Hương Kunkuns – Người đồng hành từ trái tim

Thấu hiểu bản thân – chữa lành tâm trí – Thiết kế cuộc đời đẳng cấp

Danh mục: tâm lý

(SONG NGỮ)Lời khuyên để sống một cuộc sống trọn vẹn và hạnh phúc là gì?

What are tips on living a fulfilled and happy life?
Đối với tôi, sự viên mãn có nghĩa là sự cân bằng trong những trải nghiệm hàng ngày của tôi và trong chất lượng tổng thể của cuộc sống của tôi. Một cuộc sống mà tôi thấy có giá trị và cộng hưởng là điều quan trọng để tôi cảm thấy được sống và được lựa chọn. Một phần của sự mãn nguyện là cho phép điều kỳ diệu ở mọi ngóc ngách để tôi được truyền cảm hứng và năng lượng để làm tốt hơn và tốt hơn nữa.
Fulfilment, for me, means balance in my day-to-day experiences and in the overall quality of my life. A life that I find valuable and resonant is important for me to feel alive and in choice. Part of being fulfilled is allowing for magic around every corner so that I am inspired and energised to do better and be better.

😍Lời khuyên cá nhân của tôi để sống một cuộc sống viên mãn và hạnh phúc là:
1. Phục vụ người khác;
2. Tìm kiếm những thứ mang lại cho tôi niềm vui và khiến tôi cười;
3. Ở trong trạng thái tò mò liên tục;
4. Cho phép lòng biết ơn nâng cao cuộc sống của tôi chứ không giảm thiểu những trải nghiệm của tôi;
5. Nói không mà không cảm thấy tội lỗi và nói có mà không sợ hãi;
6. Tạo không gian cho mỗi ngày trở nên tốt hơn bất cứ điều gì tôi nghĩ là có thể;
7. Đi chân trần và kết nối với thiên nhiên;
8. Không bao giờ quá coi trọng cuộc sống.

My personal tips for living a fulfilled and happy life are:
1. Being of service to others;
2. Seeking out things that bring me joy and make me laugh;
3. Being in a constant state of curiosity;
4. Allowing gratitude to enhance my life and not minimise my experiences;
5. Saying no without guilt and yes without fear;
6. Making space for each day to be better than anything I thought possible;
7. Getting my feet in the dirt and connecting with nature; and
8. Never taking life too seriously.

Hits: 0

Trầm cảm sau sinh ở nam giới: Vợ sinh con, nhưng chồng lại là người trầm cảm

Nghiên cứu mới công bố của Mỹ cho thấy có tới 4,4% nam giới bị trầm cảm ngay sau khi họ trở thành cha, với các triệu chứng y hệt trầm cảm sau sinh hay gặp ở phụ nữ. Nghiên cứu gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đàn ông không phải mang thai và sinh con. Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định rằng họ vẫn có thể gặp bất ổn bởi người chồng đóng vai trò rất lớn trong thai kỳ và quá trình sinh nở, chăm sóc con nhỏ. Vai trò mới tiêu tốn không ít sức lực và gây căng thẳng.

Trầm cảm sau sinh ở nam giới cũng tương tự phụ nữ với các triệu chứng như chán nản, mức năng lượng thấp, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là có cảm giác tội lỗi và có ý định tự sát. Trầm cảm sau sinh khiến các ông bố lẫn bà mẹ trẻ không đảm đương tốt vai trò chăm sóc con, và trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng theo. Các trường hợp trầm trọng nhất là cha mẹ tự làm tổn thương bản thân và cả con của mình.

Kết quả trên trùng khớp với một nghiên cứu quy mô nhỏ hơn của Đại học Lund (Thụy Điển) công bố cuối năm 2017, cho thấy có đến 1/3 nam giới từng cảm thấy chán nản và nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân hoặc con của mình. Nguy hiểm hơn, trầm cảm sau sinh ở nam giới thường không được chú ý và không được điều trị.

@huongkunkuns1990 Nam giới cũng có thể trầm cảm sau sinh #tamlyhoc #fypシ #tamly #huongkunkuns #mentalhealth #tramcam #tramcamsausinh #chongtramcamsausinh #tramcamonamgioi #dieutritramcam #dauhieutramcam ♬ original sound – Yuriko

Hits: 0

Thao túng cảm xúc là gì?

Gaslighting là gì? Thao túng tâm lý là gì?
Các nhà tâm lý học sử dụng thuật ngữ “gaslighting” để chỉ một kiểu thao túng cụ thể mà kẻ thao túng đang cố gắng khiến người khác (hoặc một nhóm người) đặt câu hỏi về thực tại, trí nhớ hoặc nhận thức của chính họ. Thao túng tinh thần là một hình thức lạm dụng tâm lý khi người vợ hoặc chồng hoặc một người gần gũi, gắn bó với nạn nhân đưa ra những thông tin sai sự thật, khiến cho nạn nhân nghi ngờ những nhận thức, phán đoán, kí ức và thậm chí là sự tỉnh táo của chính bản thân mình.

@huongkunkuns1990 Thao túng cảm xúc là gì? #voiceeffects #feelings #LearnOnTikTok #mentalhealthmatter #stressrelief #trongrong #tramcam #mentalhealth #huongkunkuns #tamly #fypシ #tamlyhoc #trending #thaotungtamly #thaotung ♬ Secret Garden – Daria Apostolova

Hits: 0

Neuroplasticity (khả biến thần kinh)

Não bộ từ lâu đã được xem là một bộ phận cơ thể không thay đổi quá nhiều và không thể tự làm mới như da, tóc hay móng tay. Ngày nay, các nhà khoa học đã khám phá ra neuroplasticity chính là hiện tượng não tự tái cấu trúc để chữa lành hay bù đắp những tổn thương não bạn gặp phải.

Neuroplasticity là gì?

Neuroplasticity (khả biến thần kinh) là khả năng thích ứng của bộ não sau những trải nghiệm và biến cố. Đây là những thay đổi sinh lý trong não xảy ra khi bạn tương tác với môi trường xung quanh.

Không giống như máy tính chỉ có một số chức năng và phần mềm nhất định, bộ não có thể hình thành hay loại bỏ một số kết nối giữa các nơ ron.
Khi bạn học điều gì đó mới, một liên kết mới giữa các tế bào thần kinh cũng sẽ hình thành.
Nếu bạn bỏ bê và không luyện tập những kỹ năng mình đang có, những liên kết thần kinh liên quan sẽ mất đi.

Từ khi não bắt đầu phát triển cho đến khi cơ thể chết đi, những kết nối giữa các tế bào trong não luôn được tổ chức lại theo những nhu cầu khác nhau của bạn.
Quá trình tái liên kết linh hoạt này cho phép bạn học hỏi kinh nghiệm và thích nghi với những trải nghiệm khác nhau.

Có hai loại khả biến thần kinh neuroplasticity là:

  • Khả biến về chức năng: Khi trong não có một phần bị hư tổn và mất chức năng, những phần não còn khỏe mạnh khác có thể đảm nhiệm các chức năng của vùng não đã hư tổn.
  • Khả biến về cấu trúc: Việc học tập kỹ năng mới có thể thay đổi cấu trúc vật lý của não. Ví dụ như khi bạn học một ngôn ngữ mới, cấu trúc não bộ sẽ không còn giống như cũ.
  • Neuroplasticity có thể thay đổi theo độ tuổi. Những ai còn trẻ thường có độ khả biến thần kinh cao hơn và cũng nhạy cảm với những trải nghiệm mới hơn.

    Những lợi ích của neuroplasticity

    Tính khả biến thần kinh có một số lợi ích nhất định cho não bộ nói chung và sức khỏe tổng thể nói riêng. Một số lợi ích có thể kể đến là:

  • Giúp học tập hiệu quả hơn Mở rộng khả năng nhận thức
  • Tăng cường khả năng ghi nhớ
  • Phục hồi chức năng sau đột quỵ và chấn thương sọ não
  • Thay đổi được chức năng các vùng trong não để bù đắp những chức năng bị mất
  • Tăng cường một số chức năng sau khi mất một số chức năng khác.
  • Ví dụ như khướu giác sẽ phát triển hơn nếu bạn mất thị giác.

    Bí quyết giúp bạn phát triển não bộ

    Bạn có thể tăng độ “mềm dẻo” của não bộ bằng cách áp dụng các bí quyết sau đây để làm tăng tính khả biến thần kinh:

    1. Đi du lịch: Não tiếp xúc với những kích thích và môi trường mới sẽ mở ra những kết nối thần kinh mới trong não bộ.
    2. Học chơi một nhạc cụ: Khi học cách chơi một nhạc cụ, bạn có thể tăng sự kết nối giữa các vùng não và giúp hình thành mạng lưới thần kinh mới.
    3. Dùng tay không thuận: Trải nghiệm mới lạ này sẽ tạo ra và củng cố kết nối giữa các nơ ron.
    4. Đọc tiểu thuyết: Thói quen đọc tiểu thuyết thường xuyên tăng số lượng và chất lượng các kết nối trong não.
    5. Học thêm từ mới: Việc này kích hoạt các quy trình xử lý âm thanh, hình ảnh của não cũng như tăng cường trí nhớ.
    6. Sáng tạo nghệ thuật: Nghệ thuật tăng cường khả năng kết nối của bộ não khi nghỉ ngơi, từ đó tăng khả năng thấu hiểu bản thân, trí nhớ, sự đồng cảm, sự chú ý và tập trung.
    7. Học nhảy: Điều này sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và tăng kết nối thần kinh.
    8. Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ sẽ giúp bạn củng cố các mối liên kết giữa các nơ ron thần kinh và giúp việc truyền thông tin giữa các tế bào nhanh chóng hơn.

    Hits: 6

    Rửa tay: những tác động tâm lý

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Rửa tay không chỉ giúp bạn khỏe mạnh hơn mà nó còn có những tác động tâm lý tinh tế.

    Rửa tay gửi một thông điệp ẩn dụ vô thức cho tâm trí: chúng ta không chỉ tẩy sạch những chất cặn bã khỏi cơ thể mà chúng ta còn tẩy sạch những cặn bã tinh thần.

    Sau đây là 6 hiệu ứng tâm lý của việc rửa tay…
    rua-tay-dung-cach
    1. Khôi phục tính lạc quan
    Rửa tay của bạn có thể rửa sạch cảm giác thất bại.

    Trong một nghiên cứu của Kaspar (2012) những người tham gia từng thất bại trong một nhiệm vụ, sau đó rửa tay của họ, đã cảm thấy lạc quan hơn sau đó so với những người không rửa tay.

    Điều không may là, rửa tay có vẻ làm giảm động cơ thử làm lại nhiệm vụ của họ.

    Dù sao thì rửa tay có thể giúp nâng cao sự lạc quan sau một thất bại.

    2. Cảm thấy ít tội lỗi
    Trong tâm trí, sự bẩn thỉu gắn liền với sự tội lỗi, do đó về mặt lý thuyết rửa tay không chỉ loại bỏ cái bẩn mà nó còn loại bỏ một cảm giác tội lỗi.

    Một nghiên cứu yêu cầu người tham gia nghĩ về một số hành vi trái đạo đức trong quá khứ của họ (Zhong & Liljenquist, 2006). Một nhóm sau đó được yêu cầu dùng một khăn tay khử trùng, và nhóm khác thì không.

    Những người đã lau tay của họ sau khi nghĩ về một hành vi trái đạo đức cảm thấy ít tội lỗi. Khăn tay khử trùng theo nghĩa đen đã lau sạch sự tội lỗi của họ.

    3. Đạo đức hơn
    Cảm thấy sạch sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về người khác.

    Khi mọi người trong một nghiên cứu rửa tay của họ, họ cảm thấy ghê tởm hơn trước hành vi xấu của người khác (Zhong, Strejcek & Sivanathan, 2010):

    “…những người tham gia “sạch sẽ” đưa ra những phán xét đạo đức khắt khe hơn đối với một loạt vấn đề, từ phá thai đến sử dụng chất gây nghiện và thủ dâm. Họ cũng tự đánh giá bản thân là đạo đức hơn so với những bạn bè sinh viên của họ (Lee & Schwarz, 2011)

    Vì vậy, khi con người cảm thấy bản thân họ sạch sẽ, họ trở nên đạo đức hơn và hà khắc hơn trước hành vi sai trái của người khác.

    4. Loại bỏ hoài nghi
    Đôi lúc, sau khi con người đưa ra quyết định sai lầm, họ cố biện minh cho nó bằng cách giả vờ rằng đó là quyết định đúng.

    Nó là kết quả của sự bất hòa nhận thức, và nó là một cách mà con người nói dối với bản thân họ.

    Tuy nhiên, rửa tay có thể loại bỏ nhu cầu biện minh cho bản thân trong một số tình huống, làm bạn có thể đánh giá đúng hơn về quyết định của bạn (Lee & Schwarz, 2010).

    5. Gạt đi xui xẻo
    Rửa tay có thể tẩy sạch về mặt tâm lý những ảnh hưởng của niềm tin về xui xẻo

    Khi những người tham gia trong một nghiên cứu bị làm cho “xui xẻo” trong khi chơi bạc, rửa tay của họ dường như tẩy sạch về mặt tâm lý vận rủi của họ (Xu và cộng sự, 2012).

    So với những người không rửa tay, những người rửa tay tiếp tục đánh cuộc như thể vận rủi của họ đã được quên.

    6. Khiến người khác thấy có lỗi để họ rửa tay
    Rửa tay là cách rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất để kiểm soát sự lây lan những bệnh như cảm và bệnh truyền nhiễm.

    Vì vậy, làm người khác rửa tay của họ rất quan trọng.

    Một nghiên cứu về sức khỏe cộng đồng đã đưa ra các thông điệp trên tường phòng vệ sinh công cộng khi mọi người bước vào, như “Nước không giết chết vi trùng, chỉ có xà phòng.” (Judah và cộng sự, 2009)

    Thông điệp hiệu quả nhất là: “Người cạnh bạn có đang rửa tay bằng xà phòng?”

    Như vậy, có vẻ như khi bạn rửa tay ở một phòng vệ sinh công cộng, bạn khiến người khác thấy có lỗi mà đi rửa tay. Không chỉ mình bạn khỏe mạnh, bạn còn giúp đỡ cộng đồng bằng cách khiến người khác xấu hổ để họ rửa tay.

    Nguồn: https://www.spring.org.uk/2013/10/6-purely-psychological-effects-of-washing-your-hands.php

    Hits: 2

    Làm Sao Để Ngừng Suy Nghĩ Tự Động Tiêu Cực ANTs?

    Tại sao phải ngừng suy nghĩ tự động tiêu cực (ANT = automatic negative thoughts)? Bởi vì: cách bạn suy nghĩ có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời của bạn

    .

    Hãy tưởng tượng bộ não của bạn là một siêu máy tính thì “suy nghĩ nội tâm” chính là chương trình mà máy tính bạn sử dụng.
    Bộ não của bạn luôn lắng nghe và tin vào những suy nghĩ của bạn. Nếu như bạn xuất hiện suy nghĩ tiêu cực tự động thì cuộc đời bạn sẽ dễ dàng đi theo chiều hướng đó

    .

    “Mình không đủ thông minh”
    “Mình không giỏi”
    “Mình không có trí nhớ tốt”
    “Mình không biết quản lý thời gian”…
    Đây là phương pháp của Jim Kwik giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực đó.

    1. Phương pháp ABRA (Viết tắt của Abracadabra – Úm ba la xì bùa):
    A-acknowledge: Nhận biết chúng là những suy nghĩ tiêu cực. Bạn không nên chống lại những suy nghĩ đó. Nếu bạn chống lại hay phản bác thì suy nghĩ đó cũng sẽ nằm mãi trong đầu bạn. Bước A này bạn chỉ đơn giản là nhận biết đó là suy nghĩ tiêu cực.

    B-breathe in: HÍT VÀO! Và khi hít vào, bạn đem vào các suy nghĩ tích cực như: khả năng, sức mạnh, mục đích, tiềm năng của bạn.

    R-release: THỞ RA! Khi thở ra, bạn đẩy các suy nghĩ tiêu cực kia ra. Và nên nhớ khi làm vậy bạn nên hình dung ra cảnh bạn “hít vào hình ảnh thành công” của bạn, và “thở ra hình ảnh tiêu cực”.

    A-align: Đây là bước khởi động lại (reset) bộ nhớ của bạn. Khi bạn đã đẩy suy nghĩ tiêu cực kia ra khỏi đầu rồi, bạn hãy nhớ lại bản thân bạn thật sự là ai. Nhớ đến khả năng, điểm mạnh của bạn. Hoặc đơn giản là nói điều ngược lại với suy nghĩ tiêu cực kia, khiến nó trở nên tích cực và cho bạn sức mạnh.

    2. Môi trường bên ngoài:
    Hãy bảo vệ bạn tránh các suy nghĩ tiêu cực đến từ bên ngoài. ANT có thể đến từ những người xung quanh bạn. Những người bạn dành hầu hết thời gian là tính cách mà bạn sẽ trở thành. Nên chọn nhóm thân tích cực (plan A) hoặc xây dựng góc chỉ dành cho tin vui. Không tụ tập nói xấu người khác trong công ty. Luôn nhìn ra mặt tích cực mỗi ngày. Cho dù một ngày đầy xui xẻo bạn vẫn có thể tìm ra điều tích cực. Ví dụ: uống một ly nước lạnh khi trời đang nóng nực, bác bảo vệ dắt giùm xe cho bạn, trời mưa bạn không phải tưới cây,…

    Chăm sóc bản thân và yêu bản thân mình không phải là ích kỉ. Khi bạn thấy bản thân bị tiêu cực, nếu từ tác nhân bên ngoài thì bạn nên tránh khỏi tác nhân đó. Nếu từ bên trong thì bạn hãy sử dụng phương pháp ABRA để đẩy nó ra bên ngoài.

    Mục đích của việc diệt ANT là giúp cho bộ não của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Nó giúp bạn không bị trì hoãn. Giúp bản thân bạn có tầm nhìn rõ hơn về mục tiêu của mình, và tiếp tục tiến tới mục tiêu đó. Người thành công là người luôn hướng đến mục tiêu và không dừng bước. Khi họ đạt được mục tiêu thì họ sẽ tự tạo cho mình một mục tiêu mới cao hơn, tốt hơn để tiếp tục phát triển (tư duy mở).

    Hits: 2

    Bạn có tin:chó cũng bị trầm cảm?

    Trầm cảm chó

    Chó được coi là người bạn động vật tốt nhất của con người, chúng luôn ở bên cạnh an ủi bạn bất cứ lúc vui hay lúc buồn. Cảm giác của bạn có thể được vỗ về bởi những con vật này, nhưng bạn có thể đáp lại sự quan tâm này không, bạn có biết lúc nào những con chó đang buồn hay thất vọng không?
    Từ trước đến giờ, con người có thể đã nói nhiều về sức khỏe thể chất của những con vật nhưng sức khỏe tinh thần của chó không thực sự được để ý. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ nhà thần kinh học Gregory Berns của Đại học Emory phát hiện, cho cũng có cảm xúc như con người và những cảm biến của chúng nằm trong não giống con người.
    Mặc dù chó thường không trải qua cảm giác kiểu như trầm cảm lâm sàng ở người, nhưng chúng cũng có thể trải qua những nỗi buồn nhất định. Vậy làm thế nào để con người giúp chúng cảm thấy tốt hơn? Các bác sĩ thú y đã cho biết những triệu chứng khi một con chó đang trải qua vấn đề về sức khỏe tâm thần, cách con người có thể giúp chúng thoát khỏi nó.

    Tại sao sức khỏe tinh thần của chó lại quan trọng?

    Sức khỏe tinh thần đóng một vai trò rất lớn đối với cuộc sống loài chó. Việc trải qua cảm giác trầm cảm hoặc lo lắng có thể gây hại cho sức khỏe tổng thể của chúng cũng như chính bạn, gây ra những lo ngại về an toàn cho người khác, cũng như những vật nuôi khác xung quanh con vật cưng của bạn. Những con chó bình thường nếu gặp khó khăn về sức khỏe tinh thần có thể dẫn đến hành vi phá phách, phản ứng và sợ hãi và cần được giúp đỡ.

    Làm sao để biết con chó của bạn đang có vấn đề?

    Các dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần ở chó tương tự như ở người một cách đáng ngạc nhiên. Giống như khi chúng ta bị trầm cảm, chó sẽ thể hiện những thay đổi trong hành vi.
    Một chú chó từng có cuộc sống rất vui tươi và năng động bỗng trở nên lạnh lùng, không quan tâm mọi thứ xung quanh, thu mình hoặc kém hoạt động. Ngoài ra, chúng có thể có những thay đổi trong thói quen ăn uống và giấc ngủ.

    Những lý do chính khiến chó bị căng thẳng, trầm cảm

    Nguyên nhân chính gây ra căng thẳng ở chó là do thiếu tập thể dục, thiếu sự kích thích và huấn luyện, cũng như không có lối thoát cho năng lượng và thiếu hòa nhập xã hội. Bác sĩ thú y khuyên rằng, chó con nên được tiếp xúc với những con chó khác, con người, tiếng ồn và môi trường khác nhau.
    Bên cạnh đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong thói quen hàng ngày bình thường của chó cũng có thể khiến chúng bị căng thẳng và trầm cảm. Chẳng hạn như các sự kiện xảy ra trong gia đình, như chuyển đến nhà mới, vật nuôi mới hoặc người mới gia nhập gia đình, một thành viên trong gia đình (có thể là động vật hoặc người) mới mất, người chủ thay đổi lịch trình làm việc, đều có thể gây ra những trầm cảm và lo lắng ở vật nuôi.

    Làm cách nào để cải thiện sức khỏe tinh thần của loài chó?

    Hầu hết vật nuôi sẽ trở lại sau những cơn trầm cảm hoặc lo lắng trong vòng vài ngày hoặc vài tuần mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, trong khi những con khác có thể cần sự giúp đỡ từ chủ nhân. Bạn nên thực hiện nhiều hơn một chút đối với các hoạt động thường ngày mà chú chó của bạn thích làm, như bế hoặc đi bơi, hãy tăng tường tập thể dục, đi dạo ngoài trời với chú chó.
    Bác sĩ thú y cũng khuyên bạn nên củng cố các hành vi tích cực, khen thưởng những hành động tốt bằng đồ ăn vặt, thực phẩm hoặc chất bổ sung. Đồng thời, việc giao lưu với những vật nuôi khác ở gần đó cũng giúp ích cho chú chó đang có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là những con vật đang đau buồn vì thương tiếc một người bạn đồng hành đã mất. Chơi với những con chó khác là cách tốt để giúp con chó của bạn tập thể dục và quên đi những lo lắng hiện tại của chúng.
    Sức khỏe thần của chó chủ yếu liên quan đến việc tập thể dục, bồi bổ sức khỏe thể chất và giao tiếp. Các khóa học luyện tập sự nhanh nhẹn và đi bộ là rất quan trọng, ngay cả khi bạn đang có một khoảng sân rộng. Đi dạo là sự kích thích tinh thần tốt hơn khi ở nhà.
    Ngoài ra, hãy làm giàu kiến thức cho những chú chó, kích thích não bộ bằng các câu đố và trò chơi, chẳng hạn như giấu đồ ăn vặt và đồ chơi xung quanh nhà hoặc sân và thách thức con chó tìm nó và lấy đồ vật đó.

    Người nuôi chó nên tránh làm gì?

    Chó là loài vật rất biết đồng cảm và có thể tiếp nhận cảm xúc của con người khá nhanh, cho nên bạn nên tránh thể hiện cảm xúc của chính mình lên thú cưng. Một nghiên cứu năm 2019 được thực hiện bởi các nhà khoa học ở Thụy Điển, xem xét nồng độ hormone gây căng thẳng lâu dài ở người và vật nuôi của họ, phát hiện ra rằng những con chó có mức độ căng thẳng tương tự như chủ của chúng.
    Chó có xu hướng đón nhận những cảm giác tiêu cực mà chủ nhân của chúng gây ra, có thể biểu hiện như trầm cảm và chán ăn. Chúng rất nhạy cảm với cảm giác lo lắng và tức giận nữa.
    Trên thực tế có thể bạn đã luôn dành tình yêu thương cho thú cưng của mình, nhưng nếu bạn đang lo lắng cho sức khỏe tinh thần của những chú chó và đang chứng kiến những hành vi đáng lo ngại, bạn nên để cho chú chó của mình một khoảng lặng. Có nghĩa là nên tránh dùng sự quan tâm và đối xử quá mức với thú cưng đang hờn dỗi, nếu bạn càng đến gần, chó có sẽ nghĩ rằng bạn đang khuyến khích và khen thưởng hành vi đó.

    Lúc nào bạn nên đến gặp chuyên gia hoặc bác sĩ thú y

    Các vấn đề về sức khỏe tinh thần của loài chó sẽ trở nên khó điều trị hơn nếu bị bỏ qua quá lâu. Nếu thú cưng của bạn không thể khỏi trầm cảm hoặc lo lắng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với chuyên gia hành vi hoặc bác sĩ thú y..
    Các bác sĩ thú y có thể kê đơn các loại thuốc có thể giúp thú cưng của bạn vượt qua các vấn đề sức khỏe tâm thần và cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng. Điều quan trọng là phải khám thú y cho những con chó này, đồng thời có thể thực hiện một số xét nghiệm máu trước để loại trừ bất kỳ vấn đề sức khỏe y tế nghiêm trọng nào.

    Hits: 3

    3 Meditations To Help You Stay Grounded

    Try these three meditations to support you and help you stay grounded amid stress and anxiety

    One of the things that we often begin to discover, with a little bit of mindfulness practice under our belt, is that thoughts and emotions—including the stressful ones—are not the core of who we are. They’re not you. Through resting our attention on the breath or another sense anchor and simply being present with that, we get the hang of allowing each sensation of worry, anticipation, impatience, and so on to pop into our awareness, and fade back out on its own time—without mentally grabbing on to it, believing it, or starting a fight with it.

    Finding our balance when sticky thoughts and fiery emotions arise is not always easy, and it doesn’t happen overnight. Regular practice over time is what’s needed: After all, you are helping your brain to rewire itself. In essence, practicing mindfulness is a process of learning to trust and stay with feelings of discomfort rather than trying to escape from or analyze them. This often leads to a remarkable shift; time and again your feelings will show you everything you need to know about them—and something you need to know for your own well-being.

    Try these three meditations to support you and help you stay grounded amid stress and anxiety:

    1. Let your thoughts float by. This guided practice helps you become aware of how your mind is not a static thing, but is constantly changing. Practicing awareness of the mind helps break our addiction to the contents of our mind.

    2. Create space around big emotions. As you inhale and exhale with this 7-minute practice, allow all your emotions to be there, without having to fix them. You can even say to yourself on your outbreath. It’s OK to feel this, whatever it is, it’s already here.

    3. Soften up feelings of judgment. We often don’t realize how much we’re judging others (and ourselves), every minute of every day—that is, until we attempt to stop doing it. The more we practice sitting with our whole selves nonjudgmentally (the good, bad, beautiful, and painful), the better we get at opening ourselves up to every kind of moment with discernment and acceptance.

    Hits: 3

    LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGỪNG LO LẮNG?

    Cách 1: Nhấn nút tạm dừng những suy nghĩ lo lắng

    Nếu bạn lo lắng quá mức, nó có vẻ như những suy nghĩ tiêu cực đang chạy qua đầu bạn lặp đi lặp lại vô tận. Bạn có thể cảm thấy như bạn đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát, phát điên, hoặc sắp bùng cháy với tất cả sự lo lắng này. Nhưng có những bước bạn có thể thực hiện ngay bây giờ để nhấn nút tạm dừng những suy nghĩ lo lắng và cho mình một khoảng thời gian thoát khỏi lo lắng.

    Hãy đứng dậy và di chuyển: Tập thể dục là một phương pháp điều trị chống lo âu tự nhiên và hiệu quả vì việc tập luyện sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin, một chất dẫn truyền thần kinh làm giảm căng thẳng và lo lắng, tăng cường năng lượng và tăng cường cảm giác hạnh phúc của bạn. Quan trọng hơn, bằng cách thực sự tập trung vào cảm giác cơ thể khi bạn di chuyển, bạn có thể làm gián đoạn những suy nghĩ lo lắng đang liên tục chạy qua đầu bạn. Có thể chú ý đến cảm giác bàn chân của bạn tiếp đất khi đi bộ, chạy bộ, khiêu vũ hoặc nhịp thở của bạn hoặc cảm giác ánh nắng mặt trời hay làn gió trên da của bạn.

    Tham gia lớp tập Yoga hoặc Thái cực quyền: Bằng cách tập trung tâm trí vào chuyển động và hơi thở của bạn, tập Yoga và thái cực quyền giúp bạn chú ý vào thực tại, giúp bạn giải tỏa đầu óc và thư giãn.

    Thiền: Thiền hoạt động theo nguyên lý chuyển sự tập trung của bạn khỏi những lo lắng về tương lai hoặc quá khứ và hướng sự tập trung vào những gì đang xảy ra ở hiện tại. Bằng cách tập trung vào hiện tại, bạn có thể làm gián đoạn vòng lặp vô tận của những suy nghĩ lo lắng tiêu cực. Lưu ý rằng, bạn không cần phải ngồi khoanh chân, thắp nến sáng hoặc thắp nhang hoặc tụng kinh. Đơn gian chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh, thoải mái và chọn một trong số các ứng dụng miễn phí hoặc ít tiến trên điện thoại có thể hướng dẫn bạn quá trình tập thiền.

    Thực hành thư giãn cơ liên tục: Điều này giúp bạn phá vỡ vòng lặp vô tận của suy nghĩ lo lắng tiêu cực bằng cách tập trung tâm trí vào cơ thể thay vì suy nghĩ của bạn. Bạn thả lỏng cơ trên toàn bộ cơ thể, bằng cách luôn phiên căng các nhóm cơ và sau đó lần lượt thả lỏng các nhóm cơ khác nhau trên cơ thể của bạn. Và khi cơ thể bạn được thư giãn, tâm trí của bạn sẽ được thư giãn.

    Hít thở sâu: Khi bạn lo lắng, bạn trở nên lo sợ và thở nhanh, thường điều này dẫn đến lo âu nhiều hơn. Nhưng bằng cách thực hành bài tập hít thở sâu, bạn có thể giữ được sự bình tĩnh trong tâm trí và làm dịu đi những suy nghĩ tiêu cực.

    Cách 2: Nói về những lo lắng của bạn

    Đây có vẻ như một giải pháp đơn giản nhưng nói chuyện trực tiếp với bạn bè hoặc các thành viên đáng tin cậy trong gia đình – những người sẽ lắng nghe bạn mà không phán xét, chỉ trích – là một trong những cách hiệu quả nhất để làm dịu hệ thống thần kinh và phân tán sự lo âu.

    Giữ lại những lo lắng cho chính mình chỉ càng khiến những lo lắng ấy bị tích tụ lại cho đến khi bạn bị chúng nhấn chìm. Nhưng nói những lo lắng đó ra giúp bạn hiểu được những gì bạn đang cảm nhận và hiểu rõ vấn đề hơn. Nếu những nỗi sợ hãi của bạn là không chính đáng, việc nói ra có thể giúp chúng ta nhận ra rằng những lo lắng ấy là không cần thiết. Và nếu nỗi sợ của bạn hợp lý, sự chia sẻ với người khác có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp mà một mình bạn không thể nghĩ ra. 

    Cách 3: Thực hành chánh niệm (Mindfulness)

    Lo lắng thường xuất hiện khi bạn tập trung vào tương lai – những thứ có thể xảy ra/những gì bạn sẽ làm về nó hoặc lo lắng xuất hiện khi bạn tập trung về quá khứ – về những điều bạn đã nói hoặc đã thực hiện. Thực hành chánh niệm thời gian dài có thể giúp bạn thoát khỏi những lo lắng của bạn bằng cách tập trung sự chú ý của bạn trở lại thực tại. Chiến lược này dựa trên việc quan sát những lo lắng của bạn và để những suy nghĩ ấy tự trôi qua. Điều này giúp bạn xác định được những suy nghĩ của bạn đang gây ra vấn đề ở đâu và liên hệ, kết nối với cảm xúc của bạn.

    Nhận biết và quan sát những lo lắng của bạn: Đừng cố lờ đi, chiến đấu, hoặc kiểm soát những suy nghĩ lo lắng như bạn thường làm. Thay vào đó, chỉ cần quan sát chúng như thể từ góc nhìn của người ngoài cuộc mà không phản ứng hay phán xét những suy nghĩ đó. 

    Hãy để lo lắng của bạn trôi đi: Lưu ý rằng khi bạn không cố gắng kiểm soát những suy nghĩ lo lắng xuất hiên, chúng sẽ sớm trôi qua, giống như những đám mây di chuyển trên bầu trời.

    Hãy tập trung vào hiện tại: Tập trung vào cách cơ thể bạn cảm nhận, nhịp thở của bạn, những cảm xúc luôn thay đổi của bạn. và những suy nghĩ trôi dạt trong tâm trí của bạn. Nếu bạn thấy mình bị mắc kẹt với một suy nghĩ cụ thể nào đó, hãy mang sự chú ý của bạn trở lại hiện tại.

    Lặp lại hằng ngày: Sử dụng chánh niệm để tập trung vào hiện tại là một khái niệm đơn giản, nhưng phải thực hành thường xuyên để thu được những lợi ích. Lúc đầu, có thể bạn sẽ thấy rằng tâm trí của bạn tiếp tục quay trở lại với những suy nghĩ lo lắng. Cố gắng đừng nản chí. Mỗi lần bạn tập trung trở lại hiện tại là bạn đang củng cố thói quen tinh thần mới và điều đó sẽ giúp bạn thoái khỏi chu kỳ lo lắng tiêu cực. [7]

    Cách 4: Phân biệt giữa lo lắng có thể giải quyết và không thể giải quyết?

    Giải quyết vấn đề bao gồm việc đánh giá một tình huống, đưa ra các bước cụ thể để giải quyết tinfh huống đó và sau đó đưa vào kế hoạch hành động. Lo lắng nhiều khi không giúp chúng ta giải quyết vấn đề. Cho dù bạn dành bao nhiêu thời gian lo lắng về những trường hợp xấu nhất đi chăng nữa, bạn cũng không cảm thấy sẵn sàng hơn để đối phó với chúng nếu chúng thực sự xảy ra.

    Lo lắng của bạn có giải quyết được không?

    Những lo lắng có thể giải quyết được là những điều bạn có thể hành động ngay lập tức. Ví dụ như nếu bạn lo lắng về các hóa đơn của mình, bạn có thể gọi điện cho người chủ nợ của mình để xem xét các phương án thanh toán linh hoạt. Những lo lắng không thể giải quyết là những lo lắng mà chúng ta không thể có những hành động xử lý ngay lập tức. Ví dụ như “Nếu một ngày nào đó tôi bị ung thư thì sao?” hoặc “Nếu con tôi bị tai nạn thì sao?”

    Nếu lo lắng có thể giải quyết được, hãy bắt đầu động não. Lập danh sách tất cả các giải pháp bạn có thể nghĩ đến. Cố gắng không quá yêu cầu cao về một giải pháp hoàn hảo. Tập trung vào những thứ bạn có khả năng thay đổi thay vì cố gắng thay đổi những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Sau khi đã đánh giá được các phương án của mình, hãy lập một kế hoạch hành động. Một khi bạn đã có kế hoạch và bắt đầu làm một cái gì đó về vấn đề này, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng.

    Nếu lo lắng không thể giải quyết được, hãy chấp nhận sự không chắc chắn. Nếu bạn là một người lo lắng mãn tính, phần lớn những suy nghĩ lo lắng của bạn có thể rơi vào loại này. Lo lắng thường là cách để chúng ta cố gắng dự đoán tương lai – một cách để phòng ngừa những bất ngờ khó chịu và kiểm soát được những thứ sẽ diễn ra. Tuy nhiên, việc này không có tác dụng. Suy nghĩ về tất cả những điều có thể xảy ra không làm cho cuộc sống dễ dự đoán hơn. Tập trung vào các tình huống xấu nhất chỉ ngăn cản việc hưởng thụ những điều tốt đẹp mà bạn có trong hiện tại. Để ngừng lo lắng, hãy giải quyết nhu cầu muốn có được những câu trả lời chắc chắn và ngay lập tức của bạn.

    • Bạn có thường dự đoán những điều xấu sẽ xảy ra chỉ vì chúng ta không chắc chắn rằng chúng sẽ xảy ra hay không? Khả năng xảy ra là bao nhiêu?
    • Biết rằng khả năng xảy ra là rất thấp, liệu chúng ta có thể chung sống với phần trăm rất nhỏ rằng điều tiêu cực đó có thể xảy ra?
    • Hỏi bạn bè và gia đình của bạn cách họ đối phó với sự không chắc chắn trong các tình huống cụ thể. Bạn có thể làm tương tự?
    • Điều chỉnh cảm xúc của bạn. Lo lắng về sự không chắc chắn thường là một cách để tránh những cảm xúc khó chịu. Nhưng bằng cách điều chỉnh cảm xúc của bạn, bạn có thể bắt đầu chấp nhận cảm xúc của mình, ngay cả nhưng cảm giác không thoải mái hoặc không có ý nghĩa. 

    Hits: 11

    Nguyên Nhân Thực Sự Gây Ra Trầm Cảm?

    Trầm Cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới tính nào. Nó không chừa một ai. Nhưng nguyên nhân trầm cảm không phải lúc nào cũng được biết đến một cách rõ ràng, nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng có nhiều nguyên nhân trầm cảm và không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được nó.

    Hits: 3