hôm nay, tôi biết, đó chính là SỰ THÀNH THỰC. 

KHI TÔI BẮT ĐẦU YÊU CHÍNH MÌNH (Charlie Chaplin)
AS I BEGAN TO LOVE MYSELF

Khi tôi bắt đầu yêu chính mình tôi hiểu được thật là xúc phạm khi tôi cố gắng áp đặt những mong muốn của chính mình lên người khác, ngay cả khi tôi biết chỉ là chưa đúng thời điểm và chỉ là người ta chưa sẵn sàng cho việc đó, và ngay cả khi người đó chính là bản thân tôi. Hôm nay, tôi gọi đó là TÔN TRỌNG.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi ngưng việc khao khát một cuộc đời khác đi và tôi có thể nhìn thấy mọi thứ bao quanh tôi đều mang đến cho mình cơ hội để trưởng thành. Hôm nay, tôi gọi đó là SỰ CHÍN CHẮN.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi hiểu rằng dù có bất cứ trường hợp nào, tôi vẫn đang ở đúng nơi đúng thời điểm và tất cả những gì đang diễn ra vào chính xác khoảnh khắc của nó, thế nên tôi có thể trở nên tĩnh tại. Hôm nay, tôi gọi đó là TỰ TIN.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi chấm dứt ngay việc ăn cắp thời gian của chính mình và cũng dừng việc thiết kế những dự án khổng lồ cho tương lai. Hôm nay, tôi chỉ làm những điều mang đến sự vui tươi và hạnh phúc, những điều mà tôi muốn làm, những điều giúp cho trái tim tôi ca hát và tôi thực hiện điều đó theo cách của mình, theo nhịp điệu của riêng tôi. Ngày hôm nay, tôi gọi đó là SỰ GIẢN ĐƠN.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi giải phóng bản thân khỏi bất kỳ điều gì không có lợi cho sức khỏe của mình – thức ăn, con người, đồ đạc, tình huống và tất cả những gì kéo tôi xuống và xa khỏi chính mình. Trước đây, tôi gọi là là thái độ của một cái tôi lành mạnh. Hôm nay, tôi gọi đó là TÌNH YÊU CHÍNH MÌNH. 

Khi tôi bắt đầu yêu chính mình, tôi từ bỏ việc luôn luôn đúng và kể từ đó tôi lại trở nên ít sai hơn. Hôm nay, tôi phát hiện ra đó chính là SỰ KHIÊM NHƯỜNG.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi từ chối việc sống trong quá khứ và lo lắng về tương lai. Bây giờ, tôi chỉ sống cho từng giây phút thực tại nơi mà TẤT CẢ MỌI THỨ đang diễn ra. Hôm nay tôi sống mỗi ngày, mỗi ngày như thế và tôi gọi đó là SỐNG TRỌN VẸN.

Khi tôi bắt đầu yêu thương chính mình, tôi nhận ra tâm trí có thể phiền nhiễu bản thân đến bao nhiêu và khiến cho tôi kiệt quệ. Nhưng khi tôi kết nối với trái tim, tâm trí của tôi trở thành một đồng minh đắc lực. Hôm nay, tôi gọi đó là kết nối với SỰ THÔNG TUỆ CỦA CON TIM.

Chúng ta không cần phải sợ hãi những đối đầu, những tranh cãi hay bất cứ những vấn đề gì với chúng ta hay với người khác. Ngay cả khi những ngôi sao đâm vào nhau và trong đống hoang tàn, những thế giới mới lại được sinh ra. Hôm nay, tôi biết ĐÓ LÀ CUỘC SỐNG.

Hits: 2

Ý NGHĨA CỦA SỐ 5 CHỦ ĐẠO TRONG THẦN SỐ HỌC

1. ĐẶC ĐIỂM NỐI BẬT CỦA NGƯỜI CÓ SỐ 5 CHỦ ĐẠO
Trong Biểu đồ số theo trường phái Pitago, Số 5 nằm giữa Trục ngang Tinh thần và Mũi tên Ý chí. Số 5 như cái lõi trong Biểu đồ số. Điều này có nghĩa người có Thần số học Số 5 luôn có khuynh hướng thoát ra khỏi sự trói buộc và họ luôn có nhu cầu bày tỏ cảm xúc của mình.
Những ngày sinh có số tổng 14, 23, 32, 41 sẽ có Con số chủ đạo là 5. Điểm chung của người Số 5 là họ luôn cảm nhận sự khát vọng tự do nhưng có người thì có cách diễn đạt và phấn đấu để đạt được mục tiêu, nhưng cũng có không ít người không hề nhận ra được nguyên nhân đằng sau sự khát vọng của bản thân mình.
Người Số 5 thường có trực giác rất tốt, cảm xúc sâu sắc và yêu thích tự do. Họ sẽ phát huy tốt năng lực cũng như khả năng sáng tạo khi làm những công việc không gò bó, không phải đặt trong khuôn khổ nào đó. Đây có thể nói là biểu hiện tự nhiên của bản chất vô cùng nhạy cảm của Số 5.

2. ĐIỂM YẾU CẦN KHẮC PHỤC
Người có thần số học Số 5 sẽ hạnh phúc khi họ được tự do thể hiện bản thân và ngược lại họ trở nên ủ dột một khi bị bắt phải theo quy tắc được tổ chức hoặc lãnh đạo đề ra. Vì vậy, khi nằm trong hoàn cảnh này, người Số 5 thay vì oán trách hãy tập trung suy nghĩ theo hướng tích cực rằng mình sẽ học được gì qua trải nghiệm này.
Vì khát vọng tự do quá lớn nên người Số 5 hay có khuynh hướng thay đổi công việc khi bị đặt trong áp lực cao hoặc quá nhiều quy định. Cho nên tốt nhất là họ nên chọn những công việc phù hợp với đặc thù tính cách của bản thân hơn là cố gắng ép mình trong khuôn khổ rồi đến một ngày nào đó họ cảm thấy không chịu đựng được rồi họ cũng sẽ từ bỏ.
Người Số 5 cũng cần phải biết được giá trị của sự gò bó là để rèn luyện tính kiên nhẫn, tinh thần hợp tác và khả năng tự kiềm chế bản thân. Nói gì thì nói, sống quá tự do thì cũng không hẳn là một điều tốt cho chúng ta, nhất là với những ai không biết kiềm chế hoặc quá nghiêng về cảm xúc.

3. ĐIỂM MẠNH – HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Bản chất của người có thần số học Số 5 là không thích làm việc theo giờ giấc, vì vậy họ nên chọn những công việc thiên về tự do, khám phá, đi lại nhiều. Những công việc không cần phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ một ai. Bằng cách này, họ vừa có thể tự do thể hiện bản thân vừa dễ dàng đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.
Một điều khá thú vị ở người Số 5 là họ thích du lịch, đi đây đi đó. Cho nên, họ cũng có thể chọn những công việc đi lại nhiều để vừa thỏa mãn đam mê du lịch vừa tăng trải nghiệm, tích lũy kiến thức cho bản thân, giúp họ hiểu biết hơn về cuộc sống và phát triển trí tuệ.
Trực giác tốt là một điều mà đa số người Số 5 đều có nhưng họ lại hay mắc phải những sai lầm vì không chú ý đến chi tiết. Để hạn chế những sai sót trong công việc, người Số 5 nên chú ý hơn vào chi tiết, trở nên thực tế hơn, nhìn cuộc đời với lăng kính rộng mở hơn.
Trên hết, người Số 5 lấy tình yêu thương làm động lực cho mọi hành động, họ có tâm tính tốt, luôn quyết tâm sống cuộc sống vui vẻ và giúp đỡ người khác. Đây là bản tính giàu lòng trắc ẩn của người Số 5 dù họ có biểu hiện lòng tốt của mình bằng cách nào đi nữa thì bản tính này cũng rất đáng được trân trọng.

4. NHỮNG TRƯỜNG HỢP CÓ SỐ 5 CHỦ ĐẠO
Đa phần họ đều có trực giác mạnh nhưng lại chứa Mũi tên uất hận do không được tự do thể hiện hoặc khả năng biểu lộ cảm xúc khó khăn.
Trong Biểu đồ ngày sinh, những người Số 5 nếu có thêm được các con số 2 thì khả năng về trực giác sẽ được phát huy tối đa. Ví dụ: người có ngày sinh 22/02/2005. Người này có tới bốn con số 2 trong Biểu đồ ngày sinh, cộng với số Chủ đạo 5 thì khả năng trực giác có thể nói khó ai sánh bằng.

Một số trường hợp khác như những người có ngày sinh 21/10/1992; 10/08/1993; 21/06/1998, ba trường hợp này đều thiếu Số 5 trong Biểu đồ ngày sinh. Cho nên họ thường rơi vào khủng hoảng hoặc hoang mang, áp lực khi không có được cuộc sống tự do như bản chất Con số 5 chủ đạo của họ. Vì vậy, lời khuyên của chuyên gia là họ nên tạo số 5 ảo, bằng cách chia sẻ nhiều hơn với người xung quanh, thể hiện cảm xúc để được đồng cảm và thấu hiểu.

TÓM LẠI
Nhìn tổng thể người có thần số học Số 5 thuộc nhóm “cảm nhận” khi cảm xúc của họ có thể lên xuống thất thường khi có sự tác động nhỏ từ bên ngoài. Yêu tự do, thích phiêu lưu, giàu lòng yêu thương nhưng lại không chịu đựng được khi đặt trong khuôn khổ. Ba đặc trưng của Con số chủ đạo 5 là: yêu tự do, thích diễn xuất và có khiếu nghệ thuật.

Hits: 4