TIẾNG NÓI CHỈ TRÍCH BÊN TRONG BẠN
CÁCH CÂN BẰNG SỰ CHỈ TRÍCH BÊN TRONG BẠN
Trong mỗi chúng ta luôn có 2 tiếng nói bên trong song song cùng tồn tại và bổ trợ cho nhau: tiếng nói nuôi dưỡng và tiếng nói chỉ trích.
Tiếng nói nuôi dưỡng giúp ta hình thành lòng trắc ẩn, thúc đẩy và khích lệ bản thân. Ngược lai, tiếng nói chỉ trích là sự đánh giá, phê bình, đưa ra nhận xét về những việc chúng ta đã làm, từ đó giúp ta nhìn nhận lại mình sai ở đâu và cần điều chỉnh như thế nào cho đúng.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, hầu hết trong con người chúng ta, tiếng nói chỉ trích luôn có “sự lấn át”. Các nhà phê bình thường “quá đà” trong việc đánh giá bản thân, biến những việc không thật sự to lớn trở nên vĩ đại. Việc “nuôi dưỡng” nhỏ bé dưới bóng “chỉ trích” dẫn đến suy giảm tâm trạng, khiến bạn hoài nghi về giá trị bản thân và khả năng phục hồi của bạn.
Dưới đây là một vài phương pháp chính để bạn thiết lập lại sự cân bằng “tiếng nói bên trong bạn”
Hãy quan sát cách “nhà phê bình” hoạt động
Có phải bạn đang gạt bỏ hoặc cố gắng làm giảm thiểu nỗi đau, nhu cầu và quyền chính đáng của mình hay không?
Với bất kỳ chuyện gì xảy ra, bất luận kết quả tốt hay xấu, ngay cả khi sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất không cho phép, bạn luôn có suy nghĩ: “Bất cứ ai cũng có thể làm điều đó mà!”, “Dù sao thì nó cũng chưa hoàn hảo!”, “Tại sao không cố gắng hơn khi điều đó hoàn toàn khả dĩ?”…
Bằng việc quan sát “sự chỉ trích”, bạn biết thiên hướng nó hoạt động để có những hành động rõ ràng hơn bảo vệ “sự khích lệ”: “Mình đã rất cố gắng!”, “Dù kết quả chưa đạt 100% nhưng 80% cũng đã là một con số lớn, kết quả đó xứng đáng với công sức mình bỏ ra”,…

Hiểu rằng sự tức giận với bản thân không tương xứng
Nó thường xảy ra khi “sự chỉ trích” làm quá lên những việc có phần nhỏ nhặt. Giống như ai đó đang la mắng bạn – tiếng nói bên trong đang chì triết, phán xét, làm bạn xấu hổ với giọng điệu khinh miệt.
Lúc này, trước tiên bạn phải xác định nó là hành vi lên án quá mức: “bạn nên xấu hổ vì bản thân mình!”, “Bạn là một người xấu!”. Sau khi quan sát, bạn gán nhãn cho những tiếng nói đó như “tôi đang tự phê bình”, “nhà phê bình nói nỗi đau của tôi không quan trọng!”. Quán trong suy nghĩ hay tốt nhất là nói ra thành lời, điều đó sẽ có tác dụng rất lớn.
Bạn có thể nghe lời chỉ trích, nhưng bạn không phải người như vậy. Quan sát một cách bình tĩnh giúp tiếng nói chỉ trích bên trong bạn bớt dữ dội và trở nên hợp lý hơn.
Tranh luận chống lại nhà phê bình bên trong bạn
Viết ra những dòng chỉ trích tiêu biểu bên trong bạn (VD: bạn luôn thất bại) và viết 2-3 câu phản bác ý kiến đó. Có thể là 1 số thành công bạn đã đạt được, hay chỉ ra việc thất bại phần lớn phụ thuộc vào ngoại cảnh.
Nói chuyện với bản thân với những lời nói hữu ích: “Lời chỉ trích này có một phần sự thật trong đó, nhưng mọi thứ khác đều bị phóng đại hoặc không đúng sự thật” hoặc “điều này không giúp ích cho tôi ở thời điểm hiện tại, tôi không muốn nghe chúng lúc này”.
Hãy coi lời chỉ trích khi đó như 1 nhân vật phản diện trong phim hoạt hình.
Nhận ra những phẩm chất tốt của bản thân
Bạn có thể nhìn nhận bản thân thông qua lắng kính, goác nhìn của người ngoài đối với bạn, về căn bản là tốt và xứng đáng. Nếu bạn nhận ra tính tốt cơ bản ở một người khác thì điều đó hoàn toàn là lễ đương nhiên đối với bạn, hãy tin và chấp nhận rằng trong mắt mọi người, mình cũng là người tốt đấy chứ!
Hãy công nhận giá trị của bản thân, ngay cả khi chúng không rõ ràng
Tôi biết rằng ai trong chúng ta cũng sẽ có lúc nghĩ rằng: “bản thân thật vô dụng!”, “mình không xứng đáng nhận điều đó” hay “mình không làm được gì cả”… Suy cho cùng thì chẳng phải “sống qua ngày” cũng là một loại năng lực sao? Khi đó giá trị của bản thân nằm ở ý chí không đầu hàng, không khuất phục. Và đó là điều kiện tiên quyết để “làm rõ” giá trị thực sự bạn đạt được.
Hãy để cảm giác tự tin vào giá trị vốn có của bạn lớn lên và lấp đầy tâm trí; cố gắng làm điều này thường xuyên mỗi ngày. Bất kể thăng trầm, thành bại, tình yêu hay mất mát, bạn có thể tìm kiếm sự an ủi và sức mạnh khi biết mình là một người tốt.
Hits: 13