Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: TÂM LÝ HỌC

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Đã đến lúc đối diện với sự thật phũ phàng của cuộc sống

Chúng ta dành phần lớn cuộc sống để chờ đợi: chờ đợi một điều gì đó xảy ra, chờ đợi một chuyện gì đó kết thúc, chờ đợi một cái gì đó để bắt đầu. Nhưng tại sao chúng ta lại phải tốn thời gian chờ đợi? Đã đến lúc đối diện với sự thật phũ phàng của cuộc sống và hành động để thay đổi bản thân

.

1. Mọi người đều đặt lợi ích của bản thân lên đầu tiên

Cho dù mọi người có đáng yêu, tốt bụng và quan tâm đến người khác như thế nào thì họ vẫn sẽ đặt lợi ích cá nhân của mình lên đầu tiên. Trong công việc, thậm chí, những vị sếp tâm lý nhất cũng không thể tự nhận ra được việc họ đã vô tình giao quá nhiều công việc nếu bạn không lên tiếng.
Hầu hết, mọi người thường yêu cầu nhiều hơn những thứ bạn có thể đáp ứng. Vì vậy, hãy cố gắng thiết lập giới hạn của riêng bạn và để những người xung quanh biết về giới hạn đó. Một người can đảm sẽ không ngần ngại nói “không” để từ chối hay sẵn sàng lên tiếng khi cần thiết. Họ biết rằng chỉ có họ mới có thể giúp được bản thân mình và không thể trông đợi ai khác làm việc đó cho họ.

2. Bạn không thể nào làm hài lòng tất cả mọi người

Sự thật là bạn sẽ không bao giờ làm hài lòng tất cả mọi người. Sẽ luôn có một ai đó không tán thành con đường mà bạn đã chọn. Vì vậy, hãy nhớ quyền quyết định là của chính bạn. Hãy can đảm theo đuổi những gì bản thân cho là đúng. Nên nhớ rằng, vị thẩm phán duy nhất bạn cần làm hài lòng trong cuộc sống này là chính bạn.

3. Thế giới không nợ bạn điều gì

Bạn có thể là người điềm tĩnh nhất, thông minh nhất hay thú vị nhất trên thế giới nhưng nếu chẳng có ai công nhận những điều đó thì bạn cũng không là gì cả.
Bạn đơn thuần chỉ có hai sự lựa chọn có sẵn. Một là, dùng cả cuộc đời để than trách rằng bạn xứng đáng được nhiều hơn những thứ bạn đang nhận được. Hai là bước vào thế giới và cố gắng đạt được những gì bạn muốn. Bạn nghĩ đâu sẽ là sự lựa chọn mà những người thành công thường làm?

4. Bạn thường bào chữa cho chính mình

Suốt cuộc đời, bạn có thể đổ lỗi cho thế giới hoặc người khác rằng bạn không có đủ thời gian, tiền bạc, năng lượng hay nguồn lực để thực hiện mục tiêu của mình. Một sự thật nghiệt ngã là mỗi người trên thế giới này đều có ít nhất một lý do hoàn hảo để biện minh tại sao họ không sống như điều họ muốn.
Những người thành công trong cuộc sống không tìm lời bào chữa. Họ tìm mọi cách để vượt qua những trở ngại thay vì bị đánh gục. Đó là lý do tại sao họ luôn thành công trong cuộc sống.

5. Hành động mới là thứ quyết định cuộc đời bạn, không phải suy nghĩ

Bạn có thể ngồi trong nhà cả ngày để suy nghĩ về một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại, nhưng chỉ khi thực hiện điều bạn suy nghĩ thì bạn mới có thể tạo nên sự khác biệt. Một kế hoạch hay chỉ có ích khi nó được triển khai bằng hành động, nếu không nó vẫn chỉ là sự ảo tưởng. Hãy nhớ rằng: chúng ta được đánh giá bởi hành động chứ không phải là theo ý định.

6. Không ai có thể cứu bạn khỏi cuộc đời của bạn
Trong cuộc sống, chúng ta luôn chờ đợi điều gì đó. Có thể là chờ đợi gặp được quý nhân hay tri kỷ, chờ đợi giấc mơ trở thành hiện thực hoặc chờ đợi kết quả phỏng vấn. Khi không hài lòng với cuộc sống hiện tại, chúng ta hy vọng một cách phi lý rằng có một phép lạ xảy ra giúp chúng ta giải quyết mọi vấn đề.

Nhưng sự thật, cuộc sống không phải như vậy. Rủi ro là yếu tố không ai có thể lường trước. Do đó, nếu gặp phải khó khăn thì không thể giải quyết đơn giản bằng một cây đũa thần. Điều quan trọng là bạn phải tự lập, tự chủ cuộc sống với hỗ trợ từ một nền tảng vững chắc để khi đối mặt với thử thách. Bạn không cần chờ ai đó tới giúp – chính bản thân có thể tự vượt qua một cách dễ dàng.

Đồng hành cùng những người trầm cảm, lo âu, mất ngủ đang vật lộn với căn bệnh này, GIẢI PHẪU TÂM HỒN là giải pháp trị liệu tâm lý giúp phục hồi sức khỏe toàn diện, không cần uống thuốc suốt cuộc đời sau này. Đăng ký ngay khóa học 0đ này TẠI ĐÂY

Hits: 19

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    TRỊ LIỆU NGHỆ THUẬT DỰA TRÊN THỰC HÀNH TỈNH THỨC MBAT

    “Nỗi buồn lớn nhất là cố tỏ ra hạnh phúc

    Nỗi đau lớn nhất là luôn cố gắng mỉm cười“

    Cuộc sống của bạn đang khó khăn? Hồi ức là những điều tồi tệ? Bạn cảm thấy cô độc? Làm sao để giải phóng cảm xúc? Làm sao để chữa lành những lo âu, sợ hãi, thất vọng, xung đột, tiêu cực, những tan vỡ trong quá khứ.

    ❤️ Có một câu nói: Bậc thầy lừa dối bạn không ai khác ngoài chính bản thân bạn. Trước hết phải thành thật với chính bản thân mình, rạch ròi như đêm và ngày; sau đó, bạn mới có thể sống chân thành với người khác. Khóa học này sẽ nhẹ nhàng đánh thức khả năng tự chữa lành của bạn bằng cách soi sáng tận nơi tăm tối nhất của tâm hồn, hướng dẫn bạn sử dụng nghệ thuật làm phương pháp trị liệu cho tâm hồn và khám phá nội tâm sâu sắc qua các cuộc đấu tranh trong bản thân.

    Hãy nhớ rằng, chúng ta đang tìm kiếm gốc rễ của bản thân bạn, có nghĩa là chúng ta đang đi tìm chính bạn. Một khi thực tâm kiếm tìm, bạn sẽ nhận ra rằng bạn không chỉ có khả năng tìm thấy chính mình mà còn có khả năng giải thoát cho bản thân. Bạn có thể ngừng đổ lỗi, ngừng làm tổn thương chính mình và làm chủ cuộc sống.

    🌈 Thời gian diễn ra khóa học: 28/01/2023 – 10/02/2023.

    Thời gian đăng ký: 18/01/2023 – 27/01/2023 (ưu tiên khi đăng ký theo nhóm)

    🌺 Hình thức khóa học:

    – 5 buổi học qua Zoom

    – Bài tập thực hành hàng ngày xuyên suốt 2 tuần học

    – Coach đồng hành 1-1 và hỗ trợ 24/7.

    🌺 Đối tượng nào cần áp dụng trị liệu nghệ thuật?

    Bạn không cần phải có năng khiếu về hội họa, ca hát hoặc bất kì một lĩnh vực nghệ thuật nào. Kể cả trẻ em, thanh thiếu niên, người già cao tuổi ở mọi lứa tuổi, làm mọi ngành nghề, ở mọi tầng lớp khác nhau đều có thể tham gia.

    Khóa học đặc biệt phù hợp với:

    Bất kì ai đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thân như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, rối loạn hành vi, suy giảm trí nhớ, mất ngủ, stress …

    Những ai cảm thấy khó khăn trong việc bài tỏ cảm xúc bằng lời nói

    Người đã phải trải qua những thay đổi, biến cố lớn trong cuộc đời.

    Các nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục.

    Người đang gặp phải các khó khăn trong những mối quan hệ, chẳng hạn như quan hệ vợ chồng, cha mẹ – con cái,…

    Những người có mong muốn phát triển đời sống tinh thần hoặc muốn khám phá sâu hơn về bản thân.

    🌈Lợi ích từ khóa học là gì?

    Hỗ trợ trị liệu các bệnh tâm thần như Rối loạn lo âu, Rối loạn ăn uống, Lạm dụng chất, Rối loạn trầm cảm, Rối loạn stress sau sang chấn PTSD, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn ám ảnh sợ…

    Cải thiện chất lượng cuộc sống: tăng sự tập trung, giảm lo âu, căng thẳng, kiểm soát cảm xúc

    Khám phá sức mạnh tiềm ẩn, gia tăng sự tự nhận thức, kết nối với chính mình

    Tăng khả năng truyền đạt cảm xúc trừu tượng, chia sẻ suy nghĩ nội tâm.

    Tăng lòng tự trọng và chấp nhận bản thân.

    Cải thiện và nâng cao sức khỏe tinh thần, mang đến niềm vui và sự hạnh phúc cho con người.

    ❤️ Bạn nhận được gì trong khoá học này?

    Được trang bị kiến thức tổng quát về phương pháp trị liệu bằng nghệ thuật

    Kiểm tra, sàng lọc tâm lý

    Trải nghiệm và thực hành các liệu pháp: nghệ thuật thị giác, nghệ thuật biểu đạt, Liệu pháp phim ảnh, liệu pháp âm nhạc, thiền chánh niệm, yoga trị liệu …

    Học mà chơi, chơi mà học giúp thực hành tập trung để kết nối nội tâm; nhẹ nhàng xử lý các cảm xúc: buồn bã, lo âu, căng thẳng, tức giận…

    Rèn luyện THÂN – TÂM – TRÍ, cân bằng cảm xúc, TÌM LẠI CHÍNH MÌNH

    Biết thêm phương pháp, kỹ năng, kiến thức để chữa lành cho người khác;

    Mỗi ngày bạn sẽ có một tác phẩm sáng tạo của chính mình để trang trí không gian nhà ở, nội thất, phòng làm việc…

    🌺 HỌC PHÍ ƯU ĐÃI NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN ☘️

    Giá gốc: 7.995.000 VNĐ

    🆘🆘🆘 Giảm 85% ➨ CHỈ CÒN 1.199.000 VNĐ 🎉 🎉🎉

    ☘️Giảm 10% khi Đăng ký theo nhóm 3 người trở lên.

    🐷ĐẶC BIỆT HƠN: mỗi học viên được kèm theo 1 suất học cho con, 1 người mua 2 người học 😘😘

    📢📣⏳Quà tặng khi Đăng ký sớm trước 22/01/2023:

    1 vé tham gia chuỗi Workshop Viết chữa lành – Đọc chữa lành – Ăn tỉnh thức

    1 buổi Coaching 1-1 trị giá 999.000 VNĐ

    🍀 ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY:

    https://forms.gle/RVQH9DTeFiipGtwm6

    ĐĂNG KÝ NGAY

    Hãy chắc chắn về việc tham gia chương trình bằng cách trả lời email hoặc tin nhắn chúng tôi gửi tới.

    Hits: 57

    Cách tha thứ cho lỗi lầm của bản thân trong quá khứ

    Sự hổ thẹn (shame) chẳng khác nào căn bệnh ung thư của tinh thần. Nó ăn dần vào chúng ta, làm mờ đi mọi thứ chúng ta trải nghiệm bằng bóng tối của sự ghê tởm bản thân. Và tất cả bắt nguồn từ “sự thiếu hụt của tự tha thứ” (lack of self-forgiveness).

    Bạn đã bao giờ nói, làm, hoặc nghĩ về một điều gì đó thực sự khủng khiếp?

    Bạn đã bao giờ:

    Phản bội người mình yêu
    Vượt qua thứ ranh giới mà bạn đã từng cho rằng mình sẽ không bao giờ vượt qua, hoặc cố ý gây tổn hại cho chính mình (hoặc người khác)?
    Nếu bạn là con người, tôi có thể đảm bảo rằng bạn sẽ nói “CÓ/YES” gần như ngay lập tức.

    Và cũng đừng lo lắng, bạn không hề đơn độc. Chúng ta đều đã ở đó ở những mức độ khác nhau. Bạn không phải là một con quái vật, bạn chỉ là một con người không hoàn hảo và bị tổn thương mà thôi.

    Mặc dù tôi không ở đây để bào chữa cho bất cứ điều gì bạn từng làm (bởi sự “tự chịu trách nhiệm/self-responsibility ” là vô cùng quan trọng), tôi ở đây là một tiếng nói của lòng trắc ẩn. Ghét bỏ bản thân sẽ chẳng khiến mọi thứ tốt lên.

    Đây là khoảng thời gian cho “sự tự tha thứ/self-forgiveness”

    Tự tha thứ/Self-Forgiveness là gì?
    Tự tha thứ là thực hành tha thứ cho bản thân về những sai lầm trong quá khứ. Nó liên quan đến việc thay đổi nhận thức của bạn về bản thân và những gì đã xảy ra thông qua con mắt của sự tự bao dung/self-compassion và tự thấu hiểu/self-understanding. Bằng cách hiểu sâu hơn về lý do tại sao bạn đã làm những điều bạn đã làm, và giữ mình trong vòng tay yêu thương của bản thân, bạn có thể buông bỏ, bước tiếp và cảm thấy tự do một lần nữa.

    Mặc dù đôi khi chúng ta có thể cảm thấy bị ám ảnh bởi một ý nghĩ hoặc ý định mà chúng ta đã bí mật mang theo (một hoặc nhiều lần), tóm lại, chúng ta thường cảm thấy bị ảnh hưởng một cách sâu sắc nhất bởi những điều mà chúng ta đã làm.

    Dưới đây là một số ví dụ về những hành động khiến chúng ta cảm thấy tội lỗi và hổ thẹn:

    Bắt nạt ai đó
    Phá thai
    Lừa dối người yêu/đối tác của mình
    Ăn cắp
    Làm tổn thương về mặt thể xác với người thân của mình
    Tạo tin đồn/hoặc lan truyền tin đồn
    Phá hoại tài sản của người khác
    Và tất nhiên, có rất nhiều trường hợp cực đoan ngoài kia bao gồm từ những hành vi Lạm dụng tình dục đến giết người (rõ ràng, bài viết này không phải để “chấp nhận” cho những hành động như vậy, hoặc đưa cho bạn một tấm thẻ miễn tù – nó chỉ đơn giản là tập trung vào phía bên kia của hành trình: sự tự tha thứ/self-forgiveness.

    Mặt tối của sự tự kết án/Self-Condemnation
    Nó là điều cần thiết để hình thành một mức độ (cảm thấy) tội lỗi/hổ thẹn nhất định sau khi chúng ta làm tổn thương chính mình hoặc người khác. Nếu không có cảm giác tội lỗi, chúng ta sẽ chẳng khác nào những kẻ rối loạn nhân cách chống đối xã hội, bỏ qua những tác động của hành vi mà chúng ta đã thực hiện. (Và bạn có thể tưởng tượng xã hội sẽ như thế nào nếu không ai cảm thấy tồi tệ về những gì mà họ đã làm? Tôi đoán đó sẽ giống như một ngày tận thế dài vô tận).

    Nhưng cảm giác tội lỗi và hổ thẹn sẽ trở nên độc hại khi chúng bắt đầu “day dứt” giữa chúng ta; khi chúng ta không thể buông bỏ những gì chúng ta đã làm và bước tiếp. Hình ảnh một vũng nước tù đọng (stagnant pool of water) – đó chính là biểu hiện của sự thiếu hụt tự tha thứ. Không có sự tăng trưởng, không có sự chuyển động, không có sự làm mới, không có sự sống bên trong, chỉ có những thứ bùn ôi cũ kỹ của những suy nghĩ tự ghét bỏ bản thân.

    Trong thực tế, khi chúng ta mang mặc cảm tội lỗi và hổ thẹn, chúng ta có xu hướng tạo ra một hình ảnh tiêu cực và không thực tế về bản thân bên trong tâm trí chúng ta. Những hình ảnh đen tối về bản thân đó, đáng buồn thay lại có xu hướng tạo thành những lời tiên tri tự hoàn thành* (self-fulfilling prophecies) hoặc những vòng lặp hoàn ngược đầy tiêu cực* (negative feedback loops). Nói cách khác, nếu chúng ta mang theo một “niềm tin cốt lõi tiêu cực” rằng chúng ta là một kẻ lừa đảo cặn bã, kẻ không có lấy một chút của sự trung thành bên trong mình, chúng ta có thể tiếp tục duy trì thứ hành vi tương tự trong mối quan hệ tiếp theo mà ta có.

    *Những lời tiên tri tự hoàn thành: Tức là tự dự đoán những kết quả của bản thân và tự tin vào những dự đoán đó (dựa trên những hình ảnh tiêu cực mà ta tự nghĩ về bản thân mình trong tâm trí), trong khi sự thật thì không phải như vậy.

    *Vòng lặp hoàn ngược đầy tiêu cực: Những nhận định, nhận xét, phán xét tiêu cực về bản thân được lặp đi lặp lại theo thời gian và dần dần khiến ta tin rằng bản thân mình thật sự xấu xa như vậy.

    8 lợi ích của Sự tự tha thứ
    Để ngăn chặn những sai lầm tương tự có thể xảy ra, học cách tha thứ cho bản thân là điều tối quan trọng. Nói cách khác, tự tha thứ cho chúng ta một cơ hội mới cho cuộc sống, nó giúp ta giải phóng để phát triển, thay đổi và biến đổi theo những cách tích cực. Đôi khi, nó truyền cảm hứng cho ta để có thể giúp đỡ những người khác ở trong hoàn cảnh tương tự mà ta từng trải qua (hoặc từng gây ra).

    Vâng, cảm giác tội lỗi và hổ thẹn thực sự quan trọng để cảm nhận thấy, nhưng chỉ trong một thời điểm nhất định. Chúng ta cần cảm thấy hối hận và tiếc nuối về hành vi của mình, nhưng chúng ta cũng cần tạo khoảng trống để học hỏi từ những sai lầm của của mình và thay đổi như một con người.

    Ở đây, tự tha thứ giúp chúng ta:

    Chúng ta sẽ ngừng sống trong quá khứ (và được sống lại bất tận)
    Chúng ta bắt đầu sống trong thời điểm hiện tại
    Chúng ta có nhiều hy vọng hơn trong tương lai
    Chúng ta phát triển thêm về tình yêu và sự hiểu biết
    Chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho người khác
    Chúng ta học hỏi từ những sai lầm của mình và chuyển đổi (transform) như mọi người
    Chúng ta có thêm năng lượng và động lực cho cuộc sống
    Chúng ta học được cách để trở thành một người tốt hơn

    8 bước để tha thứ cho những lỗi lầm của bản thân trong quá khứ

    Học cách tha thứ cho bản thân là một hành trình có thể dẫn đến bất kỳ nơi nào từ một ngày đến cả cuộc đời – đó thực sự là một quá trình độc đáo, và ở đó, không có nhịp độ đúng hay sai mà quan trọng nhất đó là bạn đã luôn dịch chuyển.

    Giống như bạn, tôi không hoàn hảo. Tôi đã làm những điều khiến tôi cảm thấy hổ thẹn đến tận cùng. Tôi có nhiều hối tiếc. Tôi có một Chiếc bóng của chính mình. Nhưng tôi cũng đã thực hành rất nhiều những thực hành nội tại và sự hàn gắn đã giúp tôi vượt qua những sai lầm và biến đổi như một con người. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều những sự trắc trở khác trong tương lai, nhưng bằng cách nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tha thứ, tôi tin rằng tôi có thể vượt qua chúng. Ngay cả khi tôi có thể không thành công ngay lập tức, tôi cũng đã thực hành một cách đầy đủ những triết lý dưới đây, đủ để biết rằng suy cho cùng, tôi đã luôn có thể học được từ những sai lầm của mình.

    Đây là những gì tôi đã học được từ hành trình của mình cũng như thông qua sự quan sát/ kinh nghiệm giúp đỡ người khác về cách họ tha thứ cho chính mình:

    Hiểu rằng bạn không thể thay đổi quá khứ
    Quá khứ đã xong, đã biến mất, đã bị xóa sạch rồi. Bạn không thể thay đổi hay sửa lại nó. Do đó, việc cứ đay đi đay lại một cách ám ảnh về những gì bạn “đã nên” hay “đã có thể” làm là một việc gây lãng phí thời gian và sức lực. Đánh bại bản thân mình chẳng khiến bạn đạt được gì ngoài sự tự hận thù – và tự hận thù lại chính là “phản đề” của sự tăng trưởng. Bạn có muốn “sửa chữa” những gì đã xảy ra không? Cách duy nhất để làm điều đó bây giờ là tiến về phía trước. Cách duy nhất đó là để những sai lầm đó dạy bạn và biến đổi bạn. Ám ảnh về quá khứ chỉ đơn giản là khiến bạn dừng lại. Đến lúc buông bỏ quá khứ rồi.

    Suy nghĩ về mức độ ý thức của bạn (trước đó. vs bây giờ)
    Tôi sẽ nói một vài điều cốt yếu quan trọng và hy vọng bạn sẽ nhớ và suy ngẫm:

    “Tất cả chúng ta đều làm tốt nhất có thể dựa trên mức độ ý thức (the level of consciousness) mà chúng ta có trong lúc này”
    We’re all doing the best we can based on the level of consciousness we have in the moment.

    Điều này có nghĩa là gì? Dựa trên mức độ ý thức mà chúng ta có – nghĩa là – trong cuộc sống, tất cả chúng ta đều có những mức độ trưởng thành khác nhau về tâm thần, cảm xúc và tinh thần. Khi bạn 5 tuổi chẳng hạn, bạn có mức độ trưởng thành thấp hơn so với tuổi 15, 25 hay 55.

    Bạn của trước đó không giống như bạn của bây giờ. Cuộc sống của bạn đã thay đổi. Bạn đã có tuổi. Bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn. Bạn đã học được nhiều hơn, cảm thấy nhiều hơn, nhìn thấy nhiều hơn và hiểu nhiều hơn. Ngay cả cơ thể bạn cũng đã thay đổi. Không có phần nào trong bạn là không thay đổi (ngoại trừ, có lẽ là Linh hồn hay Bản chất thật sự của bạn). Vì vậy, tại sao bạn lại cứ tiếp tục phẫn nộ hay giận dữ với chính mình?

    Hãy dành thời gian nghiêm túc để suy nghĩ về sự thật này. Tôi khuyên bạn nên ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bạn về tuyên bố này: “Tất cả chúng ta đều làm tốt nhất có thể dựa trên mức độ ý thức (the level of consciousness) mà chúng ta có trong lúc này”

    Trong khoảnh khắc bạn phạm sai lầm trong quá khứ, bạn đã có một mức độ ý thức khác với bây giờ. Có lẽ bạn đã không đủ tỉnh táo, ý thức và nhận thức được những hậu quả. Có lẽ bạn đã phản ứng dựa trên những vết thương cũ (old wounds). Có lẽ Cái bóng của bạn đã tạm thời chiếm được quyền kiểm soát. Hãy thử đào xới lại quá khứ và hãy cho bản thân bạn một chút nghỉ ngơi bằng cách nhận thức được lý do thật sự đằng sau mỗi lỗi lầm bạn từng mắc phải.

    Coi những lỗi lầm của bạn như một sự phản chiếu của Phần tối bên trong (Shadow-Self)

    Tất cả chúng ta đều có một chiếc bóng (phần tối/dark side) – nơi chúng ta không bao giờ muốn nhìn vào. Phần tối này thường là vô thức và được hình thành dựa trên những kinh nghiệm trong cuộc sống, thứ đã dạy chúng ta rằng “một số phần nhất định của ta là TỐT và một số phần khác là XẤU”. Chính phần bóng tối này là nguyên nhân đưa ta đến với sự tự phá hoại (self-sabotage), nổi cơn ghen tuông, bị mù quáng bởi những cơn thịnh nộ, lừa dối bạn đời của ta và làm tổn thương những người ta yêu thương.

    Điều có lẽ quan trọng nhất cần nhớ đó là “Chiếc bóng chỉ là một phần của bạn, nó không phải là toàn bộ những điều tạo nên bạn. Khi chúng ta đấu tranh để cố gắng tha thứ cho chính mình, chúng ta có xu hướng đồng nhất bản thân với Chiếc bóng/Phần tối của mình và quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp, đáng yêu và dễ mến của mình.

    Hãy nhớ rằng “Bất cứ điều gì bạn đã từng làm không phải là sự phản ánh Bản chất thật của bạn – đó là kết quả của Phần tối chưa được khám phá của bạn phun trào lên bề mặt cuộc sống của bạn và tàn phá nó. Nếu bất kỳ điều gì bạn làm đã ban tặng cho bạn sự may mắn để biết tận mắt tầm quan trọng của những thực hành liên quan đến Phần tối/Shadow Work (hoặc khám phá Phần tối của bạn), xin hãy coi đây là một hồi chuông cảnh tỉnh để bắt đầu hành trình đi vào nội tại, biến đổi nội tại – chứ không phải là một lời kêu gọi để bạn tiếp tục hành hạ bản thân mình.

    Bày tỏ sự đau khổ và hối hận của bạn theo một cách sáng tạo
    Khi chúng ta phạm phải một lỗi lầm nghiêm trọng (hoặc đã làm một điều gì đó gây ra sự hổ thẹn độc hại một cách dữ dội bên trong mình), điều quan trọng nhất là ta cần tạo ra một không gian để xử lý những cảm xúc này. Tâm trí bạn có cơ chế nhai lại và đào bới lại những ký ức úc lặp đi lặp lại chứ không giúp đỡ gì trong việc xử lý những cảm xúc độc hại mà bạn có. Đây là thời điểm để kết thúc đối với hình thức “tự trừng phạt” đó. Đối mặt, cảm nhận và thể hiện những gì đang diễn ra bên trong bạn sẽ là một phần quan trọng trong hành trình tự chữa lành của bạn.

    Để xử lý những đau buồn và hối tiếc phức tạp của bạn, tôi thực sự khuyên bạn nên tìm đến với một số loại hình sáng tạo. “Tự thể hiện sáng tạo” là một hình thức “giả kim nội tại/inner alchemy “ giúp biến nỗi đau của bạn thành trí tuệ. Một số gợi ý bao gồm:

    Vẽ (bằng các loại bút đơn giản hoặc sử dụng màu sắc/painting or drawing)
    Điêu khắc (Sculpting)
    Cắt dán (Collaging)
    Hát (Singing)
    Sáng tác âm nhạc (Composing music)
    Khiêu vũ/nhảy (dancing)
    Bạn không cần phải là một nghệ sĩ để thể hiện bản thân mình – đây gần như là một nhu cầu và năng lực bẩm sinh có sẵn bên trong chúng ta. Vì vậy, hãy thử một vài hình thức phản ánh trên và xem xét xem điều gì gần nhất với bạn.

    Sau khi bạn đã chọn được một hình thái thể hiện bản thân một cách sáng tạo, hãy sử dụng thứ cảm giác tội lỗi/hổ thẹn/hối tiếc của bạn làm nguồn cảm hứng. Ví dụ, nếu bạn đã từng phản bội lòng tin của người bạn yêu trong quá khứ, hãy tạo ra một tác phẩm nghệ thuật sự trên cảm giác về sự phản bội. “Sự phản bội” thì trông như thế nào, âm thanh của nó ra sao, mùi vị và cảm giác về nó ra sao? Nó đã tác động đến họ và đến bạn như thế nào? Bạn đã có thể học được gì từ tình huống này? Nó đã thay đổi bạn như thế nào? Hãy truyền vào tác phẩm của bạn với những suy ngẫm.

    Làm việc với các nguyên mẫu bên trong (inner archetypes)

    Nguyên mẫu (Archetypes) là những kiểu mẫu (types) hoặc những khuôn mẫu (patterns) năng lượng có thể được tìm thấy trong tất cả mọi người, mọi xã hội, chủng tộc và mọi thời điểm. Các nguyên mẫu phổ biến bao gồm Chiến binh (The Warrior); Trinh nữ (The Maiden); Anh hùng (The Hero); Người mẹ (The Mother); Nạn nhân (The Victim); Người đàn ông khôn ngoan/Người phụ nữ khôn ngoan (The Wise Man/Woman)…

    Một lý do tại sao tôi yêu thích và tôn trọng những thực hành làm việc với các Nguyên mẫu nội tại của bạn đó là bởi nó giúp bạn phát triển, trưởng thành, cá tính hóa và khám phá lại bản chất thật của bạn một lần nữa (your True Nature). Khi học cách tha thứ cho bản thân, bạn sẽ cần một số hướng dẫn từ bên trong (inner guide). Khai quật và kết nối với những nguyên mẫu tình yêu bên trong của bạn (your inner love archetypes) sẽ là một hình thức mạnh mẽ để giải phóng bản thân bạn.

    Một số ví dụ để bạn có thể khám phá những Nguyên mẫu bên trong mình:

    Chúa/Quan âm bên trong (Nguyên mẫu từ bi/Inner Quan Yin or Jesus/Compassion archetype)
    Thần Tara/hoặc Đức Phật bên trong (Nguyên mẫu Trí tuệ/Inner Tara or Buddha (Wisdom archetype)
    Đức mẹ Mary hoặc Zeus (Nguyên mẫu Mẹ/Cha – Inner Mother Mary or Zeus (Mother/Father archetype)
    Bạn có thể gửi lời kêu gọi tới những phần bên trong Linh hồn này để được hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ. Hãy hiểu rằng những nguyên mẫu này là nguồn năng lượng phổ quát có sẵn cho tất cả chúng ta. Mỗi người đều luôn chứa đựng một hạt giống tự từ bi sẵn có trong mình.

    Những nhu cầu nào chưa được đáp ứng tại thời điểm đó?
    Nhà tâm lý học Marshall B. Rosenberg từng viết:

    Chuyển sự chú ý của chúng ta tới phần của bản thân thứ đã chọn để hành động theo hướng dẫn đến tình huống hiện tại, chúng ta tự hỏi mình “Khi tôi cư xử theo cách mà khiến cho tôi bây giờ cảm thấy hối hận, thứ gì thuộc về mình mà lúc đó tôi đã cố gắng để đạt được? Tôi tin rằng con người luôn hành động để phục vụ những nhu cầu (needs) và những giá trị (values). Điều này đúng cho dù

    Tại một số thời điểm trong hành trình của mình, bạn sẽ biết rằng đó là thời điểm để “buông bỏ”. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi với những sự tra tấn tinh thần liên tục và những chuyến đi chứa đầy những cảm giác tội lỗi. Bạn khao khát sự yên bình; cho một sự khởi đầu mới. Khi thời điểm này đến, bạn sẽ biết rằng cuối cùng mình đã sẵn sàng để buông bỏ.

    Buông bỏ có vẻ giống như một xu hướng kỳ cục và mơ hồ với hầu hết mọi người. Nhưng nó không nhất thiết phải là thế. Có một số thực hành nhất định mà bạn có thể làm để khiến cho trải nghiệm này vững chắc và đáng nhớ. Tôi khuyên bạn nên thực hành một nghi thức buông bỏ đơn giản để giúp bạn có thể buông tay (với quá khứ) và bước tiếp.

    Để thực hành nghi thức với lửa này, bạn sẽ cần “một mảnh giấy”, một cái bật lửa (hoặc hộp diêm) và một cái bát (để hứng tro). Đơn giản chỉ cần viết ra “những điều bạn muốn buông bỏ” trên mảnh giấy, sau đó đốt nó trên lửa, thả nó vào bát và xem nó cháy. Khi mảnh giấy cháy, hãy biết rằng bạn cũng đang đốt cháy những khuôn mẫu và thói quen cũ. Bạn đang đồng thời trải qua cái chết và sự tái sinh.

    Thực hành yêu bản thân
    Cuối cùng – hãy chăm sóc bản thân. Hãy nhẹ nhàng và tử tế, hãy biết rằng “đó là điều bình thường để phạm sai lầm và là con người”. Nếu bạn cần giúp đỡ để thực hành “yêu thương bản thân”, hãy đừng ngần ngại mà tìm kiếm sự tư vấn (đôi khi, có một gương mặt thân thiện xuất hiện trong không gian của bạn là một sự giúp đỡ thật sự). Nếu bạn nhận thấy “những cuộc nói chuyện với chính mình một cách gay gắt/ harsh self-talk “ xuất hiện bên trong, hãy thử những thực hành như Chánh niệm (Mindfulness) – Thiền (Meditation) và Khẳng định (affirmations).

    Điều quan trọng nhất trong việc “tự giúp đỡ bản thân/self-help” chính là “tự tha thứ/self-forgiveness”: đó là khi chúng ta được thư giãn trong sự tổn thương của nhân tính của mình và tìm thấy lòng trắc ẩn trong những cuộc đấu tranh nội tâm trong chính chúng ta.

    Hãy nhớ rằng, bạn là con người. Bạn gây ra những lỗi lầm, và điều đó là hết sức bình thường. Điều quan trọng bây giờ là làm thế nào bạn sử dụng được những cú va chạm trên đường đó để thúc đẩy sự phát triển và biến đổi của chính mình. Bạn sẽ để chúng nuốt chửng mình hay bạn đang dùng chúng làm động lực để tiếp tục phát triển?

    Phần khó khăn nhất trong sự tự tha thứ của bạn là gì? Hãy kể cho tôi ở phần bình luận! Có lẽ bạn sẽ tìm thấy một tinh thần tương tự nào đó có thể chia sẻ nỗi đau với bạn thì sao

    Hits: 0

    9 mẹo để thực hành tự trắc ẩn

    9 mẹo để thực hành tự trắc ẩn

    1. Bắt đầu bằng những việc nhỏ bé

    Những hành động tự chăm sóc đơn giản có thể thể hiện lòng tốt và sự nuôi dưỡng bản, thân. Đây có thể là bất cứ điều gì từ việc đi tắm, mát-xa, bồi bổ cơ thể bằng thức ăn hay đi dạo.

    Bạn cũng có thể thử các cử chỉ tự trắc ẩn với bản thân. Hít thở sâu, đặt tay lên trái tim và để yên đó. Hoặc dùng tay ôm lấy khuôn mặt của bạn một cách nhẹ nhàng. Cử chỉ an toàn này có thể kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh để giúp chúng ta tự trắc ẩn hơn.

    2. Nhận thức trải nghiệm của chính bạn mà không phán xét

    Chỉ cần nói với bản thân rằng “Tôi thực sự đang gặp khó khăn” hoặc “Tôi không biết làm thế nào để làm điều này một mình”, bạn có thể bắt đầu coi trầm cảm như một thứ mà bạn đang trải qua hơn là chính con người của bạn.

    Những ví dụ khác là: “Tôi cảm thấy bất lực; tôi ước mình có thể nhìn mọi thứ khác đi”. “Tôi không biết làm thế nào để chấp nhận bản thân như hiện tại.”

    3. Tò mò

    Khi bạn đang vật lộn với chứng trầm cảm, một trong những phần khó nhất của tự trắc ẩn là nhìn nhận bản thân một cách nhân từ. Nếu bạn cảm thấy điều này quá khó hoặc không chân thực, thay vào đó, hãy tò mò.

    Ví dụ, hãy tò mò bằng cách viết nhật ký về những câu hỏi này:

    – “Mặc dù trầm cảm / nhà phê bình nội tâm của tôi dường như biết chắc chắn điều gì đang xảy ra ngay bây giờ, có khi nào tôi không biết toàn bộ câu chuyện?”
    – “Nếu một người bạn đang gặp khó khăn như tôi, tôi có thể nói gì với cô ấy/anh ấy? Tôi muốn người bạn đó biết điều gì?

    4. Ngắt quãng việc tự suy ngẫm bằng cách tái tập trung

    Thay vì nhắc lại quá khứ hoặc lo lắng về những gì có thể hoặc không thể xảy ra, bạn nên chú ý đến hơi thở hoặc cảm giác cơ thể của bạn. Ví dụ, bạn có thể “đếm 10 lần hít vào và 10 lần thở ra”.

    Bạn cũng có thể cảm nhận toàn bộ cơ thể. Bắt đầu với các ngón chân, và chú ý đến những cảm giác hiện có trong cơ thể bạn. Nếu bạn tìm thấy những vùng căng thẳng, hãy tưởng tượng bạn đang truyền hơi thở của mình đến những nơi đó khi thở ra.

    5. Khám phá các ngoại lệ

    Nhà phê bình nội tâm của bạn có thể thích nói những điều tuyệt đối, chẳng hạn như “luôn luôn” hoặc “không bao giờ”. Khi bạn nghe những tuyên bố như vậy, hãy tìm kiếm ngoại lệ. Ngay cả khi chúng ta đã ‘thất bại’ hoặc ‘thất vọng’, điều đó không có nghĩa là chúng ta luôn như vậy. Và cũng chắc chắn không có nghĩa là chúng ta là một kẻ thất bại hay thất vọng. Không ai có thể luôn luôn hoặc không bao giờ làm bất cứ điều gì.

    6. Tập trung vào những câu nói về tự trắc ẩn

    Bạn có thể làm bài tập này để luyện tập cách tự đối thoại trắc ẩn với bản thân. Hãy tạo hai cột: Ở phía bên trái của tờ giấy, hãy viết những câu nói tiêu cực về bản thân. Sau đó đọc từng câu như thể người thân của bạn đang đọc chúng cho bạn nghe. Viết một câu trả lời trắc ẩn cho mỗi câu nói tiêu cực đó.

    7. Viết một lá thư

    Hãy tưởng tượng người thân của bạn cũng đang đấu tranh với những suy nghĩ trầm cảm tương tự. Viết một lá thư cho người này. “Bạn sẽ nói gì với anh ấy hoặc cô ấy? Bạn có thể cho họ lòng trắc ẩn, tình yêu và sự dịu dàng như thế nào?” Sau đó gửi bức thư cho chính bạn và đọc to lên.

    8. Nhớ rằng bạn không đơn độc

    Một phần lớn khác của tự trắc ẩn là tính nhân văn chung hoặc tính liên kết với nhau. Bạn có thể kết nối với điều này bằng cách nhớ rằng bạn không đơn độc. Trong thời điểm này, hàng triệu người trên khắp thế giới cũng đang phải vật lộn với chứng trầm cảm.

    Việc nhận ra rằng mọi người đều đấu tranh nhắc nhở bạn rằng bạn không đáng đểtự phê bình và tự khắc nghiệt. Trầm cảm không có nghĩa là bạn bị khiếm khuyết; nó có nghĩa là bạn là con người.

    9. Thực hành thiền từ bi

    Một bài thiền từ bi tập trung vào những suy nghĩ yêu thương và tử tế cho những người xung quanh bạn và bản thân bạn. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ để giúp bạn chữa khỏi chứng trầm cảm cũng là một cách tự trắc ẩn. Nếu bạn cảm thấy chán nản và bạn đang đọc bài viết này, bạn cũng đang thực hành tự trắc ẩn với bản thân.

    Hits: 0

    Rửa tay: những tác động tâm lý

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Rửa tay không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà nó còn có những tác động tâm lý tinh tế.

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Sau đây là 6 hiệu ứng tâm lý của việc rửa tay…
    rua-tay-dung-cach
    1. Khôi phục tính lạc quan
    Rửa tay của bạn có thể rửa sạch cảm giác thất bại.

    Trong một nghiên cứu của Kaspar (2012) những người tham gia từng thất bại trong một nhiệm vụ, sau đó rửa tay của họ, đã cảm thấy lạc quan hơn sau đó so với những người không rửa tay.

    Điều không may là, rửa tay có vẻ làm giảm động cơ thử làm lại nhiệm vụ của họ.

    Dù sao thì rửa tay có thể giúp nâng cao sự lạc quan sau một thất bại.

    2. Cảm thấy ít tội lỗi
    Trong tâm trí, sự bẩn thỉu gắn liền với sự tội lỗi, do đó về mặt lý thuyết rửa tay không chỉ loại bỏ cái bẩn mà nó còn loại bỏ một cảm giác tội lỗi.

    Một nghiên cứu yêu cầu người tham gia nghĩ về một số hành vi trái đạo đức trong quá khứ của họ (Zhong & Liljenquist, 2006). Một nhóm sau đó được yêu cầu dùng một khăn tay khử trùng, và nhóm khác thì không.

    Những người đã lau tay của họ sau khi nghĩ về một hành vi trái đạo đức cảm thấy ít tội lỗi. Khăn tay khử trùng theo nghĩa đen đã lau sạch sự tội lỗi của họ.

    3. Đạo đức hơn
    Cảm thấy sạch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về người khác.

    Khi mọi người trong một nghiên cứu rửa tay của họ, họ cảm thấy ghê tởm hơn trước hành vi xấu của người khác (Zhong, Strejcek & Sivanathan, 2010):

    “…những người tham gia “sạch sẽ” đưa ra những phán xét đạo đức khắt khe hơn đối với một loạt vấn đề, từ phá thai đến sử dụng chất gây nghiện và thủ dâm. Họ cũng tự đánh giá bản thân là đạo đức hơn so với những bạn bè sinh viên của họ (Lee & Schwarz, 2011)

    Vì vậy, khi con người cảm thấy bản thân họ sạch sẽ, họ trở nên đạo đức hơn và hà khắc hơn trước hành vi sai trái của người khác.

    4. Loại bỏ hoài nghi
    Đôi lúc, sau khi con người đưa ra quyết định sai lầm, họ cố biện minh cho nó bằng cách giả vờ rằng đó là quyết định đúng.

    Nó là kết quả của sự bất hòa nhận thức, và nó là một cách mà con người nói dối với bản thân họ.

    Tuy nhiên, rửa tay có thể loại bỏ nhu cầu biện minh cho bản thân trong một số tình huống, làm bạn có thể đánh giá đúng hơn về quyết định của bạn (Lee & Schwarz, 2010).

    5. Gạt đi xui xẻo
    Rửa tay có thể tẩy sạch về mặt tâm lý những ảnh hưởng của niềm tin về xui xẻo

    Khi những người tham gia trong một nghiên cứu bị làm cho “xui xẻo” trong khi chơi bạc, rửa tay của họ dường như tẩy sạch về mặt tâm lý vận rủi của họ (Xu và cộng sự, 2012).

    So với những người không rửa tay, những người rửa tay tiếp tục đánh cuộc như thể vận rủi của họ đã được quên.

    6. Khiến người khác thấy có lỗi để họ rửa tay
    Rửa tay là cách rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất để kiểm soát sự lây lan những bệnh như cảm và bệnh truyền nhiễm.

    Vì vậy, làm người khác rửa tay của họ rất quan trọng.

    Một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã đưa ra các thông điệp trên tường phòng vệ sinh công cộng khi mọi người bước vào, như “Nước không giết chết vi trùng, chỉ có xà phòng.” (Judah và cộng sự, 2009)

    Thông điệp hiệu quả nhất là: “Người cạnh bạn có đang rửa tay bằng xà phòng?”

    Như vậy, có vẻ như khi bạn rửa tay ở một phòng vệ sinh công cộng, bạn khiến người khác thấy có lỗi mà đi rửa tay. Không chỉ mình bạn khỏe mạnh, bạn còn giúp đỡ cộng đồng bằng cách khiến người khác xấu hổ để họ rửa tay.

    Nguồn: https://www.spring.org.uk/2013/10/6-purely-psychological-effects-of-washing-your-hands.php

    Hits: 2

    Làm Sao Để Ngừng Suy Nghĩ Tự Động Tiêu Cực ANTs?

    Tại sao phải ngừng suy nghĩ tự động tiêu cực (ANT = automatic negative thoughts)? Bởi vì: cách bạn suy nghĩ có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của bạn

    .

    Hãy tưởng tượng bộ não của bạn là một siêu máy tính thì “suy nghĩ nội tâm” chính là chương trình mà máy tính bạn sử dụng.
    Bộ não của bạn luôn lắng nghe và tin vào những suy nghĩ của bạn. Nếu như bạn xuất hiện suy nghĩ tiêu cực tự động thì cuộc đời bạn sẽ dễ dàng đi theo chiều hướng đó

    .

    “Mình không đủ thông minh”
    “Mình không giỏi”
    “Mình không có trí nhớ tốt”
    “Mình không biết quản lý thời gian”…
    Đây là phương pháp của Jim Kwik giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đó.

    1. Phương pháp ABRA (Viết tắt của Abracadabra – Úm ba la xì bùa):
    A-acknowledge: Nhận biết chúng là những suy nghĩ tiêu cực. Bạn không nên chống lại những suy nghĩ đó. Nếu bạn chống lại hay phản bác thì suy nghĩ đó cũng sẽ nằm mãi trong đầu bạn. Bước A này bạn chỉ đơn giản là nhận biết đó là suy nghĩ tiêu cực.

    B-breathe in: HÍT VÀO! Và khi hít vào, bạn đem vào các suy nghĩ tích cực như: khả năng, sức mạnh, mục đích, tiềm năng của bạn.

    R-release: THỞ RA! Khi thở ra, bạn đẩy các suy nghĩ tiêu cực kia ra. Và nên nhớ khi làm vậy bạn nên hình dung ra cảnh bạn “hít vào hình ảnh thành công” của bạn, và “thở ra hình ảnh tiêu cực”.

    A-align: Đây là bước khởi động lại (reset) bộ nhớ của bạn. Khi bạn đã đẩy suy nghĩ tiêu cực kia ra khỏi đầu rồi, bạn hãy nhớ lại bản thân bạn thật sự là ai. Nhớ đến khả năng, điểm mạnh của bạn. Hoặc đơn giản là nói điều ngược lại với suy nghĩ tiêu cực kia, khiến nó trở nên tích cực và cho bạn sức mạnh.

    2. Môi trường bên ngoài:
    Hãy bảo vệ bạn tránh các suy nghĩ tiêu cực đến từ bên ngoài. ANT có thể đến từ những người xung quanh bạn. Những người bạn dành hầu hết thời gian là tính cách mà bạn sẽ trở thành. Nên chọn nhóm thân tích cực (plan A) hoặc xây dựng góc chỉ dành cho tin vui. Không tụ tập nói xấu người khác trong công ty. Luôn nhìn ra mặt tích cực mỗi ngày. Cho dù một ngày đầy xui xẻo bạn vẫn có thể tìm ra điều tích cực. Ví dụ: uống một ly nước lạnh khi trời đang nóng nực, bác bảo vệ dắt giùm xe cho bạn, trời mưa bạn không phải tưới cây,…

    Chăm sóc bản thân và yêu bản thân mình không phải là ích kỉ. Khi bạn thấy bản thân bị tiêu cực, nếu từ tác nhân bên ngoài thì bạn nên tránh khỏi tác nhân đó. Nếu từ bên trong thì bạn hãy sử dụng phương pháp ABRA để đẩy nó ra bên ngoài.

    Mục đích của việc diệt ANT là giúp cho bộ não của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Nó giúp bạn không bị trì hoãn. Giúp bản thân bạn có tầm nhìn rõ hơn về mục tiêu của mình, và tiếp tục tiến tới mục tiêu đó. Người thành công là người luôn hướng đến mục tiêu và không dừng bước. Khi họ đạt được mục tiêu thì họ sẽ tự tạo cho mình một mục tiêu mới cao hơn, tốt hơn để tiếp tục phát triển (tư duy mở).

    Hits: 2

    Bạn có tin:chó cũng bị trầm cảm?

    Trầm cảm chó

    Chó được coi là người bạn động vật tốt nhất của con người, chúng luôn ở bên cạnh an ủi bạn bất cứ lúc vui hay lúc buồn. Cảm giác của bạn có thể được vỗ về bởi những con vật này, nhưng bạn có thể đáp lại sự quan tâm này không, bạn có biết lúc nào những con chó đang buồn hay thất vọng không?
    Từ trước đến giờ, con người có thể đã nói nhiều về sức khỏe thể chất của những con vật nhưng sức khỏe tinh thần của chó không thực sự được để ý. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ nhà thần kinh học Gregory Berns của Đại học Emory phát hiện, cho cũng có cảm xúc như con người và những cảm biến của chúng nằm trong não giống con người.
    Mặc dù chó thường không trải qua cảm giác kiểu như trầm cảm lâm sàng ở người, nhưng chúng cũng có thể trải qua những nỗi buồn nhất định. Vậy làm thế nào để con người giúp chúng cảm thấy tốt hơn? Các bác sĩ thú y đã cho biết những triệu chứng khi một con chó đang trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần, cách con người có thể giúp chúng thoát khỏi nó.

    Tại sao sức khỏe tinh thần của chó lại quan trọng?

    Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất lớn đối với cuộc sống loài chó. Việc trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng cũng như chính bạn, gây ra những lo ngại về an toàn cho người khác, cũng như những vật nuôi khác xung quanh con vật cưng của bạn. Những con chó bình thường nếu gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hành vi phá phách, phản ứng và sợ hãi và cần được giúp đỡ.

    Làm sao để biết con chó của bạn đang có vấn đề?

    Các dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần ở chó tương tự như ở người một cách đáng ngạc nhiên. Giống như khi chúng ta bị trầm cảm, chó sẽ thể hiện những thay đổi trong hành vi.
    Một chú chó từng có cuộc sống rất vui tươi và năng động bỗng trở nên lạnh lùng, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thu mình hoặc kém hoạt động. Ngoài ra, chúng có thể có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ.

    Những lý do chính khiến chó bị căng thẳng, trầm cảm

    Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng ở chó là do thiếu tập thể dục, thiếu sự kích thích và huấn luyện, cũng như không có lối thoát cho năng lượng và thiếu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thú y khuyên rằng, chó con nên được tiếp xúc với những con chó khác, con người, tiếng ồn và môi trường khác nhau.
    Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày bình thường của chó cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng và trầm cảm. Chẳng hạn như các sự kiện xảy ra trong gia đình, như chuyển đến nhà mới, vật nuôi mới hoặc người mới gia nhập gia đình, một thành viên trong gia đình (có thể là động vật hoặc người) mới mất, người chủ thay đổi lịch trình làm việc, đều có thể gây ra những trầm cảm và lo lắng ở vật nuôi.

    Làm cách nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của loài chó?

    Hầu hết vật nuôi sẽ trở lại sau những cơn trầm cảm hoặc lo lắng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, trong khi những con khác có thể cần sự giúp đỡ từ chủ nhân. Bạn nên thực hiện nhiều hơn một chút đối với các hoạt động thường ngày mà chú chó của bạn thích làm, như bế hoặc đi bơi, hãy tăng tường tập thể dục, đi dạo ngoài trời với chú chó.
    Bác sĩ thú y cũng khuyên bạn nên củng cố các hành vi tích cực, khen thưởng những hành động tốt bằng đồ ăn vặt, thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đồng thời, việc giao lưu với những vật nuôi khác ở gần đó cũng giúp ích cho chú chó đang có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những con vật đang đau buồn vì thương tiếc một người bạn đồng hành đã mất. Chơi với những con chó khác là cách tốt để giúp con chó của bạn tập thể dục và quên đi những lo lắng hiện tại của chúng.
    Sức khỏe thần của chó chủ yếu liên quan đến việc tập thể dục, bồi bổ sức khỏe thể chất và giao tiếp. Các khóa học luyện tập sự nhanh nhẹn và đi bộ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang có một khoảng sân rộng. Đi dạo là sự kích thích tinh thần tốt hơn khi ở nhà.
    Ngoài ra, hãy làm giàu kiến thức cho những chú chó, kích thích não bộ bằng các câu đố và trò chơi, chẳng hạn như giấu đồ ăn vặt và đồ chơi xung quanh nhà hoặc sân và thách thức con chó tìm nó và lấy đồ vật đó.

    Người nuôi chó nên tránh làm gì?

    Chó là loài vật rất biết đồng cảm và có thể tiếp nhận cảm xúc của con người khá nhanh, cho nên bạn nên tránh thể hiện cảm xúc của chính mình lên thú cưng. Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Thụy Điển, xem xét nồng độ hormone gây căng thẳng lâu dài ở người và vật nuôi của họ, phát hiện ra rằng những con chó có mức độ căng thẳng tương tự như chủ của chúng.
    Chó có xu hướng đón nhận những cảm giác tiêu cực mà chủ nhân của chúng gây ra, có thể biểu hiện như trầm cảm và chán ăn. Chúng rất nhạy cảm với cảm giác lo lắng và tức giận nữa.
    Trên thực tế có thể bạn đã luôn dành tình yêu thương cho thú cưng của mình, nhưng nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe tinh thần của những chú chó và đang chứng kiến những hành vi đáng lo ngại, bạn nên để cho chú chó của mình một khoảng lặng. Có nghĩa là nên tránh dùng sự quan tâm và đối xử quá mức với thú cưng đang hờn dỗi, nếu bạn càng đến gần, chó có sẽ nghĩ rằng bạn đang khuyến khích và khen thưởng hành vi đó.

    Lúc nào bạn nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ thú y

    Các vấn đề về sức khỏe tinh thần của loài chó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu bị bỏ qua quá lâu. Nếu thú cưng của bạn không thể khỏi trầm cảm hoặc lo lắng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với chuyên gia hành vi hoặc bác sĩ thú y..
    Các bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng. Điều quan trọng là phải khám thú y cho những con chó này, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm máu trước để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe y tế nghiêm trọng nào.

    Hits: 3